Thông thường bệnh lý viêm dạ dày được chia làm hai thể là viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính. Nếu viêm dạ dày cấp tính xuất hiện đột ngột, triệu chứng ồ ạt thì viêm dạ dày mạn tính lại kéo dài dai dẳng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người bệnh nếu như không điều trị một cách hiệu quả. Vậy viêm dạ dày mạn tính có những triệu chứng đặc trưng nào? Nguyên nhân gây bệnh và những cách điều trị hiệu quả hiện nay là gì?
Viêm dạ dày mạn tính là gì?
Viêm dạ dày mạn tính là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị sưng viêm kéo dài. Viêm dạ dày thường là hệ quả do vi khuẩn xâm nhập và làm tổn thương, loét cơ quan này. Vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm dạ dày là Helicobacter pylori (Hp).
Viêm dạ dày mạn tính thường phát triển trong một thời gian dài và rất dễ chuyển biến sang giai đoạn loét và ung thư nếu không được điều trị đúng cách.
Các loại viêm dạ dày mạn tính
Viêm dạ dày mạn tính gồm có 3 loại chính:
- Viêm dạ dày mạn tính loại A: hình thành do hệ thống miễn dịch phá hủy tế bào trong niêm mạc dạ dày. Loại viêm dạ dày này khiến cơ thể thiếu máu, thiếu hụt vitamin và tăng nguy cơ ung thư.
- Viêm dạ dày mạn tính loại B: là loại viêm dạ dày thường gặp nhất, nguyên nhân là do nhiễm khuẩn Hp. Vi khuẩn này phát triển gây loét và ung thư dạ dày.
- Viêm dạ dày mạn tính loại C: nguyên nhân chủ yếu là do tác dụng không mong muốn của các loại thuốc điều trị (thường là thuốc chống viêm không steroid), đồ uống có cồn và các chất kích thích. Tương tự như các loại viêm dạ dày khác, viêm dạ dày loại C có thể làm xói mòn niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, bạn có thể gặp phải các loại viêm dạ dày ít phổ biến hơn như viêm dạ dày phì đại khổng lồ, viêm dạ dày bạch cầu ái toan,…
Triệu chứng
Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm dạ dày mạn tính bao gồm:
- Đau bụng trên
- Giảm cân
- Chán ăn
- Mệt mỏi
- Khó tiêu
- Đầy hơi
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Ợ nóng/chua
Bạn có thể gặp phải các triệu chứng không được đề cập trong bài viết. Khi nhận thấy các biểu hiện khác lạ, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng mà mình gặp phải.
Test nhanh triệu chứng – Chuyên gia tư vấn cách chữa hiệu quả
Nguyên nhân gây viêm niêm mạc dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm niêm mạc dạ dày, chủ yếu là từ thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Việc nắm được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa và hỗ trợ điều trị có hiệu quả hơn.
Nhiễm vi khuẩn Hp
Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là một loại xoắn khuẩn gram âm, rất đặc biệt khi có thể sống trong lớp nhày trên bề mặt niêm mạc dạ dày – nơi thường phải chịu tác động của dịch vị tiêu hóa có tính axit mạnh.
Loại vi khuẩn này được các nhà khoa học xác định là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng và tăng khả năng mắc ung thư dạ dày ở người bệnh. Theo đó, trong quá trình sinh sống tại niêm mạc dạ dày, vi khuẩn Hp sản sinh ra các chất độc tấn công vào phần niêm mạc dạ dày khiến bộ phận này dần bị tổn thương và viêm loét.
Viêm dạ dày mạn tính do yếu tố tự miễn
Dù chưa xác định được căn nguyên gây ra tình trạng này nhưng ở một số bệnh nhân, người ta phát hiện ra tình trạng tự miễn gây nên viêm dạ dày mạn tính. Tức là hệ thống miễn dịch nhầm lẫn và tự phá hủy lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày từ đó làm gia tăng các bệnh lý về dạ dày.
Yếu tố tự miễn cũng đã được chứng minh là nguyên nhân gây nên một số bệnh lý khác liên quan tới da liễu, xương khớp, thận hay thần kinh
Lạm dụng thuốc điều trị
Việc lạm dụng các loại thuốc chống viêm không chứa steroid trong thời gian dài sẽ làm cho lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương từ đó dẫn tới tình trạng viêm loét.
Ngoài ra thu nạp các chất độc hại thông qua quá trình ăn uống không đảm bảo cũng là một yếu tố gây nên bệnh viêm dạ dày mãn tính.
Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh
Dạ dày là một cơ quan trọng yếu của hệ tiêu hóa. Tại đây, thức ăn được dịch vị phân hủy để chuyển xuống ruột phục vụ quá trình hấp thu dinh dưỡng qua thành ruột được dễ dàng hơn.
Do đó, những thói quen sinh hoạt hàng ngày thiếu lành mạnh sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới dạ dày từ đó làm gia tăng nguy cơ viêm loét niêm mạc. Tiêu biểu là những thói quen như:
- Bỏ bữa, nhất là bữa sáng, ăn uống thất thường, không đúng bữa hoặc nhịn đói quá lâu.
- Trong khi ăn thường làm việc khác như xem tivi, đọc báo…
- Ăn quá muộn khiến dạ dày bị áp lực, phải tăng cường hoạt động.
- Không sắp xếp công việc khoa học, bị stress, căng thẳng, lo âu kéo dài.
- Ăn quá nhiều đồ cay, nóng hoặc đồ muối chua, thực phẩm lên men, đồ chế biến sẵn.
- Nằm nghỉ hoặc hoạt động mạnh ngay sau khi vừa ăn no.
- Uống nhiều bia, rượu, cà phê hoặc hút thuốc lá cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt tới dạ dày, thậm chí đe dọa nguy cơ mắc ung thư.
Viêm dạ dày mạn tính có nguy hiểm không?
Trả lời cho câu hỏi này, lương y Đỗ Minh Tuấn – Cố vấn y khoa VTV2, Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã chia sẻ: Bệnh viêm dạ dày lâu năm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh cũng như dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị đúng cách. Cụ thể như sau:
Teo niêm mạc dạ dày
Niêm mạc dạ dày có vai trò chính là tiết axit để tiêu hóa thức ăn cũng như bảo vệ dạ dày khỏi những tác động ăn mòn của axit. Tuy nhiên, nếu viêm niêm mạc dạ dày phát triển trong một thời gian dài mà không được xử lý đúng cách thì chúng sẽ mất khả năng phục hồi và bị viêm teo niêm mạc dạ dày.
Khi niêm mạc dạ dày bị teo sẽ khiến cơ thể thiếu hụt nguồn vitamin B12, thiếu máu và rối loạn tâm thần.
Hẹp môn vị dạ dày
Bệnh loét dạ dày trong thời gian dài sẽ làm cho tổ chức tá tràng trở nên xơ hóa, dẫn tới biến chứng hẹp môn vị. Biên chứng này thường xuất hiện khi vị trí vết loét nằm ở bờ cong nhỏ gần với môn vị.
Đây là vị trí tiếp nối từ dạ dày xuống tá tràng, vậy nên khi môn vị bị thu hẹp có nghĩa là thức ăn bị dồn ép tại dạ dày, chúng không thể di chuyển xuống tá tràng một cách dễ dàng. Thay vào đó thức ăn sẽ gây ra sự ách tắc, bụng chướng lên khiến người bệnh có biểu hiện nôn mửa để giải phóng bớt áp lực của dạ dày.
Ngoài triệu chứng nôn mửa, hẹp môn vị còn khiến người bệnh có biểu hiện khác như: Táo bón, mất nước, cơ thể xanh xao thiếu sức sống,…
Xuất huyết dạ dày
Trường hợp niêm mạc dạ dày bị phá hủy, các mạch máu bị đứt dẫn tới tình trạng chảy máu ồ ạt. Khi mất máu quá nhiều và nhanh mà không được cấp cứu kịp thời thì tính mạng của người bệnh sẽ ở mức báo động đỏ.
Theo một số thống kê chính thức thì nam giới có tỉ lệ xuất huyết dạ dày cao hơn so với nữ giới. Bởi nhóm đối tượng này thường có thói quen sử dụng thuốc lá, rượu – bia nhiều hơn so với chị em phụ nữ.
Nếu người bệnh thấy có các dấu hiệu dưới đây thì cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất vì rất có thể bạn đã bị xuất huyết dạ dày. Cụ thể:
- Da xanh tái, nhợt nhạt.
- Đau bụng âm ỉ hoặc có thể bị đau dữ dội.
- Cơ thể mệt mỏi.
- Đi đại tiện có phân màu đen sẫm hoặc có dính máu tươi.
- Hoa mắt, chóng mặt dễ ngất xỉu.
- Buồn nôn, thậm chí có nôn ra máu.
- Mạch yếu, huyết áp tụt.
- Tay chân lạnh.
Thủng dạ dày
Việc bị viêm dạ dày lâu năm có thể làm xuất hiện các vết loét sâu trong dạ dày. Lâu ngày, dưới sự tác động của môi trường axit đậm đặc có trong dạ dày, tổ chức niêm mạc, các cơ sẽ bị ăn mòn và có thể gây nên tình trạng bục hay thủng dạ dày.
Trường hợp bị thủng dạ dày, dịch vị sẽ tràn ra ngoài, xâm nhập vào các cơ quan khác trong ổ bụng gây ra tình trạng viêm phúc mạc và làm tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh nếu không được xử lý, cấp cứu kịp thời.
Các dấu hiệu giúp bạn nhận biết hiện tượng thủng dạ dày gồm có:
- Các cơ ở thành bụng có dấu hiệu co cứng.
- Tay chân lạnh buốt.
- Các cơn đau xuất hiện đột ngột kèm theo cảm giác như bị vật nhọn đâm vào vùng bụng.
- Tim đập nhanh bất thường.
- Nôn thốc, nôn ra máu.
- Khó đại tiểu tiện.
Ung thư dạ dày
Có thể nói ung thư dạ dày là một trong những biến chứng dạ dày mãn tính nguy hiểm nhất. Chúng là một trong top 5 bệnh lý ung thư phổ biến nhất tại nhiều nước, hàng năm cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.
Nếu tình trạng viêm mạch bị viêm kéo dài sẽ hình thành nên các ô viêm nhiễm, sản sinh tế bào ung thư. Trường hợp không được phát hiện sớm và điều trị thì người bệnh có thể khó bảo toàn tính mạng. Đặc biệt là khi đã ở giai đoạn cuối thì tỷ lệ sống rất thấp.
Biến chứng của viêm dạ dày rất nguy hiểm
Thăm khám với chuyên gia để có cách chữa ngay
Viêm dạ dày mạn tính có chữa được không, chữa như thế nào?
Thấy được sự nguy hiểm mà viêm niêm mạc dạ dày mãn tính gây ra ai cũng phải rùng mình. Vậy viêm dạ dày mãn tính có chữa được không? Theo các chuyên gia y tế, bệnh lý này không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu can thiệp điều trị kịp thời và hiệu quả thì sẽ ngăn chặn bệnh phát triển kéo theo các biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay, có 3 phương pháp chính điều trị hiện tượng viêm niêm mạc dạ dày đó là:
Mẹo dân gian chữa viêm niêm mạc dạ dày
Khi tình trạng viêm đã ở mức độ mãn tính thì các mẹo dân gian chỉ là giải pháp để xoa dịu các triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị chuyên khoa. Người bệnh có thể tham khảo một số mẹo dân gian dưới đây:
- Mật ong và nghệ: Hòa lẫn 1 muỗng mật ong nguyên chất và 1 muỗng bột nghệ với chút nước ấm rồi uống mỗi ngày.
- Mật ong và chuối xanh: Bỏ vỏ rồi thái chuối thành từng lát sau đó phơi khô, xay chuối thành bột mịn và đem bảo quản trong lọ có nắp kín. Mỗi ngày lấy 1 muỗng mật ong nguyên chất pha với 1 muỗng bột chuối xanh cùng với nước ấm để uống.
- Nha đam: Bỏ vỏ, lọc ruột nha đam rồi xay thành nước để uống mỗi ngày.
- Lá mơ: Sau khi rửa sạch, để ráo nước thì giã nát lá mơ rồi lọc lấy nước cốt. Mỗi ngày uống 1 lần để xoa dịu các triệu chứng của viêm dạ dày.
- Gừng: Mỗi ngày đều đặn sáng tối, người bệnh bỏ vài lát gừng tươi vào trà xanh để uống. Một cách khác là giã gừng lấy nước cốt rồi hòa lẫn với 1 muỗng nước cốt chanh và 1 muỗng mật ong rồi thêm chút nước ấm để uống.
- Bắp cải: Sau khi ngâm muối, rửa sạch, để ráo thì mang bắp cải chần qua với nước sôi. Tiếp đó cho bắp cải vào máy xay nhuyễn, lọc lấy nước uống.
- Đậu rồng: Tách hạt đậu rồng, phơi khô rồi xay thành bột mịn. Mỗi lần dùng 1 muỗng bột đậu rộng pha với 1 muỗng mật ong thêm nước ấm rồi uống.
- Bạc hà: Cho một ít bạc hà khô vào ly nước sôi, đậy kín. Sau 10 phút thì uống từ từ nước này.
Điều trị viêm dạ dày mạn tính bằng Tây y
Sau khi tiến hành xét nghiệm, thăm khám, nội soi dạ dày, bác sĩ sẽ xác định tình trạng viêm niêm mạc dạ dày mãn tính ở mức độ nào từ đó đưa ra phác đồ điều trị viêm dạ dày phù hợp theo Tây y.
Theo đó một số loại thuốc đặc trị viêm loét dạ dày- tá tràng là:
- Nhóm thuốc kháng sinh: Levofloxacin, Amoxicillin, Clarithromycin, Tetracycline, Tinidazole… có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp.
- Nhóm thuốc ngăn dịch tiết axit: Ranitidine, Esomeprazole, Omeprazole, Famotidin, Lansoprazole, Famotidin… giúp giảm thiểu lượng dịch vị tiêu hóa tiết ra tại dạ dày từ đó giảm bớt tác động của axit tới niêm mạc dạ dày.
- Nhóm thuốc trung hòa axit: Gastropulgite, Yumangel, Phosphalugel… có công dụng trung hòa bớt lượng dịch vị axit trong dạ dày, giảm thiểu tác động của chúng tới thành niêm mạc.
- Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Oryzanol tablets, Sucralfate, Prostaglandin, Epidermal growth factor… sẽ tạo lớp mỏng tại vùng niêm mạc bị tổn thương để tạm thời bảo vệ khu vực này khỏi các tác động tiêu cực của dịch vị axit.
Để điều trị hiệu quả, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín, tuyệt đối không tự tìm hiểu thông tin và mua thuốc về nhà tự điều trị.
Chữa viêm dạ dày mạn tính theo Đông y
Đông y sử dụng các dược liệu có nguồn gốc từ tự nhiên để lấy lại cân bằng cho cơ thể, giải quyết căn nguyên gây bệnh và phòng ngừa bệnh tái phát.
Dưới đây là bài thuốc Đông y khá nổi tiếng trong cách chữa viêm loét dạ dày mãn tính:
Đánh giá cao: Bài thuốc Dạ dày Đỗ Minh – Giải pháp chữa viêm dạ dày mãn tính đã được công nhận
Dạ dày Đỗ Minh là bài thuốc Đông y chữa bệnh viêm dạ dày mãn tính cho hiệu quả cao, an toàn được nghiên cứu và bào chế bởi Nhà thuốc Đỗ Minh Đường – Đơn vị khám chữa bệnh bằng YHCT có tuổi thọ hơn 150 năm đã được Sở Y tế cấp phép hoạt động và gặt hái được nhiều thành công:
- Nhận cúp Vàng giải thưởng “Sản phẩm tin cậy, Dịch vụ hoàn hảo, Nhãn hiệu ưa dùng” năm 2017.
- Lọt “Top 20 thương hiệu nổi tiếng 2020″.
- Lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc nhận được nhiều giải thương danh giá như: “Thầy thuốc tiêu biểu 2020” và “Tinh hoa Y học cổ truyền 2022″.
