Trẻ Bị Dị Ứng Thời Tiết Và Cách Xử Lý Nhanh Cha Mẹ Nên Biết [ĐỪNG BỎ LỠ]

Trẻ bị dị ứng thời tiết do có làn da quá nhạy cảm và hệ miễn dịch còn yếu. Tình trạng này không nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần sớm phát hiện và chăm sóc trẻ đúng cách để ngăn ngừa những rủi ro ngoại ý phát sinh.

Nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng thời tiết

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh dị ứng thời tiết hình thành và phát triển trên cơ thể của trẻ nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ yếu, chưa phát triển đầy đủ. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh dị ứng thời tiết xuất hiện.

Sự thay đổi một cách đột ngột và bất thường của các yếu tố thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, gió… khiến cho cơ thể của trẻ không có đủ khả năng thích nghi kịp thời. Lúc này, hệ miễn dịch sẽ tăng cường phóng thích kháng thể IgE để đối kháng lại những yếu tố kích thích.

Khi nồng độ kháng thể IgE vượt quá mức cho phép thì sẽ thúc đẩy các tế bào mast giải phóng nhiều histamine hơn. Từ đó làm phát sinh những triệu chứng lâm sàng, nhất là biểu hiện trên da.

Tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh thường dễ bùng phát khi có các yếu tố thuận lợi như:

  • Sự thay đổi nhiệt độ quá đột ngột, kể cả nóng chuyển lạnh hay lạnh chuyển nóng.
  • Độ ẩm giảm xuống mức quá thấp làm cho da bị mất nước, khô ráp, bong tróc và trở nên nhạy cảm hơn.
  • Trong không khí xuất hiện dị nguyên như nấm mốc, phấn hoa, mạt bụi hay lông động vật.
  • Nhiệt độ nóng, độ ẩm cao làm da đổ quá nhiều mồ hôi, rỗng lỗ chân lông. Điều này tạo cơ hội thuận lợi cho các tác nhân gây hại tấn công da trẻ.

Dấu hiệu nhận biết dị ứng thời tiết ở trẻ em

Ở trẻ em, tình trạng dị ứng thời tiết có thể gây ra cả tổn thương trên da đi kèm với nhiều triệu chứng toàn thân. Do thể trạng và hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên các triệu chứng thường có xu hướng khởi phát đột ngột. Đồng thời tốc độ lan tỏa cũng sẽ rất nhanh chóng.

Dưới đây là một số triệu chứng giúp nhận biết bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em:

  • Da của trẻ có dấu hiệu bị châm chích và hơi đỏ lên. Sau đó sẽ dẫn xuất hiện các sẩn ngứa nhỏ, có thể mọc khu trú hoặc lan tỏa.
  • Tổn thương trên da đôi khi còn khiến cho các vùng da xung quanh bị đỏ lên, viêm nhẹ. Đi kèm với đó là cảm giác nóng rát rất khó chịu.
  • Tổn thương da thường xuất hiện đầu tiên ở mặt, cổ, ngực và tay chân. Sau đó sẽ dần lan tỏa trên phạm vi rộng. Rất nhiều trường hợp còn lây lan ra toàn thân.
  • Các mẩn đỏ trên da thường sẽ gây ngứa ngáy từ âm ỉ cho đến dữ dội. Mức độ ngứa sẽ được nhân lên khi có các phản ứng ma sát, cào gãi, cà xát…
  • Mức độ phản ứng quá mức của các mao mạch trên da trong nhiều trường hợp còn khiến cho trẻ bị sốt nhẹ.
  • Tổn thương da còn đi kèm với nhiều triệu chứng hô hấp khác. Điển hình như chảy nước mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi, ho, đau họng…
  • Một số trẻ còn có thể bị mệt mỏi, bỏ ăn, tiêu chảy, quấy khóc…

Cách xử lý an toàn khi trẻ bị dị ứng thời tiết

Lựa chọn cách điều trị dị ứng thời tiết cho trẻ nhỏ cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể. Nếu trẻ bị nhẹ thì có thể áp dụng các biện pháp cải thiện và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu trẻ gặp các triệu chứng nặng nề hay có dấu hiệu bùng phát cơn hen thì việc thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn từ bác sĩ là rất cần thiết.

Dưới đây là một số giải pháp điều trị dị ứng thời tiết ở trẻ em:

Các biện pháp chăm sóc tại nhà

Một số trường hợp trẻ chỉ bị dị ứng thời tiết nhẹ. Lúc này, tổn thương da thường khu trú và đi kèm với các triệu chứng hô hấp như nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho… Bạn có thể áp dụng giải pháp chăm sóc và cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà cho trẻ.

Các giải pháp chăm sóc và điều trị dị ứng thời tiết cho trẻ tại nhà, bao gồm:

  • Dùng nước mát tắm cho trẻ, kết hợp với việc thường xuyên vệ sinh mũi và súc miệng. Cách này giúp làm dịu da và niêm mạc hô hấp, đồng thời loại bỏ các dị nguyên.
  • Nếu trẻ bị dị ứng thời tiết nóng thì mẹ cần tắm cho bé khoảng 2 lần/ ngày nhằm giảm mồ hôi và hạ thân nhiệt. Đồng thời cho trẻ mặc quần áo thông thoáng, rộng rãi để làm giảm ma sát cũng như kích ứng lên da.
  • Trong trường hợp trẻ bị dị ứng thời tiết lạnh thì cần chú ý giữ ấm cho trẻ. Cùng với đó cần tránh để trẻ di chuyển hay vui chơi ngoài trời.
  • Vào những ngày trời có nhiều gió thì nên chú ý đóng cửa sổ. Điều này sẽ giúp trẻ hạn chế tình trạng tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên.
  • Cắt gọn móng tay cho trẻ, đồng thời nhắc nhở trẻ không được cào gãi hay chà xát lên các vùng da bị tổn thương.
  • Cần cho trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Đồng thời chú ý bổ sung các thực phẩm lành mạnh để có thể tăng cường miễn dịch và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Cha mẹ cần căn cứ vào từng triệu chứng mà trẻ gặp phải để cân nhắc cho trẻ áp dụng một số mẹo tự nhiên hỗ trợ thêm. Điển hình như uống trà gừng, trà mật ong ấm, ngâm bột yến mạch, tắm lá bạc hà… Các mẹo tự nhiên đơn giản này sẽ giúp làm giảm ho, đau họng và thúc đẩy tổn thương da chóng lành.

Thăm khám và dùng thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ

Với trường hợp bệnh nặng thì các mẹo chăm sóc và điều trị tại nhà sẽ không có khả năng đáp ứng tốt. Đặc biệt là khi dị ứng thời tiết làm bùng phát tổn thương da lan rộng đi kèm với các triệu chứng toàn thân nghiêm trọng.

Hãy sớm đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, xác định mức độ bệnh cùng các tình trạng sức khỏe liên quan. Từ đó, đưa ra phác đồ điều trị đúng cách cho từng trường hợp cụ thể.

Sử dụng thuốc Tây y điều trị dị ứng thời tiết ở trẻ

Việc dùng thuốc dị ứng thời tiết cho trẻ sơ sinh thường không được khuyến khích bởi tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên, trong các trường hợp cần thiết, một số thuốc sau vẫn có thể được cân nhắc chỉ định:

  • Thuốc mỡ nhẹ: Các loại thuốc mỡ nhẹ hoặc Lanolim có thể sẽ được bác sĩ chỉ định dùng ở trẻ sơ sinh. Tần suất được khuyến cáo thường là bôi trực tiếp lên vùng da tổn thương do dị ứng thời tiết 1 – 2 lần/ngày.
  • Chất làm mềm da hay các loại kem dưỡng ẩm: Có tác dụng làm dịu da, đồng thời giúp giảm viêm và ngứa ngáy. Với trẻ sơ sinh, các sản phẩm có chứa thành phần dịu nhẹ như Eucerin, Cerave, Cetaphil, A-derma, Vaseline… được cho là tương đối an toàn.
  • Thuốc kháng Histamine H1: Chỉ được dùng trong những trường hợp thật sự cần thiết. Các thuốc thế hệ 2 như Promethazin hydroclorid, Clorpheniramin melead hay Loratadin được nhận định là an toàn hơn với trẻ sơ sinh.
  • Thuốc bôi có chứa corticoid: Mặc dù dễ gây ra tác dụng phụ nhưng trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ vẫn có thể cân nhắc chỉ định cho trẻ sơ sinh. Thuốc này có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Nhờ đó có thể hỗ trợ tốt cho quá trình làm lành tổn thương da.
  • Thuốc Epinephrine: Được chỉ định khi tình trạng dị ứng thời tiết làm bùng phát cơn hen ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, thuốc này cũng sẽ được dùng nếu trẻ bị dị ứng nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ sốc phản vệ.

Dùng thuốc nam chữa bệnh dị ứng thời tiết an toàn, lành tính cho trẻ

Do dùng thuốc Tây có thể gây hại cho sức khỏe và mang đến những tác dụng phụ ngoài ý muốn nên ngày càng có nhiều phụ huynh chọn dùng thuốc y học cổ truyền khi bé bị nổi mề đay ở mặt. 

Độ an toàn của các bài thuốc cổ truyền cao hơn thuốc tân dược, giúp loại bỏ được căn nguyên gây bệnh tận gốc, kích thích phục hồi và giải độc cơ thể. Không những thế thảo dược trong thuốc y học cổ truyền còn giúp trẻ bị dị ứng thời tiết hồi phục chức năng tạng phủ, cải thiện sức đề kháng, cân bằng âm dương, phòng bệnh hiệu quả. 

Tuy nhiên, không phải bài thuốc y học cổ truyền nào cũng mang lại hiệu quả điều trị cao và an toàn với trẻ nhỏ. Cha mẹ nên đưa con tới khám tại các cơ sở y học cổ truyền uy tín, không nên tự ý cho con sử dụng thuốc mà chưa được bác sĩ chỉ định.

Một số bài thuốc Đông y trị dị ứng thời tiết hiệu quả:

  • Bài thuốc chữa sẩn ngứa: phòng phong 12g, kinh giới 12g, kim ngân 16g, liên kiều 12g, thảo quyết minh 20g, sắc uống ngày 1 thang.       
  • Bài thuốc chữa sốt phát ban đỏ: đan bì 12g, huyền sâm 12g, sinh địa 12g, mạch môn 12g, cát cánh12g, kim ngân hoa 16g, bản lam căn 12g, đan sâm 16g, đương quy 12g, cát căn 20g, sắc uống ngày một thang.
  • Bài thuốc số 3: 20 gam thạch cao, 12 gam kinh giới, 16 g sinh địa, 6 gam thuyền thoái, 8 gam chi mẫu sau đó sắc thành thuốc uống và chia ra uống hết trong một ngày.

Lời khuyên hữu ích từ chuyên gia

Thời điểm giao mùa chính là lúc trẻ nhỏ rất dễ bị dị ứng thời tiết. Cách phòng ngừa dị ứng hiệu quả nhất là giảm thiểu tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Cha mẹ và người chăm sóc nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Hạn chế đưa trẻ ra ngoài nếu như không cần thiết. Trường hợp cho bé ra ngoài cần phải trang bị đầy đủ áo ấm, khăn cổ, mũ,…
  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khô ráo, dọn sạch những nơi ẩm mốc. Nếu thấy trẻ bị dị ứng nhiều hơn khi ở trong nhà, cần thay chăn ga thường xuyên, hạn chế đồ vải như thú nhồi bông, thảm, rèm, mở cửa thông thoáng, hạn chế để trẻ tiếp xúc với nơi nhiều bụi như kho chứa đồ.
  • Nếu trẻ dị ứng với phấn hoa, bụi thì nên đóng kín cửa vào mùa phấn hoa. Giữ không khí sạch và vệ sinh bộ lọc điều hòa mỗi tháng một lần.
  • Giữ trẻ tránh xa khói thuốc lá, thuốc lào.
  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung vitamin cần thiết như nước cam, bưởi, dưa hấu,…
  • Nên cho trẻ ăn những thực phẩm có tính mát: Các loại cá, rau xanh, hoa quả,… Bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ, nếu trẻ không có tiền sử dị ứng thức ăn, không cần kiêng khem hay hạn chế đồ ăn của trẻ.

Trẻ nhỏ là đối tượng rất nhạy cảm nên việc sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cần cho trẻ dùng thuốc theo đúng chỉ định mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Đồng thời theo dõi sát sao quá trình điều trị dị ứng thời tiết cho trẻ bằng thuốc để kịp thời phát hiện khi có bất thường.

DÀNH CHO BẠN

Cập nhật lúc: 1:30 PM , 02/08/2023

Tin liên quan

Tìm hiểu bệnh mề đay giai đoạn mãn tính

Dị Ứng Thức Ăn Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Dị ứng thức ăn nổi mề đay là tình trạng không hiếm gặp. Khác với những loại dị ứng thông thường, nổi mề đay do thức ăn nguy hiểm hơn...

Dị Ứng Thời Tiết Lạnh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Dị ứng thời tiết lạnh là tình trạng cơ thể bị ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, thậm chí gây sốt và nhiều biểu hiện gây khó chịu khác cho người...

Dị Ứng Thức Ăn Nổi Mẩn Ngứa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Đã bao giờ bạn rơi vào tình trạng phù nề mặt mũi, nổi mẩn toàn thân thậm chí khó thở… vì bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa chưa?...

viêm da dị ứng

Bệnh viêm da dị ứng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Viêm da dị ứng là căn bệnh ngoài da phổ biến hiện nay. Dù không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe hay tính mạng, nhưng bệnh lại ảnh hưởng...

Dị ứng thời tiết có được tắm không? [Bác sĩ giải đáp]

Người mắc bệnh dị ứng thời tiết có được tắm không? Nhiều người cho rằng không nên tiếp xúc với nước khi bị dị ứng thời tiết vì bệnh sẽ...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *