Viêm teo niêm mạc dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào là thắc mắc của nhiều người. Do đó, để giúp mọi người giải đáp được thắc mắc này, dưới đây sẽ là các thông tin xoay quanh bệnh teo niêm mạc dạ dày. Hãy cùng tham khảo để trang bị thêm nhiều thông tin hữu ích.
Viêm teo niêm mạc dạ dày là gì?
Viêm teo niêm mạc dạ dày còn có tên gọi khác là teo niêm mạc dạ dày hay viêm teo dạ dày. Đây là tình trạng bệnh viêm dạ dày sau thời gian dài không được điều trị dứt điểm. Do đó, các tế bào niêm mạc bị vi khuẩn Hp phá hủy dẫn đến sự bào mòn các lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc.
Đây là tình trạng đặc trưng ở những người bị viêm dạ dày mãn tính. Theo đó, bệnh viêm dạ dày không được chữa trị kịp thời và đúng cách khiến cho các tế bào tuyến ở dạ dày bị mất đi. Thay thế cho những tế bào này là các biểu mô thuộc dạng môn xơ, niêm mạc ruột hay tuyến môn.
Nguyên nhân, triệu chứng của teo niêm mạc dạ dày
Việc tìm ra nguyên nhân cũng như triệu chứng của viêm teo dạ dày sẽ mang đến hiệu quả điều trị cũng như phát hiện bệnh sớm hơn. Nhờ đó, quá trình điều trị sẽ nhanh đạt kết quả.
Các dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm teo dạ dày
Viêm teo dạ dày mặc dù không có nhiều triệu chứng điển hình. Tuy nhiên, khi phát hiện cơ thể xuất hiện một số dấu hiệu sau đây thì tốt nhất hãy đi thăm khám để xác định chính xác xem bản thân có bị teo niêm mạc dạ dày hay không:
- Bạn cảm thấy thường xuyên bị đau bụng, kèm theo đó là buồn nôn và nôn.
- Ăn uống không cảm thấy ngon miệng, cảm thấy chán ăn và sụt cân.
- Người bệnh bị thiếu máu, thiếu sắt nên cơ thể thường xuyên mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt và làn da xanh xao.
- Tình trạng tim đập nhanh và xảy ra những cơn đau tức ngực.
- Thi thoảng xuất hiện cơn ù tai, tay chân bị tê bì gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Tâm thần có thể bị rối loạn.
Nguyên nhân viêm teo dạ dày thường gặp
Viêm teo dạ dày xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, các nguyên nhân chủ yếu là:
- Do dạ dày bị nhiễm khuẩn Hp. Đây là nguyên nhân chính và chủ yếu nhất. Bởi những người bị nhiễm khuẩn Hp có nguy cơ cao sẽ bị viêm teo niêm mạc.
- Do tiếp xúc với người bị viêm teo niêm mạc thông qua dịch nôn, nước bọt hoặc phân.
- Sử dụng thức ăn, đồ uống có tồn tại vi khuẩn Hp.
Viêm teo niêm mạc dạ dày có nguy hiểm không? Chẩn đoán bệnh thế nào?
Về cơ bản thì bệnh này không thuộc nhóm bệnh nguy hiểm, nhưng nó lại là quá trình tiến triển thành bệnh ung thư dạ dày, nếu điều trị sớm và đúng cách thì sẽ không bị biến chứng nguy hiểm.
Do vậy, việc cách chữa viêm loét dạ dày kịp thời sẽ quyết định được mức độ nguy hiểm của bệnh.
Với phần lớn kết quả chẩn đoán lâm sàng nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn Hp, thì việc loại bỏ và ngăn chặn chúng cũng không quá khó khăn. Bởi hiện nay cũng xuất hiện khá nhiều loại thuốc kháng khuẩn, kháng sinh dễ dàng tiêu diệt được chúng.
Phương pháp chẩn đoán
Thực tế thì bệnh này thường dễ bị chẩn đoán nhầm với bệnh lý khác bởi vì triệu chứng không rõ ràng, và có đến 50% bệnh nhân bị bệnh này thường kèm theo triệu chứng đau dạ dày. Nên bác sĩ rất khó phát hiện được tình trạng viêm teo ở mức độ nhẹ, vừa.
Chính vì vậy, hiện nay các bác sĩ chuyên khoa đã tiến hành chẩn đoán kết hợp với nhiều phương pháp khác nhau, cụ thể như sau:
- Nội soi dạ dày (đường miệng, đường mũi): Trong quá trình nội soi chưa phát hiện được bất thường thì bác sĩ có thể lấy mảnh mô tế bào để tiến hành sinh để tìm khuẩn Hp. Đồng thời, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng cũng như mức độ đau bụng để chẩn đoán chính xác.
- Xét nghiệm máu để có kết quả chính xác xem bệnh nhân có thiếu Vitamin B12, thiếu sắt không.
Phương pháp điều trị viêm teo niêm mạc dạ dày
Với sự phát triển của ngành Y dược hiện nay thì bệnh nhân có cơ hội tiếp cận với nhiều loại thuốc chữa bệnh nhiều hơn trước kia. Dưới đây sẽ là những loại thuốc chữa bệnh phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay mà bạn nên biết.
Sử dụng thuốc Tây theo chỉ định bác sĩ
Tiêu diệt khuẩn Hp là cách chữa trị bệnh hiệu quả nhất, vậy nên bác sĩ thường sẽ chỉ định một số loại thuốc đặc trị viêm loét dạ dày- tá tràng sau:
- Nhóm bảo vệ niêm mạc dạ dày: Thuốc Misoprostol, Thuốc Sucralfate, Thuốc Bismuth…
- Thuốc giảm tiết acid dạ dày, trung hòa acid: Thuốc Alusi, Thuốc Maalox, Thuốc Gastropulgite, Thuốc Hull…
- Các kháng sinh diệt H.pylori: Thuốc Amoxicillin, Thuốc Clarithromycin, Thuốc Fluoroquinolones,…
- Một số bệnh nhân được chỉ định tiêm vitamin b12, uống thêm thuốc sắt,…
Tuy nhiên trong quá trình dùng thuốc bệnh nhân cần phải tuân thủ đúng với chỉ định bác sĩ, vì đây đều là thuốc có nhiều dược tính và dễ gây ra các tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy… thậm chí khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Đặc biệt chưa có thuốc tây trị bệnh tận gốc, chỉ có hiệu quả tức thì không lâu dài nên người bệnh vẫn có thể bị tái phát.
Sử dụng thuốc Đông y trị bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày
So với Tây y thì các phương pháp điều trị bằng Đông y sẽ an toàn và lành tính hơn nhiều, bởi thành phần đều là thảo dược thiên nhiên, không gây tác dụng phụ dù bệnh nhân sử dụng trong một thời gian dài. Nhưng để đạt được hiệu quả nhất định của thuốc thì trong quá trình dùng thuốc bệnh nhân vẫn phải tuân thủ theo đúng lộ trình và tư vấn của thầy thuốc.
Để điều trị bệnh viêm niêm mạc dạ dày người bệnh cần loại bỏ bệnh từ bên trong, và phục hồi các vết thương tổn niêm mạc dạ dày, tăng cường hệ miễn dịch chống lại tác nhân bệnh.
Đặc biệt, với những bệnh nhân viêm niêm mạc dạ dày mãn tính hành hạ lâu năm, sử dụng nhiều thuốc Tây không khỏi có thể gây ra tình trạng kháng thuốc khiến bệnh tái phát dai dẳng hơn. Việc thay đổi đơn thuốc là giải pháp rất thích hợp để giải quyết tình trạng này.
Bài thuốc 1:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 8gr chi tử, 8gr cúc tần, 8gr sài hồ, 6gr viễn chí, 6gr uất kim, 6gr lá muồng trâu, 6gr ô dước, 6gr hậu phác, 12gr rau má, 12gr bồ công anh.
- Cách thực hiện: Làm sạch và sơ chế các nguyên liệu và để ráo nước. Sắc cùng 4 bát nước đầy, đun sôi và để cạn chỉ còn 1 bát thì dùng thuốc và chỉ uống trong ngày.
Bài thuốc 2:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 6gr mộc hương. 6gr sa nhân, 6gr hương phụ chế, 8gr bạch truật, 8gr đẳng sâm, 8gr củ sả, 8gr vỏ quýt, 8gr mai mực, 8gr chỉ thực, 8gr bán hạ chế, 8gr thủy xương bồ.
- Cách thực hiện: Sơ chế sạch sẽ tất cả những dược liệu trên. Đun cùng khoảng 600ml nước trong 20 phút thì tắt bếp, chắt ra cốc và sử dụng.
Chuyên gia chỉ cách phòng và chống bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày
Lương y Tuấn nhấn mạnh để phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị viêm teo dạ dày đạt kết quả cao, các bạn nên thực hiện các việc làm thiết thực sau đây:
- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để giúp cơ thể được cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ có lợi cho sức khỏe, tăng sức đề kháng để phòng, điều trị bệnh tốt hơn.
- Hạn chế các đồ ăn, thức uống có hại như đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, rượu bia, đồ uống có chứa caffeine, đồ uống có gas…
- Đảm bảo ăn chín, uống sôi. Sử dụng các thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh và không chứa chất độc hại.
- Tích cực rèn luyện thể thao đúng cách để tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch tốt hơn.
- Đi ngủ trước 22h30 và nên đảm bảo ngủ đủ mỗi ngày từ 7 – 8 tiếng. Không làm việc quá sức.
- Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, lạc quan.
- Chú ý vệ sinh tay chân, cơ thể sạch sẽ. Trước và sau khi ăn cũng như sau khi đi vệ sinh cần vệ sinh tay bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn.
Từ những chia sẻ trên đây, các bạn đã hiểu rõ hơn về viêm teo niêm mạc dạ dày cũng như cách điều trị, phòng bệnh hiệu quả. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn sớm loại bỏ căn bệnh và phục hồi sức khỏe tốt nhất.
Cập nhật lúc: 3:18 PM , 13/04/2023