Chân răng bị đen là hiện tượng không hiếm gặp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ của bộ nhai. Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp đây còn là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về răng miệng cần được khắc phục ngay.
Nguyên nhân chân răng bị đen
Chân răng bị đen hiện tượng trên bề mặt răng, ngay quanh cổ chân răng xuất hiện những vết đen xỉn màu. Điều này khiến cho hàm răng của chúng ta không còn trắng sáng, gây mất thẩm mỹ đáng kể và mất đi sự tự tin vốn có trong giao tiếp.
Viền răng bị đen có thể khởi phát từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là do mảng bám thức ăn, cao răng, sâu răng, ảnh hưởng từ mão sứ.
Bị đen chân răng do mảng bám
Các vết đen xỉn màu tại chân răng xuất hiện có thể là do mảng bám có màu sẫm tích tụ tại vị trí răng sát lợi. Đặc biệt, khi bạn tiêu thụ các loại đồ ăn thức uống có màu đậm như cà phê, socola, chè, cocacola,…tình trạng này theo thời gian sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, việc hút thuốc lá hay dùng các loại nước uống chứa phẩm màu cũng có thể là nguyên nhân khiến răng bị đen ở chân răng. Mảng bám màu theo thời gian sẽ tích tụ càng nhiều nếu như bề mặt răng của bạn không được giữ gìn sạch sẽ.
Thông thường, khi bạn đánh răng sạch, một phần của mảng bám màu sẽ bị loại bỏ. Tuy nhiên vẫn còn phần răng ở vị trí sát lợi thường dễ bị bỏ qua, đặc biệt là ở mặt trong của răng. Mảng bám màu khi tích tụ lâu dần hoàn toàn có thể chuyển thành màu đen gây mất thẩm mỹ.
Cao răng khiến chân răng bị đen và hôi
Cao răng hay vôi răng chính là những mảng bám tích tụ lâu ngày xung quanh các bề mặt của răng. Chúng có thể bám chặt lên trên bề mặt răng ở cả phía trên và dưới nướu răng. Lúc đầu mảng bám này thường có màu vàng hoặc nâu sẫm và còn mềm, rất dễ loại bỏ. Theo thời gian, khi chuyển thành cao răng, chúng lại chuyển sang màu đen.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do mảng bám có bề mặt xù xì nên thực phẩm có màu rất dễ bám lại. Bên cạnh đó, chính sự lắng đọng của các mảnh vụn thức ăn và xác vi khuẩn trong khoang miệng cũng được xem là tác nhân. Lâu dần các mảng bám sẽ cứng lại chuyển thành cao răng đồng thời nó cũng đổi màu nâu sẫm chuyển hẳn sang màu đen.
Theo các chuyên gia nha khoa, những người có thói quen uống nhiều cà phê, nước trà, hút nhiều thuốc lá và vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng thì quá trình hình thành cao răng diễn ra rất nhanh. Do đó, để hạn chế bị đen chân răng, bạn nên chú ý những điều này.
Bị sâu răng
Sâu răng là bệnh lý răng miệng xuất hiện phổ biến và có liên quan tới sự phá hủy cấu trúc răng. Trước hết, quá trình này sẽ bắt đầu từ lớp men và sau đó mới lan dần tới các cấu trúc bên trong.
Sau khi ăn, việc không làm sạch răng miệng đã khiến carbohydrate trong thực phẩm sẽ bám lại trên răng. Các chất có trong miệng sẽ biến chất này thành acid và khiến cho lớp men bên ngoài răng bị tổn thương, từ đó dần hình thành các lỗ sâu.
Khi bị sâu răng, các tổ chức ngà răng ngay tại vị trí bị sâu sẽ chiến đấu để chống lại với các tổ chức sâu răng. Lúc này ngà răng bị cứng lại và đổi thành màu sẫm đen để ngăn không cho tình trạng sâu răng phát triển thêm nữa. Đây chính là một trong những lý do khiến cho chân răng bị đen và hôi.
Ảnh hưởng của mão răng
Ảnh hưởng của mão răng cũng là lời giải đáp cho thắc mắc tại sao chân răng bị đen. Mão răng đóng vai trò như một chiếc “nón” được đội lên răng nhằm khôi phục hình dáng, kích thước và độ bền của răng. Bên cạnh đó, dụng cụ này cũng giúp cải thiện thẩm mỹ cho răng trong các trường hợp cần thiết. Các mão răng khi được nha sĩ dán chặt vào vị trí cần thiết sẽ giúp che phủ hoàn toàn phần răng nằm ở trên nướu.
Với các mão răng được làm bằng chất liệu kim loại thì sau 1 thời gian kim loại sẽ bị oxi hóa. Hiện tượng này kết hợp với mảng bám và thức ăn bám thức ăn có thể gây nên đường viền đen tại phần răng ở sát lợi.
Ngoài ra, nếu chụp mão răng ở địa chỉ nha khoa kém chất lượng thì nguy cơ bị đen chân răng là rất lớn. Bởi tại đây, bác sĩ đa phần sử dụng loại mão sứ và chất liệu dán kém chất lượng, từ đó gây nhiều hệ lụy về sau cho khách hàng.
Chân răng bị đen có phải là dấu hiệu nguy hiểm?
Theo nhận định từ các chuyên gia nha khoa, chăn răng bị đen không phải là hiện tượng quá nguy hiểm nếu bạn biết cách xử lý kịp thời, đúng hướng. Bởi các nguyên nhân gây ra hiện tượng này cũng rất dễ khắc phục bằng những biện pháp thông thường.
Tuy nhiên nếu chủ quan, không chú ý tới điều trị thì hiện tượng chân răng bị đen có thể gây ra một số biến chứng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể như:
- Viền răng bị đen do mảm bám hay cao răng nếu không khắc phục sớm sẽ khiến vi khuẩn gây hại tấn công vào nướu lợi gây viêm nướu, tụt lợi. Nghiêm trọng, tình trạng này còn có thể làm răng lung lay, mất răng.
- Chân răng có màu đen nếu là như là biểu hiện của bệnh lý sâu răng thì không chỉ gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng mà còn khiến răng nhạy cảm hơn trước. Sâu răng khiến người bệnh đau nhức dữ dội, lâu dần dẫn đến nhiễm trùng tủy, chóp răng. Lúc này để điều trị dứt điểm, bạn cần loại bỏ hoàn toàn chiếc răng bị sâu và tiến hành trồng răng mới.
- Vi khuẩn sâu răng khi phát triển mạnh có thể gây viêm nhiễm vùng nướu nếu không được điều trị kịp thời. Lúc này, nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan như đái tháo đường, tim mạch, máu nhiễm trùng,… cũng gia tăng đáng kể, gây nguy hiểm tới tính mạng.
- Tình trạng chân răng có màu đen do sử dụng răng sứ kim loại lâu ngày chắc chắn sẽ khiến hơi thở có mùi khó chịu. Thậm chí, tình trạng này còn làm hỏng cùi răng bên trong nếu không nhanh chóng thay thế mão răng sứ mới.
Cách chữa chân răng bị đen hiệu quả nhất
Viền chân răng bị đen dù khởi phát do nguyên nhân nào cũng đều cần được khắc phục sớm. Bởi nếu để lâu ngày, tình trạng này sẽ gây ra những tác hại xấu tới sức khỏe răng miệng. Hơn thế nữa, việc chữa trị sớm cũng giúp bạn lấy lại tự tin trong cuộc sống và trong quá trình giao tiếp.
Điều trị tại nha khoa
Khi nhận thấy chân răng có dấu hiệu lạ, tốt nhất bạn cần thăm khám nha khoa ngay để xác định nguyên nhân. Đây là việc làm cần thiết giúp quá trình điều trị tình trạng trên diễn ra nhanh chóng, an toàn và hiệu quả hơn.
Xem thêm
Tùy vào những nguyên nhân cụ thể khiến viền chân răng bị đen và hôi, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị hợp lý. Cụ thể:
- Trường hợp do mảng bám, cao răng lâu ngày: Để loại bỏ hoàn toàn tình trạng chân răng bị đen do mảng bám hay cao răng thì việc vệ sinh răng và lấy cao răng chính là giải pháp hữu hiệu nhất. Lúc này, nha sĩ sẽ tiến hành dùng dụng cụ chuyên dụng để có thể loại bỏ mảng bám và cao răng. Răng khi được làm sạch hoàn toàn chắc chắn trở nên sáng bóng và trắng đẹp hơn.
- Trường hợp do sâu răng: Với các trường hợp đen viền chân răng do sâu răng thì nha sĩ sẽ tiến hành điều trị bệnh lý này trước để loại bỏ hết mô vi khuẩn tấn công và phá hủy tủy răng. Tiếp theo, răng cần được trám lại bằng chất liệu đặc biệt để khôi phục lại hình dáng, màu sắc như ban đầu. Bên cạnh đó, việc làm này cũng bảo vệ răng tránh các loại hại khuẩn tấn công trở lại.
- Trường hợp do mão răng: Cách tốt nhất để khắc phục hiệu quả tình trạng bị đen chân răng do mão răng là thay mão răng mới. Lời khuyên của các chuyên gia nha khoa là bạn nên chọn răng toàn sứ với cấu tạo bằng sứ tốt. Điều này chắc chắn sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng oxi hóa và không gây đen ở viền nướu như mão răng kim loại.
Ngoài áp dụng các biện pháp điều trị trên, bạn cũng có thể áp dụng cách, tẩy trắng răng bằng công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với trường hợp răng bị xỉn màu không phải do bệnh lý.
Công nghệ tẩy trắng răng hiện đại sẽ giúp tác động sâu và làm sạch những vết đen trên răng, từ đó có thể giúp răng lấy lại được màu trắng tự nhiên. Hiện nay các loại thuốc tẩy trắng răng có mặt tại các nha khoa luôn được nha sĩ kiểm soát nồng độ an toàn với cơ thể. Do đó rất hiếm trường hợp gây kích ứng cho mô nướu. Giới chuyên gia nha khoa đánh giá, đây cũng là cách khắc phục tình trạng chân răng bị đen nhanh chóng, hiệu quả và được rất nhiều người ưa chuộng.
Các cách trị chân răng bị đen tại nhà hiệu quả
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp, chân răng bị đen chỉ là do sự tích tụ của mảng bám thức ăn thông thường. Do đó, nếu mảng bám còn mềm chưa hình thành cao răng thì bạn có thể loại bỏ chúng bằng một số giải pháp tại nhà sau đây:
- Thường xuyên ăn mía
Mía là thực phẩm được nhiều người ưa thích do không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn sở hữu các thành phần giúp chống lại các tác nhân gây ung thư. Đáng chú ý, khi ăn nhiều mía, bạn hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng chân răng bị đen do mảng bám thức ăn.
Các chuyên gia lý giải răng, trong mía có chứa saccarozơ, các Axit amin và Vitamin cần thiết cho sức khỏe con người. Nhất là sợi xenlulozo của loại thực phẩm này khả năng loại bỏ các mảng bám màu đen trên răng khi nhai. Do đó, việc thường xuyên ăn mía cũng là một cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả,
- Dùng baking soda
Baking soda là một trong những nguyên liệu quen thuộc, được nhiều người biết đến do có đặc tính tẩy rất mạnh. Như vậy, hoàn hoàn toàn thể dùng nguyên liệu này để đánh bật mảng bám gây đen viền chân răng.
Để làm trắng răng, bạn có thể kết hợp baking soda với các nguyên liệu khác như muối hay kem đánh răng. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng sản phẩm này, bạn chỉ nên áp dụng nó với tần suất khoảng 2 – 3 lần/tuần. Bởi đặc tính tẩy rửa mạnh của baking soda có thể khiến men răng bị tổn thương nếu dùng không đúng cách.
- Sử dụng vỏ quýt khô
Sử dụng vỏ quýt khô để khắc phục hiện tượng chân răng bị đen cũng là mẹo đơn giản được nhiều người áp dụng. Bởi trong loại nguyên liệu này chứa nhiều axit nên khi tiếp xúc với bề mặt răng nó sẽ làm bật các vết ố vàng, xỉn đen và giúp răng trắng hiệu quả.
Để làm trắng răng, đánh bật mảng bám trên răng, bạn cần phơi khô vỏ quýt và nghiền thành bột mịn. Tiếp theo trộn 1 lượng vừa đủ với kem đánh răng và dùng hỗn hợp thu được để đánh răng như bình thường.
- Ăn trái cây và rau xanh
Trên thực tế, có rất nhiều loại trái cây không chỉ cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể mà còn có tác dụng loại bỏ các mảng bám gây xỉn màu răng. Các chuyên gia nha khoa luôn khuyên bạn ưu tiên các loại trái cây và rau xanh có chứa acid nitric hay acid malic. Trong đó điển hình nhất là táo, dâu tây, chanh, vỏ cam, rau cần.
Khi tiêu thụ các thực phẩm kể trên, bạn nên nhai kỹ. Bởi lúc này chúng có tác dụng một loại bàn chải cọ xát trên bề mặt răng liên tục để có thể lấy đi mảng bám đen, xỉn màu quanh chân răng.
Một số lưu ý phòng ngừa chân răng bị đen
Khi chân răng bị đen, bạn nên quan tâm hơn đến vấn đề chăm sóc, vệ sinh răng miệng và ăn uống đúng cách như sau:
- Sử dụng bàn chải lông mềm và sản phẩm kem đánh răng chứa fluor để làm sạch răng 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối.
- Kết hợp dùng thêm chỉ nha khoa và dung dịch súc miệng hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ sạch sẽ mảng bám, thức ăn thừa trên răng và giúp hơi thở thơm mát.
- Thay đổi thói quen ăn uống hằng ngày để tăng cường sức khỏe răng miệng như không hút thuốc lá, hạn chế thức ăn thức ăn ngọt, nước uống có gas và cà phê.
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho răng vào chế độ ăn uống hàng ngày như sữa, phô mai, trái cây tươi, rau củ quả, đồ ăn chứa nhiều chất xơ, vitamin, canxi,…
- Trung bình 6 tháng mỗi lần, bạn nên đến nha khoa để thăm khám sức khỏe răng miệng và cạo vôi răng định kỳ.
Như vậy, chân răng bị đen có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân. Khi gặp tình trạng này, bạn cần sớm thăm khám nha sĩ sớm để có cách điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý hơn tới chế độ chăm sóc răng miệng giúp cho hàm răng luôn được chắc khỏe và trắng sáng.
Cập nhật lúc: 9:06 AM , 16/03/2023Đừng bỏ qua