Áp dụng Tây y, Đông y và mẹo dân gian là ba cách chữa viêm amidan ở trẻ em mà bạn đều có thể áp dụng. Và mỗi một phương pháp sẽ mang đến cho người bệnh những ưu, nhược điểm riêng. Bài viết sau đây sẽ đưa ra những thông tin hữu ích giúp bạn lựa chọn một cách điều trị phù hợp nhất cho bé.
Những cách chữa viêm amidan ở trẻ em được áp dụng nhiều nhất
Cách chữa viêm amidan ở trẻ em phù hợp nhất, phụ huynh nên căn cứ vào tình trạng bệnh của bé. Thông thường khi bệnh mới khởi phát với các triệu chứng nhẹ có thể điều trị bằng mẹo dân gian, thuốc Đông y. Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, lúc này bạn nên đưa bé tới khám bác sĩ để có liệu pháp phù hợp.
Chữa bệnh viêm amidan bằng thuốc Tây
Điều trị viêm amidan bằng thuốc Tây y sẽ bao gồm những loại thuốc đặc trị chuyên biệt để điều trị triệu chứng. Cụ thể như sau:
Thuốc kháng sinh:
- Loại thuốc thông dụng: Gồm kháng sinh nhóm Penicillin (an toàn nhất là Ampicillin và Penicillin G); Kháng sinh nhóm Cephalosporin (thường dùng là Cefuroxim và Cephalexin); Kháng sinh nhóm Macrolid (Clarithromycin, Erythromycin, Dorithromycin.,…).
- Chỉ định: Dùng trong trường hợp bé bị viêm amidan do nhiễm vi khuẩn. Dấu hiệu dễ nhận biết là bề mặt amidan bé có chấm mủ trắng hoặc giả mạc.
- Tác dụng: Ức chế sự phát triển, lây lan và khả năng gây hại của vi khuẩn gây nên tình trạng viêm amidan.
Nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau:
- Loại thuốc thông dụng: Paracetamol, Ibuprofen.
- Chỉ định: Dùng cho trẻ bị viêm amidan kèm triệu chứng sốt.
- Tác dụng: Thuốc giúp cải thiện các triệu chứng sốt do viêm amidan (cao trên 38,5 độ C) hay tình trạng đau rát họng, khó nuốt nước bọt.
Thuốc chống viêm:
- Loại thuốc thông dụng: Gồm Alphachymotrypsin 4,2mg và Corticoid chống viêm như Prednisolon, Betamethason hay Dexamethason,…
- Chỉ định: Chỉ dùng trong trường hợp trẻ bị viêm amidan dạng nặng, có hốc mủ.
- Công dụng: Làm giảm các triệu chứng của viêm amidan như sưng đau, phù nề,…ở niêm mạc họng và tại amidan.
Thuốc trị ho:
- Loại thuốc thông dụng: Gồm Dextromethorphan hay một số loại siro ho có nguồn gốc thảo dược.
- Chỉ định: Trẻ bị viêm amidan kèm triệu chứng ho dai dẳng, liên tục khiến trẻ kiệt sức, khó ngủ.
- Tác dụng: Giảm tình trạng ho khiến trẻ mất ngủ, cơ thể mệt mỏi.
Thuốc long đờm:
- Loại thuốc thông dụng: N – Acetylcystein hay Bromhexin.
- Chỉ định: Trẻ viêm amidan có triệu chứng đờm đặc, khó khăn trong việc hô hấp và ăn uống.
- Tác dụng: Giúp long đờm, đặc biệt đờm đặc.
Thuốc gây tê, sát khuẩn tại amidan:
- Loại thuốc thông dụng: Thuốc súc họng (NaCl 0,9%, Betadine hay Borat natri,…); Thuốc Lysopaine dùng để ngậm và thuốc xịt họng (Mivolis, Betadine hay Anginovag,..).
- Chỉ định: Trẻ bị viêm amidan nặng do nhiễm khuẩn.
- Tác dụng: Gây tê, giảm đau, sát khuẩn tại chỗ làm sạch cổ họng.
Ngoài những loại thuốc trên, trẻ bị viêm amidan cũng có thể uống thêm một số loại thuốc bổ hay thực phẩm chức năng tăng cường sức đề kháng, và miễn dịch. Trong đó phổ biến nhất là các loại men vi sinh, vitamin, kẽm,…
Điều trị viêm amidan cho bé bằng thuốc Tây y có ưu điểm là hiệu quả nhanh, thực hiện đơn giản. Tuy nhiên nó lại có nhược điểm lớn là dễ gây tác dụng phụ và không tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ nếu như lạm dụng. Vì vậy, nếu bé mới bị viêm amidan ở trường hợp nhẹ, bố mẹ nên thử các mẹo dân gian hay thuốc Đông y để điều trị trước. Nếu không hiệu quả thì có thể chuyển sang thuốc Tây.
Tiến hành phẫu thuật cắt amidan
Việc cắt amidan là cách chữa viêm amidan ở trẻ em nhanh chóng nhất để khắc phục các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên bé có thể cảm thấy một chút đau sau khi cắt và một số biến chứng hậu phẫu cũng có thể xảy ra.
Không phải trường hợp nào, đối tượng nào cũng có thể cắt amidan. Thông thường bác sĩ chỉ thực hiện phương pháp này trong trường hợp:
- Amidan của trẻ có kích thước có to, gây ảnh hưởng đến khả năng hô hấp bình thường của trẻ. Dẫn đến tình trạng ngủ hở miệng, ngủ ngáy và thậm chí ngưng thở không kiểm soát.
- Trẻ bị viêm amidan mãn tính, tái phát trên 5 lần 1 năm.
- Viêm amidan nặng, có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng như viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm xoang, áp xe amidan và thậm chí là thấp tim, viêm khớp.
- Trẻ không bị chứng rối loạn đông máu và trên 4 tuổi.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp cắt amidan hiện đại đã được ra đời nhằm khắc phục những yếu điểm của kỹ thuật cắt truyền thống. Trong số đó có thể kể tới như:
- Cắt bằng máy coblator: Là phương pháp sử dụng sóng radio cao tần với nhiệt độ trung bình khoảng 67 độ C để cắt amidan. Ưu điểm của kỹ thuật cắt này là ít đau đớn cho bé, không gây tổn thương và thời gian phẫu thuật nhanh. Tuy nhiên, chi phí cắt amidan bằng máy coblator được đánh giá cao nhất so với các phương pháp khác.
- Cắt bằng dao Plasma: Phương pháp này sử dụng dao điện cao tần với nhiệt độ từ 60 – 80 độ C để cắt amidan nên không gây bỏng mô xung quanh. Bên cạnh đó, độ dày của dao rất mỏng nên vết cắt đẹp. Thời gian thực hiện cắt amidan bằng dao Plasma chỉ khoảng 30 – 45 phút.
- Cắt bằng dao Laser: Bác sĩ sẽ sử dụng Laser CO2 để đốt các mô amidan bị viêm. Chính vì vậy ca phẫu thuật chỉ mất khoảng 10 – 15 phút. Với phương pháp này, người bệnh ít có khả năng bị nhiễm trùng và xuất huyết. Tuy nhiên, thời gian bình phục sau phẫu thuật lâu hơn so với hai cách cắt trên.
- Cắt bằng dao siêu âm: Là việc dùng sóng siêu âm có tần số 55.000 Hz để loại bỏ ổ amidan bị viêm nhiễm. Nhiệt độ mà phương pháp này sử dụng khá thấp nên ít gây tổn thương các mô xung quanh và cả cảm giác đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên cắt bằng dao siêu âm có khả năng cầm máu kém, thời gian phẫu thuật lâu và vết thương cũng lâu lành hơn.
Về vấn đề chi phí, theo khảo sát thì thông thường cắt amidan bằng Laser, Plasma và dao siêu âm có chi phí tương đương nhau. Còn cắt amidan bằng máy Coblator có giá thành đắt nhất, cụ thể mức giá có thể chênh lệch so với các phương pháp trên từ 2 – 4 triệu đồng tùy vào bệnh viện công hay tư. Mặc dù vậy, phương pháp này được bác sĩ khuyên dùng bởi nó đem lại nhiều ích lợi cho người bệnh.
Tuy nhiên trên thực tế, việc dùng phương pháp hiệu quả và phù hợp nhất lại phụ thuộc vào cơ địa và mức độ viêm amidan của người bệnh. Chẳng hạn, với viêm amidan hốc mủ thì nên ưu tiên lựa chọn cắt bằng Laser. Bởi cách này sẽ giúp đảm bảo triệt tiêu vết mưng mủ tốt nhất. Từ đó, ngăn ngừa được nguy cơ nhiễm trùng sau khi thực hiện phẫu thuật.
Mẹo dân gian chữa viêm amidan cho bé
Bên cạnh biện pháp Tây y, Đông y thì mẹo dân gian cũng được nhiều gia đình áp dụng khi điều trị viêm amidan cho bé. Phương pháp này có ưu điểm vượt trội là lành tính, ít gây tác dụng phụ. Bởi các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, không chất bảo quản. Cũng chính vì vậy mà chi phí điều trị vô cùng rẻ, ai cũng có thể áp dụng bất kể giàu nghèo.
Tuy nhiên hiệu quả điều trị bằng mẹo dân gian lại phụ thuộc vào cơ địa của trẻ có hấp thụ tốt hay không. Bên cạnh đó thuốc tác dụng chậm và cũng khá tốn thời gian đun, giã nên đòi hỏi sự kiên trì cao của cả phụ huynh và trẻ nhỏ.
Sau đây là một số mẹo với nguyên liệu, cách làm đơn giản mà lại vô cùng hiệu quả bạn có thể tham khảo.
Mẹo với gừng:
- Lấy khoảng 3,4 lát gừng thái thành sợi sau đó trộn cùng 1 muỗng cafe đường phèn hoặc mật ong (nếu trẻ đã trên 1 tuổi) đem hấp cách thủy trong 10 phút.
- Lọc loại bỏ phần bã và lấy phần nước cốt gừng pha cùng lượng nước ấm vừa phải cho trẻ uống.
- Ngày thực hiện 2 – 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Mẹo với lá tía tô:
- Hái vài lá tía tô đem rửa sạch, để ráo nước sau đó giã nhuyễn.
- Lá tía tô đã giã hãm cùng 100ml nước sôi trong vòng 15 phút.
- Cho trẻ uống trực tiếp nước lá tía tô vừa hãm khi còn ấm. Bố mẹ cũng có thể cho thêm đường nếu bé cảm thấy khó uống.
- Kiên trì thực hiện 2, 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Mẹo với lá hẹ:
- Dùng 1 nắm lá hẹ nhỏ cắt thành khúc nhỏ, mang đi rửa sạch.
- Cho lá hẹ đã rửa vào bát tô cùng với 2 viên đường phèn rồi mang đi hấp cách thủy trong 10 phút.
- Chắt lấy phần nước cốt chia làm 2, 3 lần cho trẻ ngậm và uống trong ngày.
Chữa bệnh viêm amidan cho trẻ bằng Đông y
Bên cạnh điều trị bằng thuốc Tây y, phụ huynh cũng có thể áp dụng thuốc Đông y để chữa viêm amidan cho trẻ. Đây là biện pháp điều trị khá an toàn, ít gây ra tác dụng phụ. Bởi các loại thảo dược có trong bài thuốc Đông y thường lành tính, chứa các hoạt chất chữa bệnh tự nhiên vì vậy rất phù hợp với đối tượng trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, Đông y thường dựa vào căn nguyên của bệnh để điều trị hơn là triệu chứng. Chính vì vậy, chữa viêm amidan cho trẻ bằng cách này có khả năng điều trị dứt điểm bệnh, không lo tái phát.
Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi sự kiên trì của cả phụ huynh và trẻ nhỏ. Bởi thuốc tác dụng chậm, cần một thời gian nhất định mới có thể ngấm vào cơ thể bé và phát huy tác dung. Bên cạnh đó, việc sắc thuốc cũng mất khá nhiều thời gian, trung bình là khoảng gần 1 tiếng đồng hồ.
Bài thuốc 1: Nguyên liệu bao gồm các vị thuốc: Bạc hà, Sơn đậu căn; Ngân hoa, Bạch cương tàm, Xích thược, Liên kiều; Huyền sâm; Ngưu bàng tử…Cam thảo, Tang bì, Kinh giới, Thiên hoa phấn,… Tất cả các vị thuốc rửa sạch sau đó đem sắc lấy nước. Mỗi ngày sắc 1 thang và chia làm 4 lần uống sáng trưa chiều tối.
Bài thuốc 2: Thang thuốc này có các vị thuốc chính là: Cát cánh; Chi tử, Sinh thạch cao; Huyền sâm; Đại thanh diệp, Sinh địa… Đầu tiên cho thạch cao vào sắc trước khoảng 30 phút sau đó mới cho các nguyên liệu còn lại vào. Khi sắc được chia thuốc làm 3 phần uống trong ngày.
Bài thuốc 3: Các vị thuốc cần chuẩn bị gồm có: Hoàng cầm, Xuyên tiêu, Mã thầy, Liên liều, Ngưu bàng tử, Bạc hà, Cam thảo. Cách dùng cũng rất đơn giản, chỉ việc rửa sơ qua sau đó đem sắc lên uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc 4: Nguyên liệu gồm có: Cỏ nhọ nồi 14gr, bạc hà 12gr, bồ công anh 12gr, huyền sâm 10gr, kim ngân hoa 10gr, sinh địa 10gr, sơn đậu căn 8gr, cát cánh 8gr, xạ can 4gr. Người bệnh kiểm tra xem các vị thuốc có dấu hiệu bị mốc hay không. Sau đó, rửa thật sạch các vị thuốc rồi cho ấm hoặc nồi sắc thuốc. Lượng nước vừa phải và không cho nhiều hơn 1 lít nước. Đun thuốc với mức nhiệt vừa phải cho đến khi thuốc đặc màu thì tắt bếp. Chia thuốc làm 3 phần, uống thành 3 lần hết trong một ngày, uống khi thuốc còn ấm.
Những lưu ý khi chữa viêm amidan cho trẻ
Để có thể điều trị viêm amidan cho trẻ một cách tốt nhất, bên cạnh các biện pháp điều trị, cha mẹ cần lưu ý đến những vấn đề sau:
- Cần cho trẻ đi bệnh viện khám ngay khi có các dấu hiệu bệnh.
- Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc, thay đổi loại thuốc và liều lượng thuốc cho trẻ.
- Trong trường hợp trẻ phải phẫu thuật cắt amidan, cha mẹ cần có biện pháp chăm sóc trẻ sau phẫu thuật.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ thông qua các món ăn mềm, loãng. Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng thức ăn cứng, khô khiến niêm mạc amidan của trẻ bị tổn thương nhiều hơn.
- Vệ sinh thân thể, răng miệng, súc họng thường xuyên và đảm bảo môi trường sống cho trẻ sạch sẽ.
- Giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là khu vực họng, cổ.
- Nếu muốn áp dụng kết hợp nhiều phương pháp điều trị, cha mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Cho trẻ đi khám bệnh định kỳ và tái khám sau khi điều trị để phòng ngừa tình trạng tái phát.
Các cách chữa viêm amidan ở trẻ em sẽ có từng phác đồ phù hợp cho mỗi trẻ. Vì thế, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất, giúp trẻ nhanh chóng bình phục và khỏe mạnh.
NÊN ĐỌC: