Gút là tình trạng viêm khớp phổ biến được hình thành do sự dư thừa axit uric trong cơ thể. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, biến chứng bệnh gút gây ra nguy hiểm hơn những gì bạn nghĩ, nó không chỉ dừng lại ở cơn đau mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động, đi lại, thậm chí một số trường hợp còn đe dọa tính mạng bệnh nhân. Hiểu rõ về bệnh, chủ động chữa sớm để ngăn ngừa biến chứng.
Các biến chứng bệnh gút nguy hiểm
Bệnh gout, còn gọi là thống phong, phát triển khi trong cơ thể có lượng axit uric dư thừa. Nếu lơ là điều trị, các cơn gout sẽ tái phát dẫn đến biến dạng khớp, khiến người bệnh không thể vận động các khớp như bình thường.
Bệnh gout có xu hướng tiến triển theo từng giai đoạn và sẽ trầm trọng hơn theo thời gian nếu không được kiểm soát tốt. Bằng cách nhận biết và sớm điều trị các triệu chứng, người bệnh sẽ tránh được biến chứng lâu dài, cải thiện chất lượng cuộc sống. Môt số biến chứng bệnh gút bao gồm:
Biến chứng bệnh gout gây tổn thương thận
Theo các con số thống kê có tới trên 20% bệnh nhân gout có những tổn thương thận, phổ biến là viêm khe thận và viêm cầu thận. Nguyên nhân chủ yếu là do nồng độ acid uric trong máu tăng cao và được cơ thể đào thải qua đường tiểu tiện. Chính vì thế đã đạo điều kiện thuận lợi để các tinh thể muối urat lắng đọng tại hệ tiết niệu và gây nên tình trạng sỏi thận. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho bệnh nhân gout bị giảm dần chức năng thận và dẫn đến suy thận, ứ mủ, thận bị ứ nước,….
Bệnh gout gây viêm khớp
Viêm khớp là biến chứng phổ biến nhất ở những người mắc bệnh gout, bệnh gout rất dễ nhầm lẫn với viêm khớp nhiễm khuẩn.
Các đợt viêm khớp kéo dài sẽ hủy hoại các đầu xương, sụn khớp khiến cho người bệnh hạn chế vận động, khó khăn trong đi lại và cuối cùng là dẫn đến biến dạng khớp, tàn phế.. Đặc biệt, bệnh gút giai đoạn mãn tính còn làm xuất hiện nhiều hạt tophi, khi hạt tophi kết hợp cùng thoái hóa khớp sẽ chèn ép mạch máu gây nên các bệnh lý về mạch máu, thần kinh. Khi các hạt tophi này vỡ ra cũng rất dễ gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn có thể phải cắt cụt các chi.
Sụn bị bào mòn làm biến dạng và tàn phế khớp
Tinh thể urat lắng đọng quanh ổ khớp tạo thành các hạt Tophi – chính là những cục u sần ẩn dưới da. Tophi không gây đau đớn, nhưng sẽ “âm thầm” gây viêm, bào mòn mô sụn và xương dưới sụn.
Theo thời gian, cấu trúc khớp sẽ bị phá hủy, biến dạng và không gian khớp bị thu hẹp dẫn đến nguy cơ tàn phế vĩnh viễn. Những vị trí dễ xuất hiện hạt Tophi khi gout chuyển sang giai đoạn mạn tính là cổ tay, mắt cá chân, ngón chân.
Mất xương
Khi bị bệnh gout, bạn sẽ dễ bị loãng xương hơn, nhất là khi đã tiềm ẩn sẵn các yếu tố làm giảm mật độ khoáng xương. Nghiên cứu công bố trên trên tạp chí Y học của Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia Anh (NCBI)(*) đã chỉ ra: tỷ lệ gãy xương do loãng xương ở những người bị bệnh gout là gần 23%, cao hơn so với những người không bị bệnh gout.
Nguy cơ đột quỵ và tai biến
Người bị bệnh gút thường có nguy cơ bị đột quỵ hoặc tai biến cao hơn người bình thường, đặc biệt là các bệnh lý liên quan như: Bệnh cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, thậm chí là tử vong sớm.
Tâm lý và cảm xúc bị ảnh hưởng
Bệnh gout mãn tính gây đau đớn kéo dài và liên tục, khiến bệnh nhân bị hạn chế khả năng đi lại, làm việc cũng như thực hiện các công việc bình thường. Sống chung với những cơn đau sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và tình cảm của bệnh nhân. Khi cảm thấy cần, bệnh nhân không nên ngần ngại mà hãy trao đổi với bác sĩ về tác động của bệnh gout lên trạng thái tâm lý, tình cảm của mình, đồng thời hỏi ý kiến về các cách để đối phó với tình trạng trên.
Bệnh gout có chữa khỏi được không?
Bệnh nhân không bao giờ chữa dứt hoàn toàn được bệnh gout. Đây là một bệnh lâu dài chỉ có thể kiểm soát bằng cách dùng thuốc (để kiểm soát nồng độ axit uric và để chống viêm). Về lâu dài, nếu không dùng thuốc hạ axit uric thì bệnh sẽ tái phát.
Nếu được chẩn đoán sớm, hầu hết người mắc bệnh gout đều có thể sống một cuộc sống bình thường. Cho dù bệnh tình đã tiến triển thì việc dùng thuốc kết hợp với lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh cũng giúp giảm bớt triệu chứng, giảm tần suất cùng mức độ nghiêm trọng của các cơn gout.
Để cải thiện cơn đau gút, phòng ngừa bệnh tái phát và giảm thiểu biến chứng nguy hiểm, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt điều độ. Tuân thủ theo phác đồ điều trị gout của bác sĩ và áp dụng chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp cải thiện sớm bệnh
- Hạn chế thực phẩm giàu purin như: Thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản,… thay vào đó là tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả…
- Nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo như da động vật, các món ăn nướng, món chiên, xào, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp…
- Không uống nước ngọt, nước có gas, thức uống có chứa nhiều đường như: Sinh tố, trà sữa, các loại nước uống có cồn, chất gây nghiện,…
- Hạn chế uống rượu, bia và chất kích thích…
Một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học sẽ giúp kiểm soát bệnh gút và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ để đẩy lùi sớm bệnh ra khỏi cơ thể.
Cập nhật lúc: 2:46 PM , 17/03/2023