Hơn 30 vị thuốc được kết hợp với nhau theo công thức BÍ TRUYỀN của dòng họ Đỗ Minh. Các thảo dược được tuyển chọn kỹ lưỡng với những thành phần giúp giảm đau, cầm máu, tiêu viêm, kháng khuẩn và phục hồi niêm mạc dạ dày. Trong đó, nổi bật phải kể đến một số cây thuốc nổi bật như: Lá khôi, Chỉ thực, Hương phụ, Bạch thược, Ô tặc cốt, Hoài sơn, Bạch truật,…
Tất cả được ươm trồng và thu hái tại vườn dược liệu riêng của nhà thuốc, hoàn toàn không dùng hóa chất nên đảm bảo an toàn tuyệt đối với mọi đối tượng bệnh nhân. Ngay cả những người có sức đề kháng yếu, cơ địa nhạy cảm cũng có thể dùng bài thuốc này chữa bệnh. Minh chứng là suốt hơn 150 năm ứng dụng, chưa có trường hợp nào gặp tác dụng phụ của thuốc.
TÌM HIỂU THÊM: Khám phá thành phần bài thuốc Dạ dày Đỗ Minh
Từ những thành phần kể trên, thay vì bào chế thành một bài thuốc đơn lẻ, lương y Tuấn đã cải tiến, tách nhỏ liệu trình thành 4 bài thuốc nhỏ khác nhau với công dụng riêng biệt:
- Bình vị hoàn: Giúp cầm máu, giảm ợ hơi, ợ chua, giảm tình trạng viêm đau và sát trùng vùng dạ dày bị tổn thương.
- Đặc trị dạ dày trào ngược: Chống viêm, giảm đau, trung hòa dịch vụ acid và tái tạo niêm mạc dạ dày.
- Đặc trị dạ dày viêm loét: Tác động vào kinh can, thận nhằm mục đích cầm máu, phòng ngừa các ổ loét dạ dày xuất hiện.
- Thuốc giải độc hoàn đặc trị vi khuẩn HP: Kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn HP, trung hòa acid dạ dày.
Lý giải về cách chia nhỏ liệu trình, lương y Tuấn cho biết: “Viêm dạ dày mãn tính chia thành nhiều thể với nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, để tăng khả năng chữa bệnh chuyên sâu, tôi chia nhỏ liệu trình ra. Ai bị đau dạ dày thì dùng bình vị hoàn, ai bị trào ngược thì dùng thuốc trào ngược và tương tự với các triệu chứng khác. Nếu trường hợp nặng hơn, bị cả trào ngược và viêm loét thì tôi sẽ kết hợp cả hai bài thuốc đó. Nói chung, cách kết hợp linh hoạt nên giúp người bệnh không cần dùng quá nhiều thuốc.”
ĐỪNG BỎ LỠ: Điểm mạnh của bài thuốc chữa dạ dày Đỗ Minh nằm ở đâu?
Qua cách lên liệu trình đặc biệt này, bài thuốc vừa có khả năng tác động vào căn nguyên, đẩy lùi triệu chứng và dự phòng tái phát bằng cách bồi bổ, tăng sức đề kháng cho cơ thể toàn diện.
Không chỉ chú trọng vào đầu tư đổi mới liệu trình, Nhà thuốc Đỗ Minh Đường còn nghiên cứu và bào chế thuốc thành dạng viên. Với dạng thuốc này, được bảo quản trong hũ nhỏ gọn, kín đáo nên rất dễ uống và dễ thẩm thấu. Có thể nói, đây cũng là một trong những phương án giúp nâng cao hiệu quả chữa bệnh. Tuy nhiên, với dạng này, nhà thuốc chỉ hỗ trợ sắc cho những ai có nhu cầu và sắc miễn phí. Nếu bệnh nhân muốn dùng thuốc thang tự sắc, nhà thuốc vẫn có sẵn để đáp ứng nhu cầu.
Thực tế, hiệu quả chữa bệnh viêm dạ dày của bài thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường đã được kiểm chứng bởi hàng ngàn bệnh nhân. Dưới đây là một số phản hồi chi tiết:
Ngoài ra, trong thời gian qua, Nhà thuốc Đỗ Minh Đường cũng nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ fanpage và các diễn đàn khi tiến hành chăm sóc bệnh nhân. Sau đây là một số feedback đã được người bệnh đồng ý chia sẻ:
Bên cạnh đó, nhiều trang báo uy tín cũng đăng tin giới thiệu bài thuốc đến đông đảo bạn đọc:
- Báo suckhoedoisong: Bài thuốc Dạ dày Đỗ Minh là lựa chọn đúng đắn của hàng ngàn người bệnh
- Báo Ninh Bình: Dạ dày Đỗ Minh – Bài thuốc Đông y chữa các bệnh về dạ dày an toàn, cho hiệu quả nhanh chóng
- Báo Thái Bình: Người bệnh an tâm chữa bệnh dạ dày tại Nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường
Để phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng của người bệnh hiện đại, hiện Nhà thuốc Đỗ Minh Đường có hỗ trợ sắc thuốc thành dạng viên hoàn MIỄN PHÍ và được bảo quản trong hộp nhỏ gọn. Đây là một trong những cải tiến mới của bài thuốc này, giúp người bệnh tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức khi dùng thuốc.
Nếu bạn đang bị viêm dạ dày mãn tính và còn băn khoăn không biết giải quyết ra sao cho triệt để, bài thuốc gia truyền của Đỗ Minh Đường là một trong những lựa chọn tốt và an toàn. Để được tư vấn cụ thể và nhận phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý, bạn có thể liên hệ với nhà thuốc qua địa chỉ sau:
THÔNG TIN NHÀ THUỐC ĐỖ MINH ĐƯỜNG
- Địa chỉ Hà Nội: Số 37A Ngõ 97 Văn Cao, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình
- Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 179 Đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh
- Hotline: 0963 302 349 – 0938 449 768
- Website: https://dominhduong.org hoặc https://dominhduong.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/nhathuocdominhduong
- App Mobile: Appstore hoặc CH play
TRAO ĐỔI MIỄN PHÍ VỚI CHUYÊN GIA NGAY TẠI ĐÂY
Phòng ngừa bệnh viêm dạ dày mạn tính
Viêm dạ dày mạn tính gây ra không ít phiền toái khi sinh hoạt, ăn uống, lao động và làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Về lâu dài, tổn thương ở niêm mạc có thể tiến triển dẫn đến hình thành ổ viêm loét. Do đó sau khi điều trị, bệnh nhân cần lên kế hoạch chăm sóc để phòng ngừa bệnh tái phát.
Các biện pháp phòng ngừa viêm dạ dày mạn tính tái phát:
- Phòng ngừa vi khuẩn Helicobacter pylori bằng cách đảm bảo vệ sinh khi nấu nướng, ăn chín uống sôi, vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Ngoài ra, nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm khác (tránh ăn uống chung, hạn chế hôn môi, sinh hoạt thân mật,…) nếu người thân trong gia đình nhiễm bệnh.
- Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Tránh sử dụng rượu bia, nước ngọt có gas, cà phê và các loại thực phẩm kích thích lên niêm mạc ống tiêu hóa như thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, axit, gia vị cay nóng,…
- Cân đối thời gian nghỉ ngơi và làm việc, tránh tình trạng căng thẳng và lo âu quá mức. Ngoài ra, nên tập thói quen ngủ sớm và hạn chế tình trạng thức khuya.
- Dành 30 – 45 phút mỗi ngày để tập các bộ môn có cường độ phù hợp với thể trạng. Tập thể dục thường xuyên không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn hỗ trợ điều hòa hoạt động bài tiết dịch vị và ổn định nhu động của dạ dày.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các nhóm thuốc gây hại lên cơ quan tiêu hóa như corticoid và NSAID. Trong trường hợp được chỉ định dùng thuốc, nên thông báo với bác sĩ tiền sử viêm, loét dạ dày để được cân nhắc dùng loại thuốc ít rủi ro và tác dụng phụ.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như nhiễm vi khuẩn Hp, bệnh tạo keo,…
Viêm dạ dày mạn tính là một trong những bệnh lý tiêu hóa thường gặp. Dù có triệu chứng mờ nhạt nhưng bệnh có thể tiến triển nặng nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách. Để kiểm soát bệnh trong thời gian sớm nhất, bệnh nhân nên chủ động thăm khám ngay khi phát hiện các biểu hiện bất thường.
Đừng để bệnh trở nặng mới chữa
Đăng ký khám miễn phí với chuyên gia ngay
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM