Niềng răng bị tụt lợi là một tình trạng nguy hiểm thường xảy ra khi đeo mắc cài chỉnh nha. Nguyên nhân chủ yếu là do việc vệ sinh răng miệng sai cách, lực siết răng của bác sĩ quá mạnh khiến cho lợi bị tổn thương.
Tụt lợi là gì? Dấu hiệu nhận biết bị tụt lợi khi niềng răng
Răng bị tụt lợi là hiện tượng phần lợi ở răng bị tuột làm lộ bề mặt chân răng, khiến răng dài ra hơn so với bình thường. Bệnh lý này khiến phần lợi bị tụt làm lộ bề mặt chân răng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn là một trong những tác nhân khiến quá trình niềng răng bị hỏng.
Tình trạng tụt lợi thường xảy ra ở một vị trí trên lợi hoặc cũng có thể là ở toàn bộ răng hàm trên, hàm răng bên dưới và có nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý khác về răng miệng.
Bệnh tụt lợi thường diễn ra trong âm thầm và không có những dấu hiệu rõ rệt trong thời gian đầu. Do đó, mọi người rất dễ nhầm lẫn bệnh lý này với những bệnh răng miệng phổ biến khác như: chảy máu chân răng, viêm nha chu hay hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Để có thể ngăn ngừa và phát hiện sớm tình trạng tụt lợi khi niềng răng, bạn cần chú ý đến một số dấu hiệu sau đây:
- Trước khi bị tụt lợi nướu sẽ có dấu hiệu bị sưng hoặc chuyển sang màu đỏ đậm
- Lợi bị tụt sâu về phía chân răng, khiến chân răng lộ ra nhiều hơn bạn có thể nhận ra bằng mắt thường khi vệ sinh răng miệng.
- Răng bị tụt lợi sẽ có chân răng dài hơn so với các răng khác và vùng lợi bị ngắn hơn so với mặt bằng chung.
- Khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa hay xỉa tăm có thể khiến răng bị chảy máu.
- Những trường hợp tụt lợi kéo dài có thể xuất hiện những cơn ê buốt hay đau nhức khi ăn uống, bởi khi này men răng đã bị mất hoặc bị mài mòn. Đây là một triệu chứng rất điển hình của bệnh tụt lợi khi niềng răng.
- Răng có biểu hiện bị lung lay do không còn chỗ bám chắc, khi lợi bị tụt càng nhiều sẽ càng khiến răng càng khó đứng vững được
- Đau ở nướu, dùng tay ấn nhẹ sẽ thấy mủ hoặc máu chảy ra
- Thường tình trạng tụt lợi có xu hướng xuất hiện nhiều hơn ở các răng mặt ngoài như răng cửa và răng nanh.
- Tình trạng tụt nướu ở hàm trên dễ phát hiện hơn tụt nướu hàm dưới. Bởi khi bạn cười sẽ lộ hàm trên dễ phát hiện tình trạng bệnh hơn..
Vì vậy nếu có thất bất kỳ triệu chứng nào dẫn đến bệnh tụt nướu, bạn cần đến các cơ sở nha khoa để được bác sĩ thăm khám và có phương pháp xử lý kịp thời. Tránh để bệnh tiến triển nặng hơn gây hại cho sức khỏe của bạn.
Nguyên nhân niềng răng bị tụt lợi là gì?
Mọi người thường hay gặp phải tình trạng lợi bị tụt khi niềng răng. Bệnh lý này có thể làm cho các răng bị lung lay dễ rụng sớm, gây ê buốt và đe dọa đến kết quả chỉnh nha của bạn.
Theo các nghiên cứu y khoa tình trạng tụt lợi khi niềng răng được xác định là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
Do mảng bám cao răng
Khi đeo mắc cài bạn sẽ khó thực hiện các thao tác vệ sinh răng miệng sạch sẽ như hàm răng bình thường, đặc biệt là tại các vùng kẽ răng hàm sâu bên trong. Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ khiến các mảng bám thức ăn dư thừa không được làm sạch tạo thành các mảng bám cao răng.
Và cao răng chính là nguyên nhân làm cho vi khuẩn phát triển trong khoang miệng, gây viêm nhiễm và tổn thương nướu. Nếu không điều trị kịp thời bệnh viêm nướu sẽ dẫn đến tình trạng bị tụt lợi.
Vệ sinh răng miệng sai cách
Đánh răng sai cách như: chà xát quá mạnh vào chân răng, dùng bàn chải lông cứng sẽ làm tổn thương răng nghiêm trọng. Điều này làm cho nướu dễ bị sưng và chảy máu kéo dài nhiều ngày liền. Tuy nhiên tình trạng này thường có xu hướng tiêu giảm theo thời gian nên nếu không để ý kỹ bạn rất khó nhận biết ngay từ đầu.
Không sử dụng chỉ nha khoa
Nếu chỉ sử dụng bàn chải thường để vệ sinh răng miệng bạn sẽ khó làm sạch những răng sâu không nhìn thấy và phần kẽ răng. Việc sử dụng chỉ nha khoa được các bác sĩ khuyên dùng để làm sạch mọi ngóc ngách trong khoang miệng. Nhờ đó mà các mảng bám không có cơ hội để tích tụ lại thành vôi răng gây hại.
Mắc các bệnh lý răng miệng
Nếu trước khi tiến hành đeo niềng, răng miệng của bạn mắc các bệnh lý răng miệng như: nha chu, viêm nướu,… nhưng không được chữa trị dứt điểm thì việc bị tụt lợi là điều khó tránh khỏi.
Bác sĩ chỉnh nha sai kỹ thuật khiến niềng răng bị tụt lợi
Khi niềng răng hàm răng của bạn sẽ rất yếu và dễ dịch chuyển nếu có các tác động lực siết dây cung. Do vậy nếu bác sĩ tiến hành tác động lực quá mạnh lên răng sẽ khiến răng không kịp thích ứng gây nên tình trạng xô lệch và gây áp lực làm nướu bị tụt. Do đó, trong quá trình chỉnh nha bạn cần chú ý khi siết răng có tình trạng đau nhức kéo dài hãy đến ngay nha khoa để bác sĩ kịp thời xử lý.
Thay đổi nội tiết
Với những bạn nữ đang niềng răng trong độ tuổi dậy thì sẽ có những thay đổi nội tiết khiến nướu dễ nhạy cảm và và dễ bị các loại vi khuẩn gây hại tấn công hơn. Do đó, thay đổi nội tiết tố cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến tụt lợi chân răng ở phụ nữ.
Có nhiều thói quen xấu
Những thói quen như: nghiến răng, đẩy lưỡi hay cậy lợi sẽ gây nên nhiều lực trên hàm răng. Điều này cũng khiến lợi có thể bị tụt khi niềng răng.
Đọc thêm: Niềng răng trước và sau khác biệt như thế nào? Vì sao nên niềng răng sớm
Hậu quả, biến chứng khi niềng răng bị tụt lợi
Tụt lợi khi niềng răng cho dù là do bất kỳ nguyên nhân nào gây nên cũng sẽ tác động rất lớn đến sức khỏe của răng miệng. Nếu để lâu không điều trị thì hậu quả mang lại là không hề nhỏ, cụ thể như:
- Răng nhạy cảm hơn: Khi chỉnh nha răng của bạn đã nhạy cảm hơn so với bình thường. Nếu bị tụt lợi tình trạng này sẽ càng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, ngà răng lộ ra ngoài khiến việc ăn uống trở nên khó khăn và dễ cảm thấy ê buốt khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
- Các bệnh lý về răng miệng: Tình trạng tụt lợi nếu không được kịp thời xử lý có thể dẫn đến nhiều nguy cơ mắc thêm các bệnh như: Viêm chân răng, nha chu, chảy máu răng,…
- Gây nguy cơ gãy rụng răng: Tình trạng tụt lợi kéo dài không được chữa trị kịp thời sẽ khiến cấu trúc quanh răng bị tổn thương nghiêm trọng và không thể nâng đỡ các răng bên trên. Do đó, răng sẽ dần bị lung lay, rụng răng thậm chí là bị mất răng hàng loạt khi còn trẻ.
- Tiêu xương: Khi tình trạng tụt lợi bị viêm nhiễm nặng hoặc mất răng lâu ngày không được khắc phục sẽ dẫn đến việc tiêu xương ổ răng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai mà còn gây mất thẩm mỹ sau này.
- Mất thẩm mỹ: Răng bị tụt lợi sẽ có chân răng dài hơn, đồng thời các kẽ chân răng sẽ bị hở to dễ bị dắt thức ăn vào. Điều này làm giảm thẩm mỹ và khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
Cách khắc phục tình trạng niềng răng bị tụt lợi
Trong thời gian chỉnh nha niềng răng, bạn cần phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra tình trạng răng của mình. Nếu phát hiện nướu xuất hiện những triệu chứng răng bị tụt lợi hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời. Khi đã xác định được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng tụt lợi và tình trạng thực tế của răng bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp điều trị tốt nhất. Dưới đây là một số cách điều trị tụt lợi sẽ được bác sĩ áp dụng cho từng trường hợp cụ thể:
- Trong trường hợp niềng răng bị tụt lợi nhẹ, mới có biểu hiện viêm nhiễm và chưa ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc của răng. Bác sĩ sẽ tiến vệ sinh sạch sẽ răng miệng, lấy cao răng để tạo môi trường cho mô nướu nhanh chóng hồi phục. Khi cạo vôi răng bạn vẫn chỉnh nha bình thường mà không cần phải tháo niềng.
- Trong trường hợp tụt lợi nặng do niềng răng sai cách dẫn tới nhiều tác hại, bác sĩ cần phải tháo mắc cài để tiến hành ghép mô nướu giúp phục hồi lợi. Sau khi lợi tái cấu trúc như bạn đầu sẽ tiến hành niềng răng trở lại.
- Dù áp dụng phương pháp điều trị nào bạn cũng cần thường xuyên chăm sóc răng miệng tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Đảm bảo tình trạng tụt lợi nhanh chấm dứt và không bị tái phát trở lại.
Bí quyết ngăn chặn tình trạng tụt nướu khi niềng răng
Có thể thấy tình trạng tụt lợi trong thời gian đeo niềng răng do nhiều nguyên nhân gây ra. Vì vậy, để tránh không rơi vào tình cảnh này bạn cần chăm sóc răng miệng đúng cách.
Chúng ta hoàn toàn có thể bảo vệ răng miệng của mình trước nguy cơ tụt lợi bằng những thói quen sinh hoạt khoa học. Dưới đây là một số bí quyết giúp ngăn chặn được tình trạng tụt nướu khi niềng răng rất hữu ích mà bạn có thể tham khảo.
Chăm sóc răng miệng đúng cách
- Đánh răng bằng bàn chải đầu tròn có lông mềm 2 lần/ngày và dùng chỉ nha để làm sạch mọi mảng bám trên răng. Bên cạnh đó, cần lưu ý chải răng đúng cách bằng việc nhẹ nhàng xoay tròn đầu bàn chải trên bề mặt của răng.
- Sử dụng nước súc miệng bác sĩ khuyên dùng hoặc nước muối loãng sau khi ăn uống, để loại bỏ những vi khuẩn trong khoang miệng.
- Để giúp răng miệng chắc khỏe hơn, bạn nên lựa chọn các loại kem đánh răng chuyên dụng cho người niềng răng hoặc có thành phần canxi và fluor.
Loại bỏ các thói quen xấu
- Luyện tập để loại bỏ tật nghiến răng.
- Nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều đường, tinh bột, đồ quá nóng hoặc quá lạnh,… để hạn chế các bệnh lý gây sâu răng, viêm lợi.
- Chấm dứt việc hút thuốc lá để giảm thiểu vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng.
- Bệnh cạnh đó bạn cũng cần có chế độ ăn uống khi niềng răng tốt.
Thăm khám răng định kỳ
Để phòng tránh việc niềng răng bị tụt lợi, bạn nên tiến hành lấy cao răng trước khi gắn mắc cài. Bên cạnh đó thường xuyên theo dõi tình trạng răng miệng và đến nha chỉnh nha theo đúng lịch của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi tổng hợp được về tình trạng niềng răng bị tụt lợi, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này và biết được cách khắc phục khi không may gặp phải. Quá trình niềng răng kéo dài có thể sẽ gây ra những tác động không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Vì vậy, hãy lựa chọn một bác sĩ uy tín để theo sát bạn trong suốt quá trình chỉnh nha, kiểm soát tốt các kỹ thuật và đảm bảo niềng răng đạt kết quả tốt nhất.
Cập nhật lúc: 10:54 AM , 15/03/2023Hữu ích với bạn: