Trẻ Bị Viêm Dạ Dày Nguyên Nhân Do Đâu? Cách Điều Trị Như Thế Nào?

Viêm dạ dày là bệnh thường gặp ở người lớn, tuy nhiên, bệnh vẫn có thể gặp phải ở trẻ nhỏ, khiến trẻ bị đau đớn và quấy khóc. Vậy thực tế, trẻ bị viêm dạ dày có nguy hiểm không? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị cũng như cách chăm sóc trẻ bị bệnh như thế nào tốt nhất, mời bạn đọc tìm hiểu.

Viêm dạ dày ở trẻ là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm dạ dày ở trẻ là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, xảy ra chủ yếu ở dạ dày và ruột non. Ở trẻ nhỏ, bệnh còn được gọi với nhiều tên gọi khác như viêm dạ dày ruột, bệnh tiêu chảy nhiễm trùng, bệnh cúm dạ dày.

Bệnh viêm dạ dày ở trẻ thường được chia làm 2 giai đoạn là cấp và mãn tính. Việc điều trị viêm dạ dày ruột cấp tính đơn giản hơn do bệnh thường chỉ kéo dài dưới 2 tuần với các triệu chứng tiêu chảy, đau bụng và buồn nôn nhẹ. Trẻ em, nhất là đối tượng dưới 5 tuổi, là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh này nhất do hệ miễn dịch còn rất yếu.

Vậy thực tế, viêm dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không?  Theo các chuyên gia đầu ngành, viêm dạ dày gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho trẻ khiến trẻ gặp nhiều đau đớn, khó chịu. Nhưng bệnh không gây nhiều nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ bị viêm dạ dày quá phát sang giai đoạn mãn tính và chuyển biến thành các biến chứng nội tạng khác có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Nhất Nam Y Viện được ví như “Thái Y Viện” thu nhỏ ngay giữa lòng thủ đô. Và được cộng đồng đánh giá là đơn vị uy tín, có chất lượng cao trong điều trị và nghiên cứu thuốc cổ truyền trong điều trị bệnh dạ dày.

Theo thống kê của các cơ quan y tế, trẻ dưới 5 tuổi mặc dù là đối tượng dễ mắc viêm loét dạ dày tá tràng nhất nhưng trẻ em trên 10 tuổi mới là đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất. Do vậy, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe của trẻ trong giai đoạn vàng này để phòng tránh bệnh tốt nhất.

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm dạ dày là gì? 

Dựa theo kết quả của nghiên cứu dịch tễ thì thấy rằng, bệnh viêm loét dạ dày gặp rất nhiều ở trẻ có độ tuổi đang phát triển từ 10 – 15 tuổi. Điều này đã phần nào đánh lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với bậc phụ huynh về vấn đề theo dõi sức khỏe của trẻ.

Bởi viêm loét dạ dày là bệnh lý thuộc đường tiêu hóa chỉ thường gặp ở người có độ tuổi từ 35 trở lên, người đã trưởng thành là nhiều. Vậy thực chất có những yếu tố nào đã tác động khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng nhiều đến vậy?

Cùng với kết quả trên thì, bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em có nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau, nhưng chủ yếu là một số lý do sau:

Do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori:

Không chỉ riêng trẻ nhỏ mà cũng có đến 80% người lớn mắc bệnh viêm loét dạ dày dương tính với khuẩn HP này. Đây vốn thuộc loại xoắn khuẩn, chúng có thể tồn tại trên niêm mạc dạ dày rồi ghi gặp điều kiện thích hợp chúng sẽ phát triển và tấn công, gây thương tổn lên lớp niêm mạc.

Sau một thời gian tình trạng viêm nhiễm sẽ trở nên nặng hơn, lan sang nhiều khu vực khác và hình thành bệnh viêm loét dạ dày.

Do lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau NSAIDs:

Hiện nay trẻ nhỏ thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và độc hại, nên rất dễ mắc bệnh (ốm, sốt…) nên có thể phải sử dụng thuốc từ khi còn rất nhỏ. Phụ huynh không hiểu biết về thuốc và cho con dùng sai cách sẽ khiến trẻ bị nhờn thuốc, dần sẽ dùng liều càng cao.

Khi lạm dụng thuốc như vậy cũng sẽ khiến các vi khuẩn có lợi trong dạ dày bị tiêu diệt, ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày rõ rệt hơn và các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập hơn.

Do chế độ ăn uống không đảm bảo, thiếu điều độ:

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên chế độ ăn uống không hợp lý cũng dễ dàng gây ra các thương tổn cho dạ dày. Đặc biệt là những trẻ có khẩu vị ăn uống nhiều đồ chiên rán và không ăn rau xanh, lười uống nước sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với trẻ ăn uống khoa học.

Do tinh thần căng thẳng, stress và áp lực quá độ:

Một trong những lý do khiến trẻ trên 10 tuổi mắc bệnh viêm loét dạ dày là do áp lực về chuyện học hành, sức ép từ gia đình và thầy cô giáo. 

Khi tình trạng đó kéo dài sẽ khiến cho não bộ tác động đến chức năng tiêu hóa của dạ dày rồi gây nên những tình trạng tổn thương, viêm nhiễm và dần hình thành nên bệnh lý về tiêu hóa, trong đó có viêm loét dạ dày.

Dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị viêm dạ dày 

Nếu trẻ nhà bạn đang gặp một trong những triệu chứng dưới đây, rất có thể đang cảnh báo rằng trẻ bị viêm dạ dày: 

Trẻ biếng ăn, chán ăn

Khi trẻ mắc bệnh viêm dạ dày, cơ thể trẻ sẽ chậm tăng cân vì biếng ăn, chán ăn. Đặc biệt là trẻ thường xuyên nôn ói. Nhiều bậc phụ huynh lại nghĩ rằng con giả vờ nôn ói để không phải ăn và càng thúc ăn nhiều hơn khiến bệnh dạ dày của con dần nặng hơn. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cơ thể, mà còn làm tổn thương tinh thần của trẻ.

Trẻ thường xuyên đau bụng

Nhiều quý phụ huynh sẽ nhầm lẫn những cơn đau bụng thường do giun với những cơn đau dạ dày. Từ đó nhiều bậc phụ huynh sẽ chủ quan không đưa trẻ đi khám để tìm nguyên nhân của bệnh. Theo số liệu thống kê, trong 60% trẻ nhập viện do viêm dạ dày thì gần một nửa trẻ đau bụng kéo dài trên 3 tháng mà không được điều trị. Tiến triển bệnh viêm dạ dày của các bé này thường rất nặng. Thậm chí có thể đã dẫn đến nhiều biến chứng xấu như viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày,…

Vì vậy, các bậc phụ huynh cần thường xuyên lưu ý khi trẻ đau bụng bất thường, lặp lại nhiều lần và thường là trước hoặc sau khi ăn. Đối với trẻ em, vị trí đau dạ dày sẽ khác biệt so với người lớn. Các bé thường đau ở trên rốn hoặc quanh rốn. Cơn đau bụng thường diễn ra về đêm, khiến trẻ không ngủ được, âm ỉ kéo dài hay dữ dội từ vài chục phút đến hàng giờ liền.

Trẻ thường xuyên ợ chua, khó tiêu, đầy hơi

Đầy hơi và ợ chua là những dấu hiệu triệu chứng viêm dạ dày phổ biến ở trẻ. Tuy nhiên các bé sẽ gặp khó khăn khi miêu tả triệu chứng này, đặc biệt là các bé dưới 2 tuổi. Bên cạnh đó, dịch acid trong dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản. Điều này dẫn đến họng của bé hay bị ho, ợ hơi, ợ chua. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bé có thể bị viêm loét dạ dày nặng, thậm chí có thể dẫn đến nhiều biến chứng xấu.

Trẻ thường xuyên nôn ói, có thể ói ra máu

Theo thống kê số liệu có hơn 50% số ca trẻ em nhập viện do viêm dạ dày bị tình trạng đi cầu phân đen hoặc phân lẫn máu tươi. Tuy nhiên do thói quen chủ quan của nhiều phụ huynh Việt Nam nên không hay quan sát phân của trẻ. Vì vậy khó có thể lưu ý tình trạng bệnh dạ dày của trẻ từ sớm.

Trẻ xanh xao, thường xuyên chóng mặt

Một số trường hợp trẻ mắc bệnh viêm loét dạ dày và xuất huyết kéo dài trong nhiều ngày mà không được điều trị, dẫn đến tổn thương mạch máu. Thậm chí những trẻ này sẽ có triệu chứng tệ hơn của thiếu máu mạn tính.

Một số biểu hiện khác phụ huynh cần chú ý khi trẻ bị viêm dạ dày:

  • Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt
  • Lòng bàn tay bàn chân trắng nhợt
  • Mệt mỏi, thường xuyên bị chóng mặt
  • Trẻ thiếu tập trung học

Chẩn đoán và cách điều trị cho trẻ bị viêm dạ dày

Biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ thường thay đổi và không cố định. Bởi vậy, khi trẻ có một trong các triệu chứng biểu hiện như trên, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác để có hướng chữa viêm loét dạ dày tốt nhất:

Chẩn đoán bệnh lý

Để chẩn đoán trẻ bị viêm dạ dày hay không, các bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng mà bé mắc phải. Đồng thời yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để cho kết luận chính xác, điển hình như:

  • Xét nghiệm máu: Nhằm tìm kiếm nơi bị nhiễm trùng, mất nước, xác định thiếu máu.
  • Siêu âm: Quan sát chuyển động ruột, xác định vị trí đau, viêm.
  • Xét nghiệm hơi thở: Kiểm tra nồng độ thở và kiểm tra có vi khuẩn HP hay không.
  • Nội soi: Để tìm kiếm vị trí bị kích thích hoặc chảy máu trong dạ dày của trẻ.

Sử dụng mẹo chữa viêm loét dạ dày tá tràng cho trẻ tại nhà

Với tình trạng bệnh nhẹ, phụ huynh có thể áp dụng các cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà cho trẻ dưới đây: 

Thay đổi chế độ ăn và tập cho trẻ có thói quen uống nhiều nước

Như đã chia sẻ thì một trong những nguyên nhân gây bệnh là do việc ăn uống của trẻ chưa điều độ, vậy nên trước tiên việc ăn uống của trẻ cần phải được thay đổi.

Thay đổi chế độ ăn cho trẻ
Thay đổi chế độ ăn cho trẻ
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể trong ngày: Vì uống nhiều nước sẽ giúp quá trình trao đổi chất được diễn ra thuận lợi hơn, chuyển hóa và hấp thụ thức ăn cũng tốt hơn. Từ đó bệnh nhân sẽ thuyên giảm được những triệu chứng của bệnh như đau bụng, khó tiêu, ợ hơi…
  • Ăn đủ bữa, đúng giờ đặc biệt là không ăn quá muộn, ăn quá no, nhất là trước khi đi ngủ.
  • Bổ sung đầy đủ rau xanh (súp lơ, cải, đậu bắp…), vitamin (táo, lê, ổi, dưa hấu, kiwi,…) cần thiết cho cơ thể.
  • Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, chiên rán, cay nóng…

Chườm ấm chữa đau bụng tức thời

Phụ huynh có thể sử dụng túi chườm nóng, hoặc khăn ấm để lên vùng thượng vị, vị trí bị đau bụng. Với mẹo nhỏ này, người bệnh cũng sẽ thuyên giảm được cơn đau tức thì, giúp kích thích tiêu hóa tốt nhưng chỉ tạm thời.

Xoa bóp bụng nhẹ nhàng vùng thượng vị

Vị trí đau nhiều tập trung ở thượng vị, nên việc xoa bóp nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ tại đây sẽ giúp trẻ thấy êm bụng hơn, giảm đau và ợ hơi.

Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm loét dạ dày cho trẻ

Nếu tình trạng đau dạ dày của trẻ sau khi áp dụng các mẹo trên mà không cải thiện, tình trạng bệnh nặng hơn thì phụ huynh nên cho trẻ đến bệnh viện để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng Bộ y tế phù hợp nhất.

Điều trị bằng đông y

Y học cổ truyền – thuốc Đông y là phương pháp điều trị viêm dạ dày ở trẻ em lâu đời mà không phương pháp y học nào có thể thay thế hoàn toàn được. Các cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi cho bé dùng các bài thuốc đông y lành tính, ít tác dụng phụ hơn thuốc tây như sau:

Bài thuốc điều trị viêm dạ dày thể hỏa uất

Bài thuốc có hiệu quả với đối tượng trẻ em bị viêm dạ dày thể hỏa uất, trẻ bị bệnh xuất hiện các triệu chứng như đau rát thượng vị, miệng đắng, ợ chua, rêu lưỡi vàng hoặc mạch huyền sác.

  • Nguyên liệu bài thuốc: Sa sâm, Đương quy, Câu kỷ tử, mạch đông mỗi vị 12g; Sinh địa 14g và 6g xuyên luyện tử.
  • Công dụng: Chống co thắt dạ dày, kháng viêm, dưỡng âm hòa vị.
  • Hướng dẫn sử dụng: Cha mẹ đem sắc và cho trẻ sử dụng mỗi ngày một thang theo hướng dẫn và chỉ định của thầy thuốc.

Bài thuốc Đông y trị thận yếu gây lâm chứng 

Bài thuốc điều trị tỳ vị hư do thể hàn

Bài thuốc hiệu quả với trẻ xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, chân tay lạnh, rối loạn tiêu hóa, mạch hư tế, đi ngoài phân bị nát,…

  • Bài thuốc với thành phần: 4g Cam thảo; Cao lương khương, hoàng kỳ mỗi vị 8g; Bạch thược 10g; Hương phụ, Quế chi mỗi vị 12g; Đại táo và Gừng sống 16g.
  • Công dụng: Tiêu hàn, tiêu viêm, giảm đau, nhuận tràng.
  • Hướng dẫn sử dụng: Đem nguyên liệu đi sắc và sử dụng theo chỉ định của lương y. 

Trẻ bị viêm dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? Chuyên gia gợi ý cho bạn

Lương y Tuấn nhấn mạnh, một chế độ ăn uống đảm bảo khoa học, đúng và đủ chất dinh dưỡng cần thiết cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với việc cải thiện và hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho phụ huynh khi xây dựng chế độ ăn cho con:

Thực phẩm trẻ bị viêm loét dạ dày ở trẻ:

  • Thường xuyên ăn thực phẩm mềm, kích thích tiêu hóa tốt như: cháo gà, cháo sườn, chè bí ngô, súp gà, trứng hấp, sữa dinh dưỡng… giúp cân bằng nồng độ acid dạ dày.
  • Thêm bữa phụ các thực phẩm có tác dụng giảm tiết dịch vị như bánh quy, bánh mì, bột sắn, bánh nếp… Hoặc một số dược liệu tốt cho dạ dày như mật ong, tinh bột nghệ và dầu thực vật,…
  • Bổ sung đủ lượng chất xơ cần thiết: Rau, củ, trái cây, nước ép quả, bột yến mạch,… giúp cải thiện triệu chứng táo bón, khó tiêu cho trẻ em.
  • Sử dụng chất đạm dễ tiêu như thịt gà, thịt lợn nạc, cá, cua, tôm…
Viêm loét dạ dày ở trẻ nên ăn uống khoa học

Thực phẩm trẻ bị viêm loét dạ dày nên hạn chế ăn:

  • Hạn chế uống nước ngọt, nước có vị chua có gas, nước uống phẩm màu… đồ uống không đảm bảo vệ sinh sẽ dễ gây hiện tượng tiêu chảy, buồn nôn.
  • Không nên cho bé ăn nhiều đồ dầu mỡ, các món chiên, xào nhiều chất béo động vật, thức ăn nhanh, hoặc nhiều gia vị cay, nóng,… vì chúng sẽ gây khó tiêu, đầy bụng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của hệ tiêu hóa.
  • Thận trọng khi cho trẻ ăn hoặc uống trái cây chua có nhiều axit như họ nhà cam, dứa, xoài, cóc… vì chúng sẽ khiến lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn nhanh và tổn thương nặng hơn.

Chỉ với việc tạo cho con có thói quen áp dụng chế độ ăn uống như trên phụ huynh đã giúp trẻ cải thiện được bệnh đến 40% và hạn chế được những nguy cơ tái phát bệnh sau khi chữa trị.

Vậy nên, phụ huynh hãy trang bị đầy đủ cho mình những kiến thức tổng hợp về viêm loét dạ dày ở trẻ em được chia sẻ ở trên để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho con tốt nhất!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cập nhật lúc: 3:18 PM , 13/04/2023

Tin liên quan

Viêm Teo Niêm Mạc Dạ Dày Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Viêm teo niêm mạc dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào là thắc mắc của nhiều người. Do đó, để giúp mọi...

Viêm Dạ Dày Cấp Ở Trẻ Em: Tuyệt Đối Không Được Chủ Quan

Viêm dạ dày cấp ở trẻ em là bệnh lý về đường tiêu hóa ít gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên nguy cơ mắc bệnh đang gia tăng do nhiều...

Viêm Loét Dạ Dày Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Đau dạ dày khi mang thai phải làm sao? Thời kỳ mang thai, phụ nữ rất dễ có nguy cơ bị đau dạ dày. Các triệu chứng của bệnh khiến cho...

Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người. Viêm dạ dày là bệnh lý phổ biến hiện nay....

Nhất Nam Bình Vị Khang là bài thuốc Đông y trị đau dạ dày được các chuyên gia đầu ngành tại Nhất Nam Y Viện nghiên cứu, phục dựng. Bài thuốc với cơ chế điều trị 3 TÁC ĐỘNG giúp điều trị chuyên sâu, chấm dứt đau dạ dày và cải thiện hệ tiêu hóa.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *