Sốt là một trong những triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm amidan. Điều này không khỏi khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Vậy trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày, có nguy hiểm không? Bài viết ngay sau đây sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ để giải đáp thắc mắc này.
Trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày thì hết?
Viêm amidan là bệnh lý thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Bệnh thường có những triệu chứng phổ biến là đau rát cổ họng, ho có đờm và sốt. Trong đó, sốt do viêm amidan thường trên 38 độ.
Hiện tượng tăng thân nhiệt này chỉ là phản ứng phòng vệ của cơ thể khi bị tác nhân bên ngoài tấn công. Tuy nhiên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, khả năng ăn uống và vận động, học tập của trẻ.
Vậy trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày thì hạ sốt? Vấn đề này tùy thuộc từng trường hợp bệnh cụ thể. Dựa trên yếu tố tác nhân gây bệnh và cấp độ viêm amidan của trẻ thì dấu hiệu và thời gian sốt cũng không giống nhau.
Trường hợp trẻ bị viêm amidan cấp tính
Trong trường hợp trẻ bị viêm amidan cấp tính, dấu hiệu và thời gian sốt như sau:
- Sốt viêm amidan do tác nhân virus: Trẻ sốt cao từ 38 đến 40 độ C. Sốt đột ngột từng cơn, hạ sốt và tái sốt liên tục. Thậm chí có thể uống thuốc hạ sốt vẫn không hạ. Sốt kèm theo chảy nước mũi. Khi soi họng thấy bề mặt amidan xuất hiện đốm đỏ.
- Sốt viêm amidan do tác nhân vi khuẩn: Trẻ sốt với nhiệt độ thấp hơn sốt do virus, chỉ dao động từ 38 đến 38,5 độ C. Tuy nhiên điểm khác biệt là tình trạng sốt kéo dài liên tục không dứt. Khi soi họng thấy amidan xuất hiện đốm trắng, hơi thở có mùi hôi.
- Thời gian sốt do viêm amidan cấp tính trung bình chỉ kéo dài từ 1 đến 4 ngày sẽ khỏi.
- Trẻ có thường trong tình trạng bị rét run, lạnh chân tay và hay rùng mình.
- Bé có dấu hiệu mất nước, có thể từ nhẹ đến nặng với các biểu hiện như: Khô họng, tuyến nước bọt hạn chế tiết nước, trẻ luôn trong tình trạng khát nước. Bên cạnh đó trẻ cũng tiểu ít, nếu tiểu thì nước tiểu có màu sẫm . Trường hợp bị mất nước nặng, bé có thể không hề buồn tiểu.
- Bé luôn trong tình trạng chán ăn, mệt mỏi, đau đầu.
- Bé bị đau rát họng, ho khan, tiếng nói bị khàn.
- Một số trường hợp có thể đau nhói tại vùng tai.
Trường hợp viêm amidan mãn tính
Còn trong trường hợp trẻ bị viêm amidan nặng, đã bước sang giai đoạn mãn tính, thời gian dấu hiệu sốt sẽ như sau:
- Nếu bé bị viêm amidan mãn tính thông thường thì sẽ chỉ sốt nhẹ hoặc không sốt, không rét run và cũng không ớn lạnh như tình trạng cấp tính.
- Nếu bé bị viêm amidan hốc mủ (Có chấm trắng xuất hiện trên bề mặt amidan) thì trẻ có thể bị sốt từ nhẹ đến cao. Đáng chú ý, cơn sốt có thể kéo dài ít nhất 10 ngày.
- Bé thường sốt nhiều vào buổi chiều và đêm.
- Bé có dấu hiệu mệt mỏi, lười vận động, lạnh người, da mặt xanh xao, tái nhợt.
- Cổ họng bé bị đau âm ỉ liên tục không dứt khiến việc nuốt nước bọt và ăn uống vô cùng vướng víu, khó chịu.
- Trẻ cũng có thể bị thay đổi giọng nói do amidan quá to chèn vào đường thở.
- Trẻ bị ho khan liên tục và kéo dài, nhất là vào buổi sáng sớm.
- Miệng trẻ bị khô, ít tiết nước bọt và hơi thở có mùi hôi do hốc mủ ở amidan.
- Trẻ bị ngủ ngáy, thở khò khè.
Như vậy có thể nhận thấy, thời gian trung bình của đa số các cơn sốt do viêm amidan là khoảng từ 1 đến 4 ngày. Trong đó, nếu được chăm sóc tốt, hầu hết các trường hợp sẽ cắt sốt trong ngày thứ 4.
Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách thì cơn sốt có thể kéo dài trên 10 ngày, ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe bé. Thậm chí nhiều trường hợp còn gây biến chứng về sau. Chính vì vậy, tốt nhất phụ huynh nên sớm đưa trẻ tới bệnh viện để nhận được sự tư vấn và có phác đồ điều trị hiệu quả, an toàn nhất.
Trẻ bị sốt do viêm amidan có nguy hiểm không? Khi nào cần đi viện
Cơ thể trẻ thường thường có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém hơn nhiều so với người lớn. Chính vì vậy, khi có tác nhân gây hại xâm nhập và gây sốt, trẻ không kịp phòng vệ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Lúc này thân nhiệt trẻ sẽ tăng nhanh chóng kèm dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi và thở gấp. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc hạ sốt kèm việc chườm ấm, những triệu chứng này có thể được khắc phục.
Tuy nhiên, nếu bố mẹ trẻ chưa có kinh nghiệm hạ sốt cho con sẽ rất nguy hiểm. Biểu hiện sốt nếu không được khắc phục kịp thời sẽ khiến trẻ tăng nhiệt độ đột ngột nhiều lần rất dễ dẫn đến nguy cơ co giật. Đây là một biến chứng thường gặp ở trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra trong trường hợp này đó là trẻ bị thiếu oxy lên não, mất dần ý thức và dễ bị động kinh về sau.
Chính vì vậy, với vấn đề trẻ bị sốt do viêm amidan có nguy hiểm không, điểm mấu chốt là ở cách xử lý hạ sốt của phụ huynh có kịp thời hay không. Nếu kịp sẽ hoàn toàn không nguy hiểm, còn nếu không hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
Vậy bé bị viêm amidan sốt cao cần phải đi viện không? Việc thăm khám bác sĩ không chỉ giúp trẻ được điều trị an toàn mà còn khiến bố mẹ an tâm hơn. Chính vì vậy việc trẻ bị sốt do viêm amidan việc đưa đi bệnh viện là cần thiết, nhất là trong trường hợp:
- Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi bị sốt nhẹ hoặc cao do viêm amidan
- Bé bị sốt nhưng thuốc hạ sốt không mang lại tác dụng.
- Tình trạng sốt ở trẻ kéo dài liên tục trong 3 ngày.
- Bé bị sốt dùng thuốc hạ sốt có hiệu quả nhưng sau đó lại phát sốt lại với nhiệt độ cao trên 39 độ C.
Cách hạ sốt cho trẻ khi bị viêm amidan tại nhà
Khi bé bị sốt do viêm amidan, bố mẹ cũng không nên quá lo lắng. Trước hết hãy xử lý tình huống này bằng cách hạ sốt cho trẻ ngay tại nhà.
Dùng thuốc hạ sốt
Dùng thuốc hạ sốt là cách làm đơn giản và nhanh chóng nhất mà bố mẹ có thể áp dụng cho bé. Tuy nhiên, chỉ khi bé bị sốt cao trên 38,5 độ C thì mới nên dùng.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc với công dụng hạ sốt. Tuy nhiên Paracetamol và Ibuprofen là hai loại thuốc được đánh giá an toàn và hiệu quả nhất cho đối tượng trẻ nhỏ. Cụ thể liều dùng và cách dùng như sau:
Thuốc hạ sốt Paracetamol:
- Liều dùng cho bé khoảng 10mg đến 15mg cho mỗi một kg cân nặng. Chú ý mỗi lần uống cần cách nhau 4 đến 6 tiếng. Đồng thời không dùng thuốc quá 5 lần/ngày và quá 75mg/kg mỗi ngày.
- Bố mẹ có thể sử dụng viên uống, viên sủi, dạng bột pha nước, dạng lỏng và hay thuốc đút đít trong trường hợp bé không thể uống được.
Thuốc hạ sốt Ibuprofen:
- Ibuprofen chỉ được sử dụng khi bé đã trên 6 tháng tuổi. Đồng thời trong trường hợp bé bị dị ứng với paracetamol thì mới được sử dụng loại thuốc này dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Thông thường, liều dùng như sau: Nếu trẻ sốt cao dưới 39,2 độ C dùng 5 mg trên mỗi kg. Nếu bé sốt cao trên 39,2 độ C thì dùng 10mg/ kg cân nặng. Hai trường hợp này mỗi lần uống đều cách nhau khoảng 6 đến 8 tiếng.
- Chú ý, liều dùng tối đa Ibuprofen cho trẻ là 40mg trên mỗi cân nặng và cách nhau trong vòng 4 tiếng.
Việc sử dụng thuốc Tây để hạ sốt cho trẻ nên có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời phụ huynh cũng nên tìm hiểu kỹ về từng loại thuốc hạ sốt để biết rõ cách dùng và tương tác thuốc ra sao. Điều này sẽ hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có cho bé.
Cách hạ sốt không cần dùng thuốc
Cách hạ sốt tại nhà mà không cần dùng thuốc cũng thường được nhiều phụ huynh áp dụng. Đó là các mẹo dân gian được lưu truyền lại từ xa xưa. Tuy nhiên phương pháp này chỉ nên áp dụng khi trẻ sốt dưới 38.5 độ C.
Cụ thể cách làm như sau:
Chườm mát:
- Chuẩn bị 1 đến 2 chiếc khăn mặt sạch, mềm và thấm hút nước tốt.
- Lấy 1 chậu nước mát nhúng khăn vào rồi vắt kiệt nước để chườm tại trán, nách và hai bên bẹn của bé để hạ thân nhiệt. Nhiệt độ mát từ khăn khi áp vào các vị trí này sẽ làm dịu đi cơn sốt của bé.
- Chườm liên tục cho đến khi bé hạ sốt thì ngừng.
- Chú ý không dùng nước lạnh, nhất là nước đá để chườm cho bé bởi như vậy khiến nhiệt độ bé bị thay đổi đột ngột khiến cơn sốt trở nên trầm trọng hơn.
Mẹo hạ sốt với lá tía tô:
- Chuẩn bị 1 nắm tía tô và cối giã hoặc máy xay.
- Lá tía tô rửa sạch để ráo nước sau đó cho vào máy xay hoặc dã nhuyễn sau đó chắt lấy phần nước cốt cho bé uống.
- Thực hiện cách làm này ngày 2 đến 3 lần và liên tục trong nhiều ngày, cơn sốt của bé sẽ nhanh chóng được khắc phục.
- Ngoài ra, mẹ cũng có thể nấu cháo tía tô mỗi ngày cho bé ăn để hạ sốt, giải cảm đều được.
Mẹo với lá ngải cứu:
- Chuẩn bị 1 nắm ngải cứu đem rửa sạch với nước muối pha loãng sau đó để ráo nước.
- Giã nát lá ngải cứu rồi lọc lấy phần nước cốt cho bé cho bé uống ngày 2 lần. Còn phẫn bã thì dùng vải mỏng sạch bọng lại, đắp lên trán cho bé và để nguyên trong khoảng 30 phút.
- Kiên trì thực hiện cho đến khi trẻ hạ sốt.
Ngoài việc chữa trị viêm amidan bằng các mẹo dân gian, thuốc tây y thì bố mẹ có thể dùng các bài thuốc Nam để chữa viêm amidan cho trẻ. Với trường hợp trẻ bị viêm amidan mãn tính, viêm amidan lâu ngày không khỏi, bố mẹ có thể cho con sử dụng bài thuốc nam dưới đây.
Bài 1:
- Thành phần gồm có: 24g thục chi, 16 đảng sâm, 12g sơn giới, 12g sài hồ, 12g châu ma, 10 đương quy, 10g đỗ phụ, 10g kim ngân hoa, 8g hoàng quyết, 8g quốc lão và 8g liên kiều.
- Cách sử dụng: Tất cả rửa sạch rồi bỏ vào ấm cùng 800ml nước. Sắc thuốc cho đến khi nước trong nồi cô đặc còn 200ml nước. Sau đó lọc bỏ bã, lấy nước chia ra làm 3 phần đều nhau uống hết trong ngày.
Bài 2:
- Thành phần gồm có: Địa hoàng 16g; hoài sơn, trọng đài và cỏ xước mỗi vị 12g; dưa trời 10g; sơn thù, như ý thái, đan bì, phục linh bì, tri mẫu và câu kỷ mỗi vị 8g;thêm rẻ quạt 6g.
- Cách dùng thuốc: Lần lượt cho các dược liệu đã được chuẩn bị vào ấm. Đổ thêm 5 bát nước sắc cạn còn 2 bát rồi ngưng. Thuốc sắc thu được chia đều làm 3 phần uống trong ngày khi thuốc còn ấm.
Bài 3:
Nguyên liệu gồm có: Huyền sâm 10gr, ngưu tất 10gr, sơn phù 10gr, hoài sơn 10gr, trạch tả 12gr, thiên hoa phấn 12gr, sinh địa 12gr, phục linh 6gr, tri mẫu 6gr, đan bì 6gr và địa cốt bì 4gr.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các vị thuốc rồi đem sắc với lượng nước vừa đủ, sau đó sử dụng ấm hoặc nồi sắc.
- Đun thuốc cho tới khi vừa sôi thì vặn nhỏ lửa, tiếp tục đun kỹ để cho ngấm đều vị thuốc.
- Đến khi bạn nhận thấy màu nước đã sắc lại, thuốc có mùi thơm đậm mùi thì tắt bếp.
- Chia thuốc uống thành 3 lần trên ngày, uống hết trong ngày không để lại hôm sau, nên uống khi thuốc còn ấm.
- Sử dụng mỗi ngày một thang thuốc và liên tục theo liệu trình.
Chăm sóc trẻ bị viêm amidan và sốt đúng cách
Cách chăm sóc hạ sốt cho trẻ khi bé bị viêm amidan cũng quan trọng không kém điều trị chuyên khoa. Trẻ có thể tự khỏi bệnh nếu cơ thể bé có hệ đề kháng khỏe mạnh. Cụ thể, dưới đây là một số hướng dẫn cho phụ huynh chăm bé bị sốt do viêm amidan tại nhà:
- Cha mẹ cần theo dõi thân nhiệt của bé mỗi 1h/lần để phát hiện những dấu hiệu bất thường phòng trường hợp bé sốt quá cao
- Nếu như trẻ bị ho, bị sưng đau họng nghiêm trọng thì có thể cho trẻ ngậm thảo dược hoặc thuốc giảm đau để giảm bớt cảm giác khó chịu cho bé.
- Thường xuyên làm sạch mủ bằng nước muối sinh lý đối với trường hợp trẻ bị viêm amidan hốc mủ, tuyệt đối không dùng tay bẩn đưa vào miệng bé.
- Cho trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ và súc miệng nước muối mỗi ngày để ức chế sự phát triển của ổ viêm tại amidan.
- Cho bé uống đủ nước ấm, nếu bé vẫn còn bú mẹ nên tăng cường lượng sữa mẹ để tăng đề kháng cho bé.
- Đối với trẻ ăn dặm, phụ huynh cần bổ sung dưỡng chất và vitamin, các chất đạm, chất sắt, protein, cùng các khoáng chất, chất xơ,… để bé tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng.
- Sử dụng nước ấm lau người cho bé khi thân nhiệt bé tăng cao, mặc quần áo thoáng mát để nhiệt bốc hơi, tránh ủ kín bé.
- Nên để trẻ nằm nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, tránh nằm phòng điều hòa quá lạnh hay để bầu không khí nóng bức, bí bách.
- Hạn chế đưa trẻ đến khu vực khói bụi, đeo khẩu trang kỹ càng cho bé khi ra đường.
- Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm đau, hạ sốt sau khi đưa trẻ thăm khám dưới chỉ định của bác sĩ
- Không tự ý sử dụng thuốc chữa ho, thuốc viêm họng hay các loại thuốc sủi tăng cường đề kháng cho trẻ. Tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc aspirin nếu bé chưa đủ 15 tuổi.
Những thông tin vừa rồi đã phần nào giúp phụ huynh giải đáp thắc mắc: Trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày và cách hạ sốt tại nhà hiệu quả. Tuy nhiên bài biết này chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu con bạn bị sốt do viêm amidan, tốt nhất hãy thực hiện biện pháp hạ sốt cơ bản tại nhà sau đó đưa tới bệnh viện để có thể nhận được sự chăm sóc và điều trị tốt nhất.
ĐỪNG BỎ QUA: