Cao răng là gì? Nguyên nhân hình thành và biện pháp khắc phục hiệu quả

Trên thực tế, hiện nay vẫn có rất nhiều người không biết cao răng là gì. Theo các chuyên gia, cao răng hay còn gọi là vôi răng và là mảng bám cực kỳ bền chắc trên răng. Chúng có thể là tác nhân gây ra khá nhiều bệnh lý về răng miệng, nhất là sâu răng và viêm nha chu. Bởi vậy, bạn cần nắm được cách phòng tránh và biện pháp khắc phục cao răng hiệu quả để bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất.

Cao răng là gì?

Cao răng còn được gọi với một cái tên khác là vôi răng. Vậy vôi răng là gì? Đây là những mảng bám tích tụ trên răng và bị vôi hóa bởi các hợp chất muối vô cơ có trong nước bọt và cặn mềm. Lâu dần chúng trở nên cứng cáp, bám dính chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi. Cặn mềm gây ra cao răng có thể là những mảnh vụn thức ăn hoặc các chất khoáng trong miệng,…

Trên thực tế, hiện nay vẫn có rất nhiều người không biết cao răng là gì.
Trên thực tế, hiện nay vẫn có rất nhiều người không biết cao răng là gì

Cao răng được phân thành 2 loại là cao răng thường và cao răng huyết thanh. Trong đó, cao răng thường mang màu trắng đục hoặc vàng nhạt. Sau khi xuất hiện một thời gian trên bề mặt răng và nướu, nó sẽ gây ra bệnh viêm nướu. Nếu không can thiệp điều trị sớm, tình trạng này khiến nướu bị xuất huyết. Đáng chú ý máu chảy ra có thể ngấm vào mảng cao răng sau đó chuyển sang màu nâu đỏ, đây chính là dạng cao răng huyết thanh.

Tìm hiểu:

Nguyên nhân gây ra cao răng

Ngoài việc tìm hiểu cao răng là gì, bạn cũng nên nắm rõ được nguyên nhân hình thành nên chúng. Theo các chuyên gia, đa phần cao răng được hình thành từ thói quen vệ sinh răng miệng kém. Cụ thể:

  • Răng miệng không được vệ sinh thường xuyên, đều đặn mỗi ngày, nhất là sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
  • Việc chải răng không đúng cách khiến bề mặt răng không được làm sạch hoàn toàn, nhất là tại vị trí răng hàm, răng khôn. Điều này vô tình để lại các mảng bám thức ăn trên răng và lâu ngày phát triển thành cao răng.
  • Không sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng sau mỗi bữa ăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh bên trong các kẽ răng.
  • Thói quen ăn nhiều đường, nhất là các loại đường hóa học chứa trong nước ngọt có gas, bánh kẹo.

Quá trình hình thành vôi răng

Theo các chuyên gia về chăm sóc sức khỏe răng miệng, sau khi ăn khoảng 15 phút, tất yếu sẽ có một lớp màng mỏng bám lên trên bề mặt răng. Nếu màng này không được làm sạch thông qua việc đánh răng, súc miệng, dùng chỉ nha khoa thì các vi khuẩn sẽ hình thành và tích tụ ngày càng dày lên tạo thành mảng bám bên răng.

Có một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, có tới 70% trọng lượng mảng bám là vi khuẩn. Điều này có nghĩa, trong 1mg mảng bám sẽ có chứa tới một tỷ vi khuẩn.

Trong vôi răng có rất nhiều vi khuẩn gây hại
Trong vôi răng có rất nhiều vi khuẩn gây hại

Khi mảng bám còn mềm, bạn có thể dễ dàng làm sạch khỏi bề mặt răng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa. Tuy nhiên, khi chúng đã tồn tại lâu là bị vôi hoá bởi hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và cặn mềm sẽ trở nên cứng hơn, thậm chí bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi. Đây chính là quá trình hình thành cao răng (vôi răng). Lúc này bạn chỉ có thể loại bỏ sạch sẽ chúng bằng cách tới phòng khám nha khoa và nhờ tới sự trợ giúp của nha sĩ.

Tác hại của cao răng

Cao răng khi hình thành và bám chặt lên bề mặt răng sẽ ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe răng miệng. Cụ thể:

  • Cao răng bám trên chân răng gây cản trở việc vệ sinh răng miệng, dễ dẫn đến tình trạng hôi miệng.
  • Cao răng là nơi trú ngụ cực kỳ lý tưởng của các loại vi khuẩn gây ra các bệnh lý răng miệng. Chúng có khả năng lên men đường trong thức ăn thành acid và các hợp chất có tính acid làm hư hại men răng, dẫn đến tình trạng sâu răng.
  • Vi khuẩn trong mảng bám cao răng gây kích ứng nướu răng dẫn đến tình trạng viêm nướu với các triệu chứng điển hình là sưng, đỏ, chảy máu nướu… Nếu để lâu, vôi răng còn có thể phát triển to hơn về kích thước và khối lượng rồi lan dần xuống phía dưới chân răng, đẩy lợi tụt xuống, từ đó gây bệnh quanh chân răng, thậm chí làm rụng răng.
  • Bệnh nha chu do mảng bám cao răng có thể gây ra một số biến chứng như tim mạch, đái tháo thường… nếu không điều trị kịp thời.
  • Cao răng tích tụ lâu ngày sẽ gây mất thẩm mỹ cho răng vì nó xốp nên dễ dàng bắt màu, nhất là những người có thói quen uống trà hoặc cà phê hay hút thuốc.

Điều trị cao răng bằng cách nào?

Lấy cao răng là phương pháp tốt nhất giúp để loại bỏ các mảng bám vững chắc trên bề mặt của răng. Có rất nhiều phương pháp lấy cao răng, tuy nhiên phổ biến nhất hiện nay là:

  • Lấy cao răng bằng máy thổi cát: Phương pháp này làm sạch cao răng khá tốt và có thể hạn chế được tình trạng lây nhiễm chéo. Tuy nhiên, nó lại dễ làm rỗ bề mặt răng do những hạt cát được phun ra trong quá trình thực hiện kỹ thuật. Điều này có thể khiến răng dễ nhiễm màu và tạo điều kiện cho mảng bám hình thành một cách nhanh hơn.
  • Lấy cao răng bằng máy siêu âm: Đây là phương pháp lấy cao răng triệt để đồng thời mang lại cảm giác dễ chịu hơn cho người thực hiện.
Hình ảnh lấy cao răng bằng máy siêu âm
Hình ảnh lấy cao răng bằng máy siêu âm

Chú ý: Việc lạm dụng lấy vôi răng có thể gây tổn thương răng. Do đó, bạn chỉ nên thực hiện phương pháp này theo định kỳ 3-6 tháng/lần. Ngoài ra, tùy theo sức khỏe răng miệng mà mức độ hình thành vôi răng sẽ nhanh hay chậm, bỏi vậy mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian nên lấy cao răng cụ thể cho từng đối tượng.

Cách ngăn ngừa sự hình thành cao răng

Để ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình hình thành cao răng, bạn nên thực hiện đồng thời các biện pháp sau:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách bằng việc đánh răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày, nhất là sau khi ăn đồ ngọt.
  • Súc miệng với nước muối sinh lý để kháng khuẩn sau mỗi lần đánh răng.
  • Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và loại bỏ triệt để mảng bám thức ăn.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, chú ý hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, có độ bám dính cao.
  • Uống nhiều nước và nhiều rau xanh, hoa quả để kích thích nước bọt tiết nhiều, làm sạch khoang miệng.
  • Lấy cao răng định kỳ và thăm khám sức khỏe răng miệng 4-6 tháng/ 1 lần.

Vừa rồi là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc cao răng là gì. Nói một cách dễ hiểu nhất, đây chính là mảng bám trên răng rất vững chắc và chứa nhiều vi khuẩn gây hại. Bởi vậy bạn hãy chủ động phòng ngừa quá trình hình thành chúng bằng cách chăm sóc răng miệng thật cẩn thận nhé!

Đọc thêm:

  • [Giải đáp ngay] Răng khểnh là gì? Có nên niềng răng khểnh không?
Cập nhật lúc: 5:42 AM , 14/03/2023

Tin liên quan

Viêm nướu răng ở trẻ em: Những thông tin cha mẹ cần biết

Chăm sóc trẻ luôn là điều khó khăn với nhiều cha mẹ và đặc biệt khi trẻ mắc phải những bệnh lý về răng miệng cũng là một trong những...

Viêm nướu chân răng uống thuốc gì tốt nhất hiện nay? Các loại thuốc thường dùng

Viêm nướu chân răng là bệnh lý răng miệng thường gặp ở nhiều người. Đây là một trong những bệnh lý liên quan đến tổ chức quanh răng. Nếu tình...

Sâu răng nổi hạch ở cổ có phải triệu chứng nguy hiểm không?

Sâu răng nổi hạch có nguy hiểm không là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Đây là chứng bệnh có thể gặp ở nhiều đối...

Bài thuốc chữa viêm phế quản trong Đông y

Trẻ 7 tháng chưa mọc răng: Có thật sự đáng lo?

Trẻ 7 tháng chưa mọc răng khiến nhiều ba mẹ hết sức lo lắng. Tuy nhiên, nắm chắc nguyên nhân và thời gian khuyến nghị mọc răng ở bé giúp...

Người bệnh bị ho do đâu

Sâu răng số 5 là răng nào? Phương pháp điều trị sâu răng số 5

Sâu răng là một trong những tình trạng bệnh lý thường gặp khá phổ biến ở nhiều người. Tuy nhiên, trên hàm răng có nhiều vị trí đặc biệt có...

Cấy Ghép Implant Có Đau Không? Giải Đáp Chi Tiết Và Đầy Đủ Nhất

Cấy ghép Implant là phương pháp trồng răng giả cố định bằng cách xâm lấn trực tiếp vào xương hàm để đặt trụ Implant làm từ titanium. Chính vì vậy...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *