Thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không là câu hỏi của nhiều người khi gặp phải tình trạng này. Vậy câu trả lời chính xác là gì? Mời độc giả tham khảo hết bài viết dưới đây.
Thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không? Những biến chứng đi kèm
Trả lời câu hỏi “thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không?” Lương y Đỗ Minh Tuấn – cố vấn y khoa VTV2, Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường chia sẻ:
Đây là căn bệnh không đe dọa tới tính mạng nhưng gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm:
Lý giải vấn đề thoái hóa đốt sống lưng có nguy hiểm không phải tùy thuộc vào mức độ bệnh và sức khỏe của bệnh nhân. Lương y Tuấn đã chỉ ra những biến chứng của bệnh dưới đây:
- Hạn chế khả năng vận động: Người bệnh thoái hóa cột sống lưng chắc chắn không thể vận động như người bình thường được. Do các gai xương hình thành. Mỗi khi thực hiện các hoạt động như vặn mình, cúi người cũng cảm thấy khó khăn. Lâu ngày có thể khiến người bệnh mất đi khả năng lao động.
- Nguy cơ mắc bệnh đau thần kinh tọa, chèn ép tủy thắt lưng: Đây là biến chứng nguy hiểm khiến người bệnh có nguy cơ tàn phế vĩnh viễn nếu không được chữa trị sớm.
- Rối loạn tiền đình: Thoái hóa cột sống ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, chèn ép các mạch máu. Điều này khiến bệnh nhân bị rối loạn tiền tình và thường xuyên chóng mặt, rối loạn tâm lý,…
- Tầm nhìn bị thu hẹp: Người bệnh có thể gặp trở ngại về thị lực, sợ ánh sáng, thường xuyên bị sưng đau ở vùng quanh mắt, tầm nhìn bị thu hẹp.
- Bệnh thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm chính là cấu trúc nằm giữa không gian đốt sống. Khi bệnh thoái hóa cột sống lưng kéo dài mà không có phương pháp điều trị có thể gây áp lực lớn lên đĩa đệm. Từ đó làm tổ chức bao xơ bên ngoài bị nứt, khiến nhân nhầy bên trong bị rách và thoát ra ngoài.
- Tàn phế, bại liệt: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của thoái hóa cột sống lưng. Khi biến chứng xảy ra khiến cho người bệnh không thể đi lại bình thường được. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động và sinh hoạt của chính người bệnh và người thân xung quanh.
- Biến dạng cột sống: Đốt sống lưng nằm trong trục sinh lý cột sống hình chữ S. Khi người bệnh mắc thoái hóa cột sống cổ, lưng khiến cấu trúc bị thay đổi, không còn giữ được hình dáng như ban đầu. Biểu hiện rõ nhất chính là lưng có xu hướng tiến về phía trước nhiều hơn hoặc cong vẹo sang một bên.
Các giai đoạn của thoái hóa cột sống lưng
Thoái hóa đốt sống lưng là bệnh lý xương khớp phổ biến và diễn biến theo 4 giai đoạn chính. Mỗi giai đoạn các triệu chứng của người bệnh lại biểu hiện ra khác nhau.
Giai đoạn 1
Thoái hóa cột sống giai đoạn này ở mức nhẹ và chưa có nhiều biểu hiện rõ ra bên ngoài. Giai đoạn này chỉ đơn thuần là sự bào mòn trên sụn khớp. Các sụn khớp còn chưa bị mất đi quá nhiều nên người bệnh vẫn không cảm thấy đau nhức khó chịu. Đôi khi chỉ có cảm giác là những con đau nhẹ bình thường.
Các triệu chứng nền khiến người bệnh lầm tưởng sang các bệnh đau lưng bình thường. Tâm lý chủ quan ở giai đoạn này làm cho bệnh dễ chuyển sang biến chứng nặng hơn.
Giai đoạn 2
Bước sang giai đoạn này, quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn và biểu hiện bên ngoài rõ rệt hơn. Các biểu hiện phổ biến đó là:
- Là các cơn đau nhức cột sống âm ỉ và có tính chất cơ học. Điều này có nghĩa là người bệnh sẽ đau nhiều hơn khi làm việc nhưng nghỉ ngơi khiến các cơn đau biến mất. Đôi lúc, cơn đau những ấp đến bất thường làm ảnh hưởng đến công việc.
- Giảm khả năng vận động hoặc mỗi khi mang vác đồ nặng sẽ cảm thấy ê buốt, khó chịu.
- Có hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng và khô khớp dẫn đến phát ra tiếng kêu khi thực hiện hành động.
Giai đoạn 3
Giai đoạn 3 là giai đoạn các cơn đau diễn ra nhiều hơn và mức độ đau hơn, thời gian đau nhức kéo dài. Cơn đau lúc này không chỉ ở vùng thắt lưng mà còn lan xuống mông, chân, thậm chí cả bàn chân. Nguyên nhân gây bệnh là các gai xương đâm và rễ thần kinh gây đau nhức.
Do cơn đau nhức diễn ra liên tục nên người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, không vận động. Từ đó ảnh hưởng đến tâm lý, phát sinh ra các cảm xúc tiêu cực.
Giai đoạn 4
Giai đoạn này gần như các tổn thương ở cột sống thắt lưng không thể chữa khỏi bằng các phương pháp thông thường. Nguyên nhân là do các dây thần kinh bị chèn ép làm cơ teo dần đi, trục sinh lý cơ thể bị vẹo hoặc gù ra đằng trước.
Phương pháp điều trị duy nhất ở giai đoạn này là phẫu thuật để hồi phục lại chức năng xương khớp.
Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng
Trên thực tế, tình trạng thoái hóa đốt sống lưng có thể xảy ra do rất nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là những nguyên nhân dưới đây.
Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể
Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh hàng đầu. Tuổi càng cao, quá trình phá hủy sụn khớp, xương dưới sụn càng diễn ra mạnh. Do đó, người già thường mắc phải căn bệnh này.
Ăn uống thiếu chất
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể nói chung và sức khỏe xương khớp nói riêng. Nếu trong khẩu phần ăn thiếu canxi, magie, vitamin… sẽ đẩy nhanh quá trình bào mòn, ức chế tái tạo sụn khớp. Từ đó làm tăng nguy cơ thoái hóa.
Sai tư thế
Đôi khi người bệnh không ý thức được rằng mình đang vận động sai tư thế. Đó có thể là việc ngồi vắt chéo chân, ngồi xổm, nằm sấp… Chúng sẽ gây áp lực lên vùng cột sống lưng lâu dần làm tổn thương sụn khớp, giảm độ đàn hồi của đĩa đệm.
Lười vận động
Ít vận động làm máu lưu thông kém, không cung cấp đủ dưỡng chất nuôi dưỡng cột sống, tạo điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển. Hơn nữa, ít vận động cũng làm mất đi độ linh hoạt của cột sống, dẫn đến dễ bị co cứng.
Di truyền
Dù không phải là phổ biến nhưng cũng không nên loại trừ khả năng này. Một số người bẩm sinh đã có cấu trúc cột sống yếu, dễ bị tác động bởi các yếu tố gây thoái hóa.
Đặc thù công việc
Tính chất công việc phải bê vác nặng, cúi gập người nhiều… dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, xơ cứng dây chằng bao khớp. Lâu dần dẫn tới thoái hóa cột sống lưng.
Những đối tượng dễ gặp thoái hóa cột sống lưng
Những người thuộc nhóm đối tượng này cần đặc biệt cẩn trọng trong dự phòng và phát hiện bệnh.
- Người cao tuổi
- Thừa cân, béo phì
- Có lối sống ít vận động
- Người có người thân trong gia đình mắc bệnh
- Đặc thù công việc phải lao động nặng, thường xuyên lặp lại các động tác có liên quan cột sống thắt lưng. Có thể kể đến như: công nhân may, tài xế…
- Bị chấn thương cột sống hoặc đã từng phẫu thuật cột sống
- Người nghiện thuốc lá: Chất kích thích ảnh hưởng rất lớn đến hệ xương khớp, lâu dần sẽ phá hủy sụn khớp dẫn tới thoái hóa.
Biện pháp phòng ngừa thoái hóa đốt sống lưng
Trả lời cho câu hỏi thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không cũng phụ thuộc rất lớn vào phương pháp phòng ngừa của từng bệnh nhân. Nếu người bệnh phát hiện sớm và phòng ngừa sẽ giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng đi đáng kể.
Dưới đây là một số biện pháp nổi bật được lương y Đỗ Minh Tuấn khuyến khích bệnh nhân thoái hóa cột sống thực hiện để phòng ngừa bệnh:
Đảm bảo tư thế khi làm việc, không mang vác nặng
Các tư thế khi sinh hoạt và làm việc ảnh hưởng không nhỏ đến cấu trúc cột sống. Ngoài ra, những người thường xuyên nằm ngủ không đúng tư thế, đi không thẳng lưng, làm việc ngồi sau tư thế, ngồi cong lưng gây áp lực lên cột sống.
Giữ mức cân nặng hợp lý
Béo phì, thừa cân khiến cột sống phải chịu nhiều áp lực và vận động quá tải. Điều này làm cho khớp nhanh bị hao mòn và tổn thương nhiều hơn. Người bệnh nên giữ mức cân nặng vừa phải theo chỉ số BMI của cơ thể để giúp bệnh không biến chuyển nguy hiểm hơn.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh thoái hóa có thể làm tăng sức đề kháng cơ thể, ngăn ngừa các yếu tố và đẩy lùi bệnh hiệu quả. Trong thực đơn hàng ngày người bệnh nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu omega-3, canxi, vitamin D và các chất dinh dưỡng cần thiết khác để nuôi dưỡng sụn khớp.
Thói quen ăn các thực phẩm chiên xào, đồ ăn sẵn và sử dụng các chất kích thích có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Thói quen sinh hoạt và làm việc hợp lý
Thói quen làm việc và sinh hoạt là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa cột sống nói chung. Do đó, người bệnh cần kết hợp đan xen giữa làm việc và nghỉ ngơi để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. Mỗi ngày, hãy phân chia thời gian nghỉ ngơi hợp lý và thời gian làm việc giúp giãn cơ và khớp xương, ngăn ngừa hiện tượng thoái hóa.
Tích cực tham gia thể dục thể thao
Các bộ môn như yoga, bơi lội, dưỡng sinh được các chuyên gia xương khớp khuyến khích người bệnh thoái hóa cột sống lưng tập luyện. Nếu người bệnh không có nhiều thời gian tham gia các lớp học bộ môn này, hãy dành ra 30 phút đi bộ hoặc đạp xe hàng ngày.
Thực hiện đều đặn sẽ giúp người bệnh có cơ thể khỏe mạnh hơn và giảm áp lực lên cột sống.
Thăm khám bác sĩ sớm nếu có biểu hiện bất thường
Nếu có những triệu chứng bất thường ở lưng, hông, cẳng chân, người bệnh nên đến gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác nhất có thể. Việc phát hiện sớm sẽ giúp việc điều trị trở nên dễ dàng hơn mà không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Mong rằng qua những thông tin mà bài viết chia sẻ, độc giả có thể tìm thấy đáp án thỏa đáng nhất cho câu hỏi thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không? có chữa được không. Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, ngay từ những dấu hiệu bất thường đầu tiên của xương khớp, bạn nên chủ động tới thăm khám, nhận tư vấn từ các chuyên gia.
GỢI Ý XEM THÊM