Sâu răng nhẹ là biểu hiện của giai đoạn đầu tiên khi người bệnh bị sâu răng. Trong thời điểm này, bạn vẫn chưa thể phát hiện được mình đang bị sâu răng bởi những biểu hiện không được rõ ràng và chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng miệng. Vậy phải làm sao để biết được mình đang bị sâu răng nhẹ? Hãy cùng theo chuyên gia của Viện nha khoa ViDental cùng tìm hiểu bệnh lý sâu răng nhẹ nhé!
Sâu răng nhẹ là gì? Các dạng sâu răng
Sâu răng nhẹ là một bệnh lý răng miệng phổ biến mà nhiều người gặp phải làm phá hủy đi cấu trúc của thân răng. Phần cứng của răng thường bị tác động trực tiếp bởi vi khuẩn xâm nhập vào bên trong khoang miệng và các tác nhân gây hại khác. Đây được xem là một trong những bệnh lý mà thường gặp nhất ở nhiều người. Tình trạng sâu răng có mối quan hệ mật thiết với chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày.
Tác nhân gây hại khiến người bệnh bị sâu răng nhẹ chính là vi khuẩn tạo ra axit có trong miệng. Thành phần axit mà các vi khuẩn này tạo ra chính là điểm yếu của men răng khiến men răng bị bào mòn. Phần thân răng thường xuất hiện những lỗ sâu răng lớn dần tạo thành một lỗ sâu to có màu nâu sậm. Ban đầu có thể rất khó để phát hiện được các lỗ sâu răng vì chúng khá nhỏ và cũng không có biểu hiện gì khiến người bệnh cảm thấy đau nhức hay ê buốt. Nhưng về sau các triệu chứng ngày càng rõ ràng hơn và xuất hiện tình trạng hôi miệng gây khó chịu cho nhiều người.
Tình trạng sâu răng nhẹ thường dễ xuất hiện ở trẻ em hơn người lớn. Bởi răng của các bé lúc này khá yếu, phần men răng và ngà răng vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Các bé lại thường xuyên ăn nhiều đồ ngọt và điều này tạo ra môi trường axit tác động không tốt đến răng miệng.
Trong quá trình người bệnh bị sâu răng nhẹ thường được chia thành 3 dạng sâu răng chính sau đây:
- Sâu thân răng: Đây là dạng sâu răng khá phổ biến và thường gặp ở nhiều người. Tất cả vị trên trên thân răng đều có nguy cơ bị vi khuẩn phá hủy gây ra sâu răng. Tuy nhiên, mặt nhai của răng là nơi thường xuyên phát sinh tình trạng bị sâu răng nhất bởi vị trí này luôn được hoạt động liên tục.
- Sâu chân răng: Khi người bệnh bị sâu chân răng thường đi kèm với bệnh lý viêm nha chu. Tình trạng này dễ xuất hiện ở người già hay những đối tượng có sức đề kháng kém. Quá trình lão hóa cũng là một trong những nguyên nhân gây sâu chân răng. Khi nướu bị tụt, chân răng thường sẽ lộ ra ngoài không được bảo vệ nên dễ bị sâu răng.
- Sâu răng thứ: Thường xuất hiện khi bạn đi trám răng hoặc bọc mão răng. Nguyên nhân là vì những vị trí này thường xuyên xuất hiện những mảng bám tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi bên trong răng.
Biểu hiện khi bị sâu răng nhẹ
Việc bạn lạm dụng quá nhiều đồ ăn có chứa tinh bột và đường, bên cạnh đó việc vệ sinh răng miệng chưa đúng cách cũng là cách tạo điều kiện cho người bệnh bị sâu răng nhẹ hình thành. Dấu hiệu sâu răng nhẹ được chia thành 2 giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn răng chớm sâu
Đây là giai đoạn trên bề mặt răng bắt đầu hình thành lên những đốm màu trắng ngà, có thể dễ quan sát khi nhìn qua gương. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xuất hiện ở mặt trong của răng hoặc sâu kẽ răng giữa 2 răng bên cạnh thì chỉ sẽ phát hiện sâu răng khi đi khám răng định kỳ tại các cơ sở nha khoa y tế.
Ở giai đoạn răng mới chớm sâu, bạn hoàn toàn không cảm thấy đau nhức hay ê buốt răng trong quá trình ăn uống hàng ngày.
Giai đoạn sâu men răng
Ở giai đoạn này, trên bề mặt của răng tại những đốm trắng bắt đầu xuất hiện các lỗ sâu nhỏ có màu đen. Lúc này, vi khuẩn sâu răng đã tác động và làm phần men răng bị tổn thương.
Thường trong trường hợp này, người bệnh vẫn chưa cảm nhận rõ về mức độ răng bị sâu. Nhưng nếu ăn quá nhiều đồ ăn lạnh hoặc nóng, đôi lúc sẽ có cảm giác bị ê buốt răng nhưng biểu hiện không quá rõ ràng.
Nguyên nhân gây sâu răng nhẹ
Người bệnh bị sâu răng cửa nhẹ phải làm sao khi chưa biết được nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra sâu răng cửa nhẹ, cụ thể như sau:
Do vi khuẩn
Một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến người bệnh bị sâu răng nhẹ chính là bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn Streptococcus Mutans làm lên men của các chất bột và đường có trong thức ăn hàng ngày thành axit lactic.
Nếu sau khi ăn, không vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ trong vòng 15 phút, các chất đường và tinh bột có trong thức ăn sẽ biến thành axit. Những axit này ngấm vào các vết nứt, các chỗ trũng trên bề mặt của răng gây hủy hoại men răng và cấu trúc răng. Điều này gây ra tình trạng sâu răng và xuất hiện những lỗ hổng gây mất thẩm mỹ.
Do thức ăn
Nguyên nhân gây sâu răng nhẹ tiếp theo đó là do thức ăn hàng ngày nếu bạn lạm dụng quá nhiều thực phẩm có chứa đường và tinh bột. Đây là cơ sở quan trọng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển nếu không đánh răng trước khi đi ngủ.
Các thức ăn dư thừa bám lại vào các kẽ răng nếu không được vệ sinh sạch sẽ hoặc không lấy vôi răng theo định kỳ cũng sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng tiến triển nhanh chóng.
Do kết cấu răng yếu
Khả năng chống lại tình trạng sâu răng ở mỗi người còn do kết cấu răng. Hàm răng không bị tác động một lực quá lớn gây tổn thương răng, không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, men răng khỏe và trắng bóng, mức khoáng hóa của răng cao là những yếu tố quan trọng có thể chống lại những tác nhân gây ra sâu răng nhẹ.
Ngược lại, trong trường hợp những yếu tố này không được hoàn chỉnh có thể là nguy cơ gây sâu răng khá lớn cho người bệnh.
Do vệ sinh răng miệng kém
Nguyên nhân cuối cùng gây ra tình trạng sâu răng nhẹ chính là người bệnh không có chế độ chăm sóc răng miệng sạch sẽ trước khi đi ngủ. Răng cần được phải làm sạch thường xuyên sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Nếu không điều này sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra những biến chứng nặng nề làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của người bệnh.
Không chỉ vậy, việc đánh răng không đúng cách không những không ngăn ngừa được vi khuẩn còn có thể gây ra những bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, viêm nướu răng, hôi miệng,…
Quá trình sâu răng ở giai đoạn đầu đến hình thành những lỗ sâu răng phải trải qua một thời gian, diễn biến của sâu răng nhanh hay chậm có thể phụ thuộc vào khả năng chống sâu của từng người và mức độ vi khuẩn có trong miệng ít hay nhiều.
Sâu răng nhẹ có ảnh hưởng như thế nào?
Sâu răng là một trong những bệnh lý mà nhiều người gặp phải gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng cho người bệnh. Ở giai đoạn sâu răng nhẹ, sẽ thường gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn, cụ thể:
Làm mất thẩm mỹ cho răng
Trong giai đoạn đầu khi bị sâu răng, những vi khuẩn sâu răng cũng có thể hình thành lên từ những đốm trắng và có lỗ màu đen gây ra mất thẩm mỹ. Nếu răng sâu nằm phía bên ngoài còn có thể khiến bạn mất tự tin mỗi khi giao tiếp hàng ngày.
Ở giai đoạn mới sâu răng, biểu hiện người bệnh bị ê buốt răng thường không rõ ràng nhưng bạn cũng vẫn có thể cảm nhận được khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
Một số bệnh lý về răng miệng
Nếu sâu răng đang ở mức độ nhẹ mà không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển sang thể nặng và gây ra những bệnh lý về răng miệng nguy hiểm như viêm tủy, viêm nha chu, sưng nướu,…. Những bệnh lý này nếu bạn không được thăm khám và lên phương án khắc phục triệt để sẽ là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rụng răng và thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Xem thêm: Sâu răng nổi hạch ở cổ có phải triệu chứng nguy hiểm không?
Cách điều trị khi bị sâu răng nhẹ
Khi tìm ra nguyên nhân chính gây ra tình trạng sâu răng thì người bệnh cũng nên tìm hiểu những cách trị sâu răng nhẹ an toàn và hiệu quả theo 2 phương pháp điều trị dưới đây:
Điều trị tại nhà
Trong quá trình điều trị sâu răng nếu chưa có thời gian đến nha khoa, bạn cũng có thể áp dụng cách trị sâu răng nhẹ tại nhà bằng những phương pháp dân gian đơn giản, tiết kiệm chi phí và giúp người bệnh không còn những cảm giác đau nhức, khó chịu do sâu răng gây ra. Để tình trạng sâu răng nhẹ được đẩy lùi nhanh chóng, bạn có thể áp dụng ngay những cách tự trị sâu răng dưới đây:
Kết hợp dầu oliu và dầu đinh hương
Dầu oliu được biết đến với công dụng giảm viêm và kháng khuẩn. Dầu đinh hương được biết đến với tác dụng gây tê, giảm đau và sát khuẩn. Chính vì vậy, khi kết hợp hai loại này với nhau sẽ tạo ra những bài thuốc trị sâu răng nhẹ vô cùng hiệu quả và an toàn.
Cách làm:
- Trộn dầu oliu và dầu đinh hương với nhau theo đúng tỷ lệ 1:2
- Dùng tăm bông bôi trực tiếp hỗn hợp này lên phần nướu và phần răng bị sưng
- Thực hiện liên tục từ 3 – 4 lần/ngày sẽ giúp cho cơn đau nhức do sâu răng được cải thiện đáng kể.
Kết hợp gừng và tỏi
Một trong những cách điều trị sâu răng nhẹ chính là kết hợp gừng và tỏi bởi hai loại này đến có chất chứa kháng khuẩn, kháng viêm và giảm tình trạng răng bị ê buốt. Đặc biệt trong tỏi có chứa nhiều chất kháng sinh allicin có tác dụng chống lại những vi rút và vi khuẩn có trong khoang miệng. Chính vì thế, khi kết hợp gừng và tỏi sẽ tạo ra cách chữa sâu răng vô cùng hữu hiệu.
Cách làm:
- Đem tỏi và gừng giã nát rồi trộn thêm một chút muối tinh
- Đắp hỗn hợp này lên phần răng bị sâu để trong vòng từ 3 – 5 phút
- Kiên trì thực hiện tuần 2 – 3 lần bạn sẽ thấy cơn đau nhức được giảm đi rõ rệt
Chữa sâu răng nhẹ bằng lá ổi
Theo như nghiên cứu của các bác sĩ ở Viện nha khoa, trong lá ổi có chứa rất nhiều những hợp chất astringents – có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm vô cùng hữu hiệu. Chính vì vậy, lá ổi được xem là một trong những cách chữa sâu răng dân gian mang công dụng tuyệt vời được nhiều người áp dụng để điều trị bệnh này.
Cách làm:
- Chuẩn bị một ít lá ổi tươi và rửa sạch
- Sắc lá ổi cùng với nước vừa đủ và đun sôi trong vòng 1h
- Cần phải súc miệng liên tục 2 lần/ngày
- Thực hiện đều đặn hàng ngày sẽ giúp cơn đau do sâu răng được thuyên giảm nhanh chóng.
Lá tía tô
Để trị sâu răng nhẹ hiệu quả bằng phương pháp dân gian, bạn cũng có thể sử dụng lá tía tô để chữa bệnh. Bởi trong lá tía tô có tinh chất sát khuẩn và ngăn ngừa tình trạng hôi miệng, giảm đau đớn do vi khuẩn sâu răng gây ra. Bạn cũng có thể lấy lá tía tô để chữa sâu răng hàm hoặc những bệnh lý về răng miệng khác.
Cách làm:
- Đập dập lá tía tô và trộn cùng một chút muối tinh
- Đắp hỗn hợp này lên vùng răng đang bị sâu trong vòng 5 phút
- Thực hiện liên tục và đều đặn 1 – 2 lần/ngày sẽ nhận được kết quả khả quan
Điều trị tại nha khoa
Bên cạnh cách điều trị bằng những phương pháp dân gian, bạn cũng có thể đến ngay cơ sở nha khoa y tế để được các bác sĩ thăm khám và lên phương án trị sâu răng nhẹ kịp thời. Thông thường, nha sĩ sẽ thực hiện hai phương pháp tái khoáng răng và hàn trám răng tùy theo tình hình răng miệng của bạn, cụ thể như sau:
Phương pháp tái khoáng răng
Đây là giải pháp điều trị sâu răng nhẹ cho trường hợp răng mới chớm sâu, khi răng bắt đầu xuất hiện những đốm trắng ngà và chưa hình thành các lỗ sâu có màu đen. Điều trị sâu răng nhẹ bằng phương pháp tái khoáng răng có thể thực hiện theo 2 cách sau đây:
- Sử dụng hỗn hợp Calcium, Phosphate, Fluoride để đắp vào những vết sâu với mục đích thu hẹp phần răng bị sâu màu trắng ngà. Đồng thời cũng giúp cho việc hạn chế sự lây lan và phát triển sâu răng sang tổ chức răng khác.
- Sử dụng Flour có nồng độ cao để đắp trực tiếp vào vết sâu răng mới xuất hiện nhằm hạn chế được sự lây lan của các vết sâu. Flour sẽ thường kết hợp cùng với canxi và photpho trong men răng để tạo thành một hợp chất cứng hơn men răng làm ngăn chặn sự hình thành của vi khuẩn không thể thâm nhập sâu vào răng.
Điều trị sâu răng nhẹ bằng phương pháp tái khoáng răng không chỉ có tác dụng làm ngăn ngừa sự hình thành của vi khuẩn mà có thể loại bỏ được hoàn toàn tình trạng sâu răng. Vậy nên, để đảm bảo cho sức khỏe răng miệng luôn được chắc khỏe, bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng đúng cách và có chế độ ăn uống hợp lý để loại bỏ được vi khuẩn gây hại có trong khoang miệng.
Hàn trám răng
Một trong những phương pháp điều trị sâu răng nhẹ được bác sĩ chỉ định chính là hàn trám răng khi phát hiện răng của bạn có những lỗ sâu màu đen. Ngoài ra, cần phải phục hình cho răng bị sứt mẻ hay vỡ ở trạng thái nhẹ. Giúp răng được phục hình về đúng vị trí hình dáng ban đầu.
Trám răng là phương pháp khá đơn giản nhưng cần độ chính xác cao để có thể thêm vật liệu lên phần thân răng hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến răng thật. Chính nhờ những vết trám mà vi khuẩn không thể được xâm nhập vào sâu bên trong cấu trúc của răng để gây hại cho răng.
Cách phòng ngừa khi bị sâu răng nhẹ
Bên cạnh việc tìm ra phương pháp điều trị sâu răng nhẹ, bạn cũng cần phải phòng ngừa răng miệng để răng luôn được chắc khỏe và không bị vi khuẩn tấn công gây ra những bệnh lý về răng miệng khác. Bạn có thể áp dụng những cách phòng ngừa sâu răng dưới đây:
- Vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ và đúng cách, ít nhất chải răng 2 lần/ngày. Kết hợp việc sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ được những mảng bám trên bề mặt của răng tránh vi khuẩn xâm nhập sâu bên trong khoang miệng.
- Bổ sung những loại thực phẩm màu xanh và giàu vitamin để giúp cho răng luôn được chắc khỏe và có thể loại bỏ được những vi khuẩn gây hại. Bên cạnh đó không được hút thuốc lá và lạm dụng quá nhiều đồ ăn có chứa nhiều đường, tinh bột và một số đồ uống có gas mà làm hại cho men răng.
- Đến nha khoa kiểm tra răng miệng thường xuyên ít nhất 3 – 6 tháng/lần để được các bác sĩ khắc phục được tình trạng răng miệng tránh làm ảnh hưởng đến những răng xung quanh.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về sâu răng nhẹ, nếu bạn còn đang phân vân răng bị sâu nhẹ phải làm thế nào thì hãy đến ngay cơ sở nha khoa y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị dứt điểm. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu hơn phần nào về tình trạng sâu răng.
Cập nhật lúc: 7:29 AM , 16/03/2023Gợi ý xem thêm: