Răng hàm là gì? Chức năng và một số vấn đề thường gặp phải

Răng hàm đóng vai trò là một “bộ máy” nghiền nhỏ thức ăn giúp dạ dày có thể tiêu hóa một cách dễ dàng hơn. Cũng bởi vậy mà chúng được đánh giá là những chiếc răng giữ vai trò quan trọng nhất trong cung hàm. Để giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về cấu tạo, chức năng của nhóm răng này, chúng tôi sẽ phân tích chi tiết ngay trong bài viết dưới đây. 

Răng hàm là gì?

Răng hàm (còn được gọi là răng cối) là những chiếc răng mọc ở phía trong cùng của hàm, giữ vai trò bảo vệ xương hàm và bộ nhai. Chúng mọc ở vị trí phía trong hai răng cửa (vị trí số 1, 2) và một răng nanh (vị trí số 3). Ở mỗi một phần tư hàm của người trưởng thành sẽ có hai răng hàm nhỏ (vị trí 4, 5) và ba răng hàm lớn (vị trí 6, 7, 8).

Mỗi người có bao nhiêu chiếc răng hàm
Mỗi người có bao nhiêu chiếc răng hàm

Được biết răng hàm nhỏ thứ nhất và răng hàm nhỏ thứ hai là các răng vĩnh viễn và được mọc thay thế cho các răng hàm sữa. Còn ba răng hàm lớn gồm răng hàm lớn thứ nhất, thứ hai và thứ ba là các răng vĩnh viễn mọc lên không qua quá trình thay răng sữa. Trong đó, đặc biệt phải kể đến răng hàm lớn thứ nhất hay còn gọi là “răng sáu tuổi mọc” (vị trí số 6 theo sơ đồ) mọc lên rất sớm. Bởi vậy, nó cùng tồn tại với răng sữa nên nhiều người bị nhầm lẫn với răng sữa và không chăm sóc đúng cách. Điều này dẫn đến nhiều răng vĩnh viễn khi bị mất đi và không mọc lại được.

Cấu trúc và thành phần của răng hàm

Các bác sĩ khuyên rằng mỗi người đều nên tìm hiểu rõ cấu trúc cũng như thành phần răng để có thể tự phát hiện và có những biện pháp khắc phục kịp thời trước những thay đổi mang tính bệnh lý. Bên cạnh đó, biết cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách nhằm bảo vệ những chiếc răng này luôn khỏe mạnh. Đồng thời giúp nâng cao tính thẩm mỹ cho nụ cười và tổng thể gương mặt.

Răng hàm có cấu trúc như thế nào?

Được biết răng hàm có cấu trúc chung giống như các răng khác, gồm hai phần là thân răng, chân răng và ngăn cách nhau bởi cổ răng. Cụ thể:

Thân răng

Đây là phần có thể nhìn thấy được, vị trí ở phía trên cổ răng. Thân răng gồm có 5 mặt là mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai và hai mặt bên. Trong đó, mặt nhai của chúng tiếp xúc trực tiếp với các răng hàm đối diện giữ vai trò quan trọng trong nhai và nghiền nhỏ thức ăn.

Chân răng

Chân răng là phần được cắm vào phần xương ổ răng của xương hàm. Chúng ta không thể quan sát chân răng bằng mắt thường mà phải thông qua chụp X quang hoặc khi chúng được nhổ ra khỏi ổ răng. Mỗi chiếc này có có từ 2 – 3 chân răng và số lượng này tùy thuộc vào vị trí của răng trong cung hàm. Cụ thể:

  • 2 chân: Răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên có 2 chân, gồm 1 chân ngoài và 1 chân trong. Răng hàm lớn thứ nhất và răng hàm lớn thứ 2 hàm dưới có 1 chân xa và 1 chân gần.
  • 3 chân: Răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai của hàm trên có 2 chân ngoài và 1 chân trong.

Thành phần cấu tạo của răng hàm

Chiếc răng này được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là men răng, ngà răng và tủy răng giống như những chiếc răng khác.

Thành phần cấu tạo chính của chúng
Thành phần cấu tạo chính của chúng

Men răng

Men răng là phần phủ bên ngoài thân răng và được xem là thành phần cứng nhất trong cơ thể, với tỷ lệ các chất vô cơ chiếm tới 96%, trong đó chủ yếu là Hydroxyapatite. Thành phần này không màu, dạng trong suốt, rất cứng và giòn. Đồng thời không chứa các dây thần kinh nên không có cảm giác.

Hình dáng cũng như bề dày của men răng được xác định từ trước khi răng mọc ra. Cụ thể chiều dày của men răng thay đổi theo vị trí, thường dày nhất ở núm răng và mỏng dần về phía cổ răng, vì vậy nếu chải răng theo chiều ngang rất dễ làm mòn cổ răng. Hơn nữa, trong suốt đời sống, men răng không có sự hồi phục hay bồi đắp thêm mà chỉ mòn dần theo tuổi.

Ngà răng

Ngà răng là lớp ở phía trong men răng và chiếm thể tích lớn nhất trong một chiếc răng. Trong ngà răng chứa buồng tủy và ống tủy. Thành phần này kém cứng hơn men răng, chứa khoảng 70% chất vô cơ, 30% chất hữu cơ và nước. Bề dày của ngà răng có thể thay đổi do hoạt động của nguyên bào ngà. Theo đó, nó ngày càng dày theo hướng về phía hốc tủy răng và làm hẹp dần hốc tủy.

Màu của ngà răng cũng chính là màu của răng do men răng không có màu. Nếu răng mất đi lớp men phủ bên ngoài, ngà bị lộ ra sẽ có những màu vàng, trắng khác nhau và bề mặt thường ráp hơn men răng. Khi bị lộ lâu ngày, ngà răng sẽ ngày càng chuyển sang màu vàng sẫm hơn do bị nhiễm màu từ thức ăn, đồ uống và đặc biệt là những người hút thuốc lá. Nguyên nhân do lớp ngà chứa các ống nhỏ như bọt biển xốp hơn men răng nên dễ giữ lại các chất màu.

Ngoài ra, do ngà răng chứa các ống nhỏ có dây thần kinh và mạch máu nên có cảm giác với nóng, lạnh và sự ê buốt.

Tủy răng

Tủy là mô liên kết mềm, nằm ở phía trong hốc tủy gồm tủy thân (Pulp Chamber) và tủy chân (Root Canal). Đây là đơn vị sống chủ yếu của răng, trong tủy chứa nhiều mạch máu, mạch bạch huyết cũng như các dây thần kinh để duy trì sự sống và tiếp nhận cảm giác của răng.

Chức năng của răng hàm

Tuy rằng có sự khác nhau về cấu trúc, nhưng nhìn chung các răng hàm đều có 3 chức năng chính như sau:

Răng hàm có những chức năng gì
Răng hàm có những chức năng gì
  • Chức năng ăn nhai: Đây là vai trò quan trọng nhất của răng hàm. Những chiếc răng này giúp cắn, xé, nhai thức ăn. Sau đó cùng với lưỡi và các men có trong nước bọt trộn đều, nghiền nhỏ trước khi đưa vào trong cơ thể. Nhờ đó giảm tải áp lực cho các bộ phận như dạ dày, ruột non cũng như hỗ trợ rất tốt cho quá trình tiêu hóa.
  • Chức năng thẩm mỹ: Chiếc răng này giữ vai trò cấu tạo nên một hàm răng đẹp và khỏe mạnh để làm tăng sự cân đối của khuôn miệng. Nhờ đó bạn có một nụ cười tự tin, tỏa sáng hơn.
  • Chức năng phát âm: Răng cùng với lưỡi và hàm là những bộ phận giữ vai trò quan trọng trong khả năng phát âm của một người. Nếu bộ răng đều và đầy đủ sẽ góp phần giúp cho quá trình phát âm chuẩn xác, tròn vành, rõ chữ hơn. Ngược lại, những người bị mất răng hàm có khoảng trống, khi ấy luồng hơi từ trong miệng đẩy ra ngoài sẽ không đều và tạo thành tiếng không chính xác, khó nghe.

Tìm hiểu:

  • [Giải đáp ngay] Răng khểnh là gì? Có nên niềng răng khểnh không?

Một số vấn đề thường gặp với răng hàm và cách khắc phục

Răng hàm giữ vai trò quan trọng với sức khỏe vì đây là “bộ máy” nghiền nát thức ăn và đưa xuống dạ dày. Nhờ đó, bao tử của chúng ta mới có thể hấp thu được các chất dinh dưỡng một cách tốt nhất để nuôi các cơ quan của cơ thể. Nếu để mất răng, toàn bộ cơ thể sẽ bị suy yếu do việc ăn uống khó khăn.

Dưới đây là một số vấn đề thường gặp với răng hàm:

Răng hàm bị sâu

Sâu răng là vấn đề thường gặp nhất ở răng miệng. Đây là một dạng tổn thương do bị các vi khuẩn sâu răng xâm nhập. Nguyên nhân bởi các yếu tố như: Răng khôn mọc lệch tạo khe hở cho thức ăn bám vào, ăn nhiều đồ ngọt,…

Sâu răng có tính chất lây lan, vì vậy nếu một chiếc răng hàm bị sâu sẽ có nguy cơ lây sang những chiếc răng bên cạnh. Sâu răng gây ra tình trạng đau nhức, ê buốt kéo dài, đặc biệt là khi ăn đồ nóng hoặc lạnh.

Chính vì thế, ngay khi phát hiện các dấu hiệu sâu răng, bạn hãy đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tránh để tình trạng này diễn biến nặng, tấn công vào tủy răng và làm mất răng vĩnh viễn.

Các bạn cần chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách tránh để bị sâu
Các bạn cần chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách tránh để bị sâu

Viêm nha chu

Nha chu là một loại bệnh lý phổ biến đối với răng hàm. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra những vấn đề sau: Hôi miệng, sức nhai kém, răng lung lay và thậm chí là mất răng. Ngoài ra, bệnh nha chu nếu không được chữa kịp thời có khả năng dẫn đến tình trạng tiêu xương. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này thường do vệ sinh răng miệng kém, dẫn đến hình thành các mảng bám và ổ vi khuẩn.

Cách phòng tránh tình trạng viêm nha chu là chăm sóc răng thường xuyên và đúng cách, đồng thời bổ sung thêm hàm lượng vitamin C cho cơ thể. Ngoài ra, khi phát hiện bệnh lý nên đi khám nha sĩ ngay để được hướng dẫn hướng xử lý kịp thời.

Xuất hiện cao răng

Cao răng là tình trạng rất dễ gặp phải với răng hàm. Nguyên nhân do mảng bám tích tụ và bị vôi hóa bởi các hợp chất muối vô cơ trong nước bọt, lâu dần trở nên cứng rồi bám chắc vào bề mặt răng. Chúng gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng với biểu hiện cụ thể là các răng bị ố vàng và xỉn màu. Đồng thời làm hôi miệng và cản trở quá trình vệ sinh răng miệng.

Cách khắc phục tình trạng cao răng là:

  • Thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách và ăn uống lành mạnh.
  • Đi khám định kỳ và lấy cao răng 6 tháng/lần tại các cơ sở nha khoa uy tín.

Răng bị tụt lợi

Đây là tình trạng nướu bị rụt về phía chân răng, làm răng bị dài hơn và lâu dần chân răng sẽ bị lộ ra. Nguyên nhân có thể do các vi khuẩn gây hại tích tụ ở các mảng bám trên răng phá hủy mô nướu. Hoặc đánh răng không đúng cách dẫn đến lợi bị tổn thương và do yếu tố di truyền.

Các biện pháp thường được chỉ định trong khắc phục tình trạng này là: Ghép mô lợi, nạo nha chu, ghép implant,…

Răng nhạy cảm, ê buốt

Tình trạng răng nhạy cảm, ê buốt không phải do yếu tố di truyền mà thường do thói quen ăn uống các đồ nóng, lạnh lâu ngày làm răng bị suy yếu. Đồng thời làm mất lớp men răng, lộ ngà răng, các dây thần kinh và gây ra tụt nướu.

Để khắc phục tình trạng này, người bệnh nên hạn chế ăn đồ nóng lạnh và chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách.

Trường hợp nào cần nhổ bỏ răng hàm?

Bảo tồn răng hàm cho người bệnh luôn là yêu cầu hàng đầu của các nha sĩ trong quá trình điều trị những bệnh lý về răng miệng. Tuy nhiên, với một số trường hợp răng bị tổn thương quá nghiêm trọng và làm ảnh hưởng đến các răng khỏe mạnh bên cạnh thì nên nhổ càng sớm càng tốt. Cụ thể:

  • Răng hàm bị sâu quá nặng, đã bị viêm tủy, viêm nha chu dẫn đến tiêu xương không thể điều trị được thì cần nhổ răng. Bên cạnh đó còn nhằm bảo vệ các răng khỏe mạnh còn lại, tránh lây lan cho cả hàm răng.
  • Răng hàm bị viêm nhiễm quá mức, dẫn đến áp xe xương ổ răng. Hoặc răng bị vỡ, mẻ phần lớn thân răng và chỉ còn phần chân răng trong xương hàm.
  • Răng hàm bị lung lay quá nặng không thể khắc phục được thì cần nhổ để trồng răng giả thay thế.
  • Trường hợp răng khôn (răng hàm số 8) bị mọc lệch, mọc ngầm hoặc chen chúc gây ảnh hưởng và tổn thương đến răng số 7 bên cạnh.
Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ trong trường hợp răng bị sâu nặng và ăn vào đến tủy răng không thể khắc phục được
Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ trong trường hợp răng bị sâu nặng và ăn vào đến tủy răng không thể khắc phục được
  • Ngoài ra, răng hàm sẽ được chỉ định nhổ trong trường hợp mọc chen chúc, lộn xộn trên cung hàm làm khớp cắn bị sai lệch và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Việc này nhằm tạo không gian để quá trình niềng răng và chỉnh nha được thực hiện thành công giúp hàm răng đều đẹp hơn.

Hướng dẫn chăm sóc răng hàm đúng cách

Hiện nay, có rất nhiều người trẻ bị mất răng hàm và phải đi trồng răng mới. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến chính sức khỏe của chúng ta. Bởi vậy, các bạn hãy ghi nhớ một số lưu ý sau để chăm sóc răng miệng hiệu quả hơn.

  • Thay bàn chải định kỳ: Khi bàn chải đánh răng bị cùn và các sợi lông trên đó bị gãy, bạn sẽ không thể chải răng sạch sẽ. Bởi vậy, trung bình khoảng 3 – 4 tháng, chúng ta nên thay bàn chải mới 1 lần.
  • Lựa chọn đúng loại bàn chải: Các nha sĩ thường khuyên chúng ta nên lựa chọn bàn chải có lông mềm mượt và có độ đàn hồi tốt để dễ dàng loại bỏ các mảng bám, mảnh vụn thức ăn trên răng. Đồng thời điều này cũng giúp hạn chế tổn thương đến nướu răng.
  • Không nên đánh răng ngay sau khi ăn: Bạn nên đánh răng sau khi ăn ít nhất 30 phút, đặc biệt là khi vừa ăn các đồ ăn như chứa nhiều axit hay soda. Nếu đánh răng quá sớm có thể sẽ gây mòn men răng.
  • Thời gian chải răng: Bạn nên chải răng trung bình khoảng 2 phút và tối thiểu 2 lần/ngày. Tránh chải quá nhanh chưa làm sạch hết toàn bộ các mảng bám ở trên răng.
  • Kỹ thuật chải răng: Đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ với hàm, sau đó chải vòng tròn theo chiều dọc của răng và lần lượt theo nhóm 2 – 3 chiếc răng. Mặt bên trong của răng cũng thực hiện tương tự. Lưu ý dùng với một lực vừa phải để tránh làm tổn thương đến lợi và gây mòn men răng. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng thêm dụng cụ chải lưỡi để loại bỏ mảng bám thức ăn trên bề mặt lưỡi.
  • Sử dụng nước súc miệng: Sau khi chải răng, bạn nên súc miệng bằng nước sạch 3 – 4 lần để đảm bảo trôi bỏ hết mảnh vụn thức ăn và kem đánh răng. Bên cạnh đó nên sử dụng thêm nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý nhằm đánh bay triệt để mảng bám và bảo vệ răng trước các vi khuẩn gây hại.
  • Chế độ ăn uống: Hạn chế ăn đồ ăn cứng, quá nóng, quá lạnh hoặc các loại đồ ngọt dễ làm tổn thương men răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt đảm bảo đủ hàm lượng canxi để răng luôn được chắc khỏe.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về răng hàm mà chúng tôi tổng hợp và phân tích, hy vọng có ích với bạn đọc. Mong rằng bạn sẽ luôn chú ý chăm sóc những chiếc răng này thật tốt để có một hàm răng đều đẹp và khỏe mạnh. Nếu cần hỗ trợ thêm các vấn đề khác về răng miệng hãy liên hệ ngay cho chúng tôi.

Đọc thêm:

Cập nhật lúc: 10:31 AM , 17/03/2023

Tin liên quan

Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp quý ông sung mãn và tự tin

Top 4 loại thuốc chữa viêm lợi cho phụ nữ cho con bú an toàn

Hiện nay, có rất nhiều bà mẹ bỉm sữa thường xuyên gặp phải tình trạng bị viêm lợi do nhiều nguyên nhân khác gây nên như vệ sinh răng miệng...

Trứng vịt lộn luộc ăn cùng rau răm

Mewing Là Gì? Cách Tập Đúng Và Một Số Lưu Ý Để Đảm Bảo An Toàn

Phương pháp Mewing từ khi ra đời đã gây sốt trên mạng xã hội phương Tây nhưng lại mới chỉ mới phổ biến ở Việt Nam trong vài năm trở...

Hàm Trainer Cho Bé Có Thực Sự Hiệu Quả? Những Lưu Ý Khi Sử Dụng

Hàm trainer cho bé là một giải pháp chỉnh nha sớm được nhiều phụ huynh lựa chọn với mong muốn trẻ có được một hàm răng đều đẹp. Nhưng liệu...

Cách điều trị sâu răng vĩnh viễn đem lại hiệu quả cao

Sâu răng đang là tình trạng phổ biến vì nó có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Người già, người trẻ, các bé đang mọc răng sữa nếu không...

Viêm lợi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị Nhanh Chóng

Viêm lợi là một bệnh lý trong khoang miệng, gây nên tình trạng chảy máu, sưng tấy, chảy dịch khiến người bệnh đau nhức và khó chịu. Nếu không có...

Viêm Tủy Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Biện Pháp Xử Lý

Viêm tủy răng được xem là một bệnh lý răng miệng phổ biến và cần được khắc phục sớm để hạn chế xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Vậy...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *