Thoái hóa khớp gối là chứng bệnh phổ biến và là nỗi lo chung của hàng triệu người. Rất nhiều người thắc mắc thoái hóa khớp gối có chữa được không. Thực tế, điều trị thoái hóa khớp gối cần nhiều thời gian và phụ thuộc vào giai đoạn, mức độ tiến triển bệnh.
Thoái hóa khớp gối có chữa được không?
Tìm hiểu chung về thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là một dạng tổn thương tại khớp gối, làm suy giảm chức năng đầu sụn khớp gối. Thương tổn này khiến cho phần sụn đệm giữa 2 đầu xương bị hư hỏng, bào mòn, kèm theo đó là tình trạng sút giảm lượng dịch nhầy sụn khớp, gây viêm và đau nhức.
Căn bệnh thoái hóa khớp gối xuất phát từ nhân tố tự nhiên của hệ cơ xương khớp nên gần như không thể tránh khỏi. Đây là căn bệnh mà bất cứ ai cũng có nguy cơ phải đối mặt. Tuy nhiên, tùy vào đặc điểm vận động, cân nặng, thói quen làm việc, chế độ dinh dưỡng của mỗi người mà thời điểm phát bệnh và mức độ tiến triển bệnh sẽ khác nhau.
Thoái hóa khớp gối có chữa dứt điểm được không?
Các bác sĩ khẳng định, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có biện pháp để điều trị dứt điểm căn bệnh này. Bởi vì thoái hóa khớp gối liên quan đến quá trình lão hóa tự nhiên của xương khớp. Tuy không thể chữa dứt điểm, nhưng các phương pháp hiện nay có thể làm giảm triệu chứng đau, hỗ trợ phục hồi sụn khớp, giảm thiểu các triệu chứng tiêu cực của bệnh và làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Từ đó hạn chế tổn thương do bệnh thoái hóa khớp gối gây ra.
Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?
Có nhiều trường hợp chủ quan không điều trị bệnh thoái hóa khớp gối phải đối mặt với nhiều vấn đề, đặc biệt là những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số khó khăn người bệnh phải chịu:
- Thường xuyên gặp phải tình trạng đau nhức, có thể là đau âm ỉ hoặc đột ngột. Tình trạng đau nhức ngày một nghiêm trọng.
- Đau nhức, cứng khớp khiến việc đi lại rất khó khăn.
- Lâu ngày không điều trị sẽ dẫn đến cứng khớp, teo cơ
- Nghiêm trọng hơn có thể gây biến dạng khớp, cong vẹo chi dưới.
- Gây ra chứng vôi hóa sụn khớp
- Thoái hóa khớp gối gây liệt chi dưới, tàn phế, người bệnh phải sử dụng xe lăn mới di chuyển được.
Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến
Dùng thuốc
Tùy vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc có tác dụng đẩy lùi và ngăn chặn tình trạng đau nhức xương khớp. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, thuốc tái tạo sụn khớp, thuốc kháng viêm.
Áp dụng vật lý trị liệu
Đây là phương pháp phổ biến nhằm ngăn ngừa tình trạng co cứng khớp, giúp thư giãn và giảm áp lực lên khớp gối. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp một số bài luyện tập thể thao tại nhà, như: đi bộ, bơi lội, yoga,… để giúp cơ thể khỏe mạnh, xương khớp dẻo dai hơn.
Giảm cân
Trọng lượng của cơ thể trực tiếp tạo áp lực lên khớp gối, khiến tình trạng thoái hóa trở nên trầm trọng hơn. Hơn nữa, chất béo trong cơ thể cũng góp phần đẩy nhanh quá trình thoái hóa. Vì vậy, một chế độ ăn uống hợp lý, đủ dinh dưỡng và duy trì cân nặng tiêu chuẩn là điều cần thiết.
Phẫu thuật khớp gối
Nếu người bệnh mắc thoái hóa khớp gối ở giai đoạn quá nặng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo. Tuy nhiên, đây là phương pháp tốn nhiều chi phí, đòi hỏi kỹ thuật hiện đại và tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm nên không được khuyến khích thực hiện.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã giải đáp được thắc mắc bệnh thoái hóa khớp gối có chữa được không. Dù như thế nào thì việc điều trị thoái hóa khớp gối vẫn là cần thiết để đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn. Hãy tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ để có giải pháp tốt nhất cho bản thân.