Thẩm mỹ nha khoa là một trong những phương pháp rất được ưa chuộng hiện nay. Bên cạnh việc làm răng sứ thì niềng răng cũng là một lựa chọn không tồi. Vậy chi phí niềng răng 2 hàm là bao nhiêu, có những yếu tố nào ảnh hưởng tới chi phí niềng răng? Để hiểu hơn về vấn đề này mời bạn đọc tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây của Viện Nha Khoa.
Các yếu tố chính ảnh hưởng tới chi phí niềng răng
Niềng răng hay chỉnh nha là hình thức thẩm mỹ nha khoa giúp người niềng có một nụ cười tự tin, tỏa sáng và đảm bảo chức năng của khớp cắn. Phương pháp thẩm mỹ này tuy tốn kém nhưng kết quả mang lại là xứng đáng. Cũng bởi chi phí khá mắc, vậy nên trước khi quyết định làm, các bạn cần tìm hiểu thật kỹ về chi phí niềng răng 2 hàm cũng như những yếu tố tác động tới chi phí chỉnh nha.
Cụ thể chi phí niềng răng hai hàm sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như sau:
Cơ sở nha khoa thực hiện ảnh hưởng tới chi phí niềng răng 2 hàm
Chi phí niềng răng 2 hàm sẽ khác nhau theo từng cơ sở thực hiện. Thông thường mức giá sẽ chênh nhau từ vài triệu cho tới vài chục triệu đồng. Đây là một điều hoàn toàn bình thường vì ở mỗi nha khoa sẽ có chất lượng dịch vụ cùng đội ngũ chuyên gia khác nhau.
Khi bạn lựa chọn địa chỉ nha khoa có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, họ là những giáo sư – người có nhiều kinh nghiệm thì giá thành sẽ cao hơn so với những nha sĩ có chuyên môn thấp hơn. Thêm vào đó, với những nha khoa được trang bị máy móc thiết bị hiện đại, hệ thống vô trùng khép kín thì số tiền bạn bỏ ra để thực hiện chỉnh nha cũng có sự chênh lệch nhất định với các nha khoa còn lại.
Tuy nhiên với mức giá và chất lượng tốt, các bạn sẽ có thể yên tâm về hiệu quả chỉnh nha sau niềng răng. Bạn sẽ được bảo hành và đơn vị cũng chịu trách nhiệm về các rủi ro nếu không may có vấn đề bất trắc xảy ra.
Tương tự, với những cơ sở có giá thành thấp hơn, khách hàng sẽ được hưởng ít quyền lợi hơn, kỹ thuật và trình độ của nha sĩ cũng không được cao. Do đó, người niềng răng cần tìm hiểu kỹ, cân nhắc giữa các nha khoa để lựa chọn địa chỉ chỉnh nha phù hợp nhất.
Tình trạng răng (móm, hô, răng mọc lệch lạc,…)
Niềng răng 2 hàm giá bao nhiêu sẽ phụ thuộc nhiều vào tình trạng răng miệng hiện tại của khách hàng. Chi phí phải trả càng cao khi mức độ răng lệch lạc, món, vẩu, hô, thưa, lệch khớp cắn,… càng lớn.
Trước khi niềng răng, nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát để xác định tình trạng răng/khớp cắn ở mỗi người. Nếu lệch lạc do răng thì phương pháp niềng răng sẽ có hiệu quả chỉnh nha tốt, tuy nhiên nếu yếu tố làm cho khớp cắn bị lệch là do xương hàm thì bạn cần phải tiến hành các phương pháp khác, trước khi niềng răng.
Với những ca chỉnh răng có độ phức tạp cao thì các bác sĩ sẽ cần nghiên cứu, phân tích và sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để kéo răng về đúng vị trí khớp cắn trên cung hàm. Thêm vào đó, thời gian chỉnh nha cũng kéo dài hơn so với những ca niềng răng khác. Hoặc khi tình trạng khớp cắn lệch sâu, người niềng có thể phải thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ xương hàm. Ở hàm khấp khểnh thì cần nhổ bỏ răng để quá trình chỉnh nha được diễn ra đảm bảo, hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất.
Trường hợp người niềng mắc một số bệnh lý về răng miệng khác như sâu răng, viêm nướu,… thì chi phí cũng sẽ bị đội lên dù không đáng kể. Bạn sẽ cần điều trị trước các vấn đề này dứt điểm trước khi bước vào quá trình chỉnh nha để chắc chắn về hiệu quả, tính thẩm mỹ sau niềng.
Bởi việc niềng răng mà chưa được xử lý hoàn toàn các bệnh nền về răng miệng sẽ gây ra những kết quả không mong muốn về sau. Thậm chí chúng còn làm cho tình trạng răng miệng xấu hơn trước khi niềng.
Phương pháp chỉnh nha mà khách hàng lựa chọn
Giá niềng răng 2 hàm cũng bị phụ thuộc nhiều vào phương pháp niềng răng mà bạn lựa chọn. Hiện nay, công nghệ chỉnh nha rất phát triển nên có không ít phương pháp khác nhau hỗ trợ cho việc niềng răng. Các phương pháp này vừa đảm bảo hiệu quả chỉnh nha cũng như tính thẩm mỹ trong suốt quá trình thực hiện.
Tuy nhiên, phương pháp mà đáp ứng được cả hai yếu tố này thì chi phí niềng cũng sẽ cao hơn. Thông thường, hình thức niềng răng bằng mắc cài kim loại sẽ có mức giá dưới 40 triệu đồng, niềng răng thẩm mỹ bằng hàm trong suốt có thể dao động từ 50 – 130 triệu đồng.
Vậy nên tùy theo nhu cầu và tình trạng kinh tế của bản thân mà bạn có thể lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp.
Quá trình chăm sóc trong quá trình niềng răng
Yếu tố cuối cùng ảnh hưởng tới chi phí niềng răng 2 hàm chính là việc chăm sóc răng miệng trong suốt quá trình thực hiện. Chỉnh nha không đơn giản chỉ là lắp mắc cài, mà trong suốt quá trình niềng bạn cần chăm sóc răng miệng cẩn thận để hạn chế các bệnh lý răng miệng phát triển, làm ảnh hưởng tới quá trình chỉnh nha.
Bên cạnh đó, trong suốt quá trình niềng răng hãy ăn đồ ăn mềm, thực phẩm quá cứng sẽ làm vỡ mắc cài, nhất là đối với những người lựa chọn mắc cài sứ hoặc pha lê. Điều này sẽ khiến bạn tốn thêm một khoản phí để thay thế mắc cài mới. Vậy nên việc quan tâm tới việc chăm sóc răng miệng, chế độ ăn uống sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản phí nhất định.
Chi phí niềng răng 2 hàm là bao nhiêu?
Được biết, bên cạnh những yếu tố trên thì chi phí niềng răng 2 hàm sẽ tương ứng với mỗi phương pháp khác nhau mà bạn lựa chọn. Dưới đây là những thông tin cụ thể về mức giá niềng răng của từng phương pháp niềng răng phổ biến nhất hiện nay.
Chi phí niềng răng 2 hàm với mắc cài kim loại
Sử dụng mắc cài kim loại niềng răng là một phương pháp đã được sử dụng từ lâu, đồng thời cũng là cách chỉnh nha phổ biến nhất hiện nay. Hình thức này đã mở đường cho những phương pháp niềng răng tiên tiến hiện nay.
Ưu điểm lớn nhất của hình thức niềng răng bằng mắc cài kim loại mang lại hiệu quả tốt nhất. Bởi chúng sẽ giúp gắn chặt lên từng chiếc răng và nối với nhau bởi hệ thống dây cung kéo với lực đủ mạnh. Nhờ thế mà có thể tùy chỉnh răng về đúng vị trí một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Thêm vào đó, chi phí niềng răng 2 hàm bằng mắc cài kim loại vô cùng hợp lý, đặc biệt thích hợp với những bạn có nguồn kinh phí eo hẹp. Được biết, giá niềng răng mắc cài kim loại chỉ từ 25 – 35 triệu đồng ngay cả với những trường hợp nặng, phức tạp phải nhổ cũng ít hơn mức 45 triệu đồng.
Nhìn chung, mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha có giá thành rẻ nhất hiện nay. Các khí cụ sử dụng đều được làm bằng kim loại, tuy hơi mất thẩm mỹ khi cười nhưng hiệu quả mang lại rất cao nên vẫn được nhiều người yêu thích lựa chọn.
Giá niềng răng 2 hàm với mắc cài sứ – pha lê
Tương tự như phương pháp trên, thay vì sử dụng mắc cài kim loại thì hình thức này dùng mắc cài sứ hoặc pha lê. Điểm nổi bật của phương pháp niềng răng mắc cài sứ là tạo được tính thẩm mỹ cao. Bởi mắc cài và dây cung đều trông giống với màu của răng. Vì thế, trong quá trình chỉnh nha, người niềng sẽ cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp.
Cơ chế hoạt động của mắc cài sứ cũng tương tự như niềng răng mắc cài kim loại bởi chúng đều cần dây cung để tạo lực kéo. Tuy nhiên, giá thành của mắc cài sứ – pha lê sẽ cao hơn mắc cài sứ, giá dao động khi niềng 2 làm là từ 45 – 60 triệu đồng.
Chi phí niềng răng 2 hàm ở mắc cài mặt trong
Đây là hình thức được cải tiến khi khung mắc cài được đặt vào phía mặt răng bên trong. Người niềng vẫn sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung nhằm cố định răng và tạo ra lực kéo nhưng thay vì nằm ở ngoài thì chúng sẽ được đặt vào bên trong. Vì thế nên nó giúp người niềng răng trông như không niềng, tuy nhiên thời gian đầu mắc cài có thể làm tổn thương và rách lưỡi.
Sử dụng mắc cài mặt trong cũng là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn. Phương pháp này rất thích hợp với những người phải thường xuyên giao tiếp hoặc tiếp xúc với nhiều người.
Được biết, chi phí niềng răng 2 hàm bằng mắc cài mặt trong sẽ rơi vào khoảng 45 – 65 triệu đồng. Cũng bởi phương pháp này yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao hơn niềng răng mặt ngoài nên các bạn cần lưu ý trong việc lựa chọn địa chỉ nha khoa để thực hiện.
Giá niềng răng 2 hàm bằng mắc cài tự buộc
Loại hình chỉnh nha này được thiết kế khá đặc biệt khi mắc cài và dây cung được thiết kế thêm một rãnh. Lúc này, phần dây cung sẽ được giữ chắc và tạo ra lực di chuyển răng lớn. Niềng răng bằng mắc cài tự buộc giúp người niềng rút ngắn thời gian chỉnh nha cũng như hạn chế việc phải tới thăm khám nha khoa nhiều lần.
Bên cạnh đó, niềng răng bằng mắc cài tự buộc sẽ hạn chế tình trạng bung sứt mắc cài hay gặp ở hình thức niềng răng truyền thống. Đây là phương thức thẩm mỹ nha khoa được các bác sĩ khuyên những khách hàng bận rộn nên áp dụng. Theo đó, chi phí chỉnh nha 2 hàm bằng mắc cài tự buộc là từ 42 – 60 triệu đồng.
Chỉnh nha 2 hàm không mắc cài – Invisalign
Niềng răng không mắc cài hay còn được gọi là Invisalign có chi phí khá đắt đỏ. Đây là hình thức thẩm mỹ nha khoa cao cấp và hiện đại nhất tính tới thời điểm này. Với mỗi ca niềng răng Invisalign thành công, chi phí có thể dao động từ 65 – 90 triệu đồng. Thậm chí có nhiều trường hợp phức tạp giá thành còn có thể lên tới 100 – 120 triệu đồng.
Niềng răng Invisalign có giá cao bởi chúng được nghiên cứu sáng tạo từ một tập đoàn bên Mỹ. Người niềng sẽ không cần sử dụng tới mắc cài, dây cung hay bất cứ khí cụ nào. Thay vào đó, bạn chỉ cần sử dụng một khay trong suốt để lắp vào răng. Chiếc khay sẽ được mô phỏng đúng với dấu hàm răng hiện tại của bạn, chúng ôm sát chân răng và giúp tạo ra lực từ để kéo chiếc răng về lại vị trí mà bạn mong muốn.
Ưu điểm của việc dùng khay trong Invisalign là người niềng có thể thực hiện tháo hàm ra để vệ sinh răng miệng và ăn uống. Sau đó, bạn lại lắp khay niềng vào như bình thường mà không cần nhờ tới sự trợ giúp của nha sĩ hay bất kỳ ai khác.
Thông thường, mỗi khay niềng sẽ được đeo trong khoảng 15 – 22 ngày rồi sẽ được thay thế bởi một hàm khác để phù hợp với tình trạng răng miệng theo từng giai đoạn chỉnh nha. Nhìn chung việc niềng răng bằng phương pháp Invisalign sẽ giúp người niềng đảm bảo tính thẩm mỹ cực kỳ cao. Bên cạnh đó, khay niềng Invisalign cũng không gây đau, buốt hay để lộ niềng.
Lưu ý cách chăm sóc và biện pháp tiết kiệm chi phí niềng răng
Trước và sau khi niềng răng, bạn cần có một chế độ chăm sóc răng miệng cẩn trọng, đặc biệt là trong quá trình thực hiện. Dưới đây là một số lưu ý về cách chăm sóc và biện pháp giúp tiết kiệm chi phí khi niềng răng 2 hàm. Cụ thể:
- Lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp với tình trạng răng miệng cũng như điều kiện kinh tế của bản thân. Những hình thức chỉnh nha có tính thẩm mỹ cao trong quá trình niềng sẽ có mức giá đắt hơn, vậy nên hãy cân nhắc thật kỹ.
- Bạn cần vệ sinh răng miệng thường xuyên, cụ thể là chải răng 2 – 3 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm, tốt nhất là nên sử dụng bàn chải chuyên dụng để loại bỏ mảng bám trên răng và khuôn niềng tốt nhất. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế các bệnh lý về răng miệng – một trong những yếu tố làm ảnh hưởng tới chi phí niềng răng 2 hàm.
- Hãy sử dụng nước súc miệng chuyên dụng có chứa flour và dùng chỉ nha khoa để làm sạch khoang miệng, hạn chế tình trạng hôi miệng.
- Không nên sử dụng đồ ăn nhiều đường, nước uống có ga hay có màu, thực phẩm nhiều tinh bột bởi chúng sẽ khiến mảng bám dày và làm men răng biến đổi màu sắc.
- Người niềng răng cũng không nên ăn thức ăn quá cứng hoặc quá dai hay nhai kẹo cao su trong quá trình niềng răng.
- Từ bỏ các thói quen xấu như đẩy lưỡi hay dùng răng để cắn vật cứng.
- Trong trường hợp mắc cài bị bung hay tuột thì mọi người nên sử dụng bông hoặc sáp nha khoa chèn vào vị trí bị bung để tránh làm tổn thương khoang miệng. Sau đó bạn cần đến ngay phòng khám nha khoa để được bác sĩ điều chỉnh lại mắc cài cho an toàn.
- Nếu trong quá trình niềng răng mà tình trạng ê buốt kéo dài thì nên tới nha khoa thăm khám để có hướng điều trị phù hợp.
- Sau khi niềng răng xong, các bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của nha sĩ. Đặc biệt là phải đeo hàm duy trì đều đặn để tránh tình trạng răng bị xô lệch hay chạy lại về vị trí cũ. Bởi nếu trường hợp này xảy ra, bạn sẽ mất thêm một khoản chi phí và một khoảng thời gian để niềng lại răng.
Nhìn chung, chi phí niềng răng 2 hàm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là phương pháp niềng và tình trạng răng miệng cụ thể ở mỗi người. Niềng răng là cả quá trình, vậy nên bạn cần kiên trì thực hiện theo hướng dẫn của nha sĩ để đạt được kết quả chỉnh nha như mong muốn. Bên cạnh đó, bạn cần tìm tới những địa chỉ nha khoa uy tín, nơi có đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao để thực hiện niềng răng với chi phí hợp lý nhất.
Cập nhật lúc: 9:03 AM , 16/03/2023