Ê buốt răng sau khi sinh phải làm sao? Cách điều trị an toàn cho các mẹ

Ê buốt răng sau khi sinh là tình trạng thường gặp khiến nhiều mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi vì nó vừa gây đau đớn đồng thời lại cản trở việc ăn uống của người mẹ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nguyên nhân và cách điều trị ê răng sau sinh hiệu quả.

Tại sao bị ê buốt răng sau khi sinh

Những cơn ê buốt răng sau sinh ảnh hưởng rất lớn đến cả mẹ lẫn bé. Chính vì thế, người mẹ nên tìm ra nguyên nhân để có các biện pháp cải thiện tình trạng này nhanh chóng.

Mẹ sau khi sinh bị thiếu canxi

Cơ thể phụ nữ trong thời kỳ mang bầu và sau khi sinh sẽ bị thay đổi nội tiết nên lượng canxi trong cơ thể cũng do đó giảm sút. Vì canxi ở giai đoạn này phải san sẻ cho con nên tình trạng răng miệng của người mẹ có nguy cơ bị vi khuẩn tấn công khá cao, gây ra những cơn ê buốt, đau nhức khó chịu.

Chăm sóc răng miệng sai cách

Không chỉ phụ nữ sau khi sinh, bất cứ ai khi chăm sóc vệ sinh răng miệng sai cách cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây ra hiện tượng ê buốt răng.

Phụ nữ bị sâu răng sau khi sinh

Trong trường hợp phụ nữ bị sâu răng sau khi sinh, những cơn đau nhức và ê buốt sẽ kéo dài với mức độ tăng dần vào ban đêm. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời vi khuẩn sâu răng còn có thể theo tuyến sữa vào cơ thể của trẻ, gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe răng miệng của trẻ sau này.

Ê buốt răng sau khi sinh phải làm sao?
Ê buốt răng sau khi sinh phải làm sao?

Phụ nữ sau sinh mọc răng khôn

Răng khôn thường mọc trong độ tuổi từ 17 – 25 nên răng khôn cũng có thể xuất hiện trong thời điểm sau sinh của người mẹ. Tình trạng mọc răng khôn sẽ gây đau nhức, ê buốt kéo dài vì quá trình mọc răng khôn phải trải qua giai đoạn tách nướu. Ngoài ra mọc răng khôn còn có thể kèm theo những cơn sốt gây khó chịu cho mẹ.

Phụ nữ sau sinh bị viêm chân răng, viêm nha chu

Vào thời kỳ sau sinh, nếu người mẹ vệ sinh răng miệng không cẩn thận sẽ tạo điều kiện cho các mảng bám và cao răng phát triển. Vi khuẩn từ các mảng bám xâm nhập và tấn công răng miệng và gây ra viêm chân răng, viêm lợi và cuối cùng là viêm nha chu. Một trong những triệu chứng điển hình của các bệnh răng miệng chính là tình trạng ê buốt răng.

Ê buốt răng sau khi sinh ảnh hưởng như thế nào?

Hiện tượng ê buốt răng sau sinh không chỉ gây khó chịu cho mẹ mà còn ảnh hưởng đến con vì đau răng sẽ gây khó khăn cho hoạt động ăn nhai nuốt của mẹ. Khi việc ăn uống của người mẹ không đảm bảo sẽ dẫn tới việc thiếu sữa, không đủ chất dinh dưỡng để cung cấp cho bé. Việc này sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của bé. Nếu tình trạng này kéo dài còn có thể gây ra một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa của bé sau này.

Bên cạnh đó cơn ê buốt khiến răng của phụ nữ sau sinh nhạy cảm không ăn được các thức ăn nóng hoặc lạnh. Các bà mẹ sẽ lựa chọn ăn uống đồ nguội để giảm tình trạng ê buốt. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến dinh dưỡng trong thức ăn vì đa số thức ăn khi còn nóng chứa đầy đủ dưỡng chất nhất.

Ngoài ra một số người tìm nhiều cách để vừa có thể ăn được lại không bị cơn ê buốt ảnh hưởng như cố tìm cách nuốt để răng không chạm vào thức ăn. Tình trạng này kéo dài khiến các bà mẹ mất đi cảm giác ngon miệng đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày.

Ê buốt răng sau khi sinh gây khó khăn trong nhai nuốt làm mẹ mất cảm giác ngon miệng.
Ê buốt răng sau khi sinh gây khó khăn trong nhai nuốt làm mẹ mất cảm giác ngon miệng.

Xem thêm: Ê buốt răng khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Mẹo chữa ê buốt răng sau khi sinh

Ê buốt răng gây ra nhiều ảnh hưởng đáng lo ngại cho cả mẹ và bé nên việc tìm cách chữa ê buốt răng sau sinh là vô cùng cần thiết. Các mẹ có thể thử một số phương pháp dân gian để điều trị tại nhà hoặc tìm đến các nha khoa uy tín để thăm khám.

Điều trị ê buốt răng sau khi sinh tại nhà

Phụ nữ sau khi sinh phải ở cữ và kiêng khem rất nhiều thứ nên thường không đến nha khoa thăm khám. Do đó các mẹo chữa ê buốt sau sinh tại nhà luôn là lựa chọn hàng đầu của các mẹ.

Sử dụng tỏi chữa ê buốt răng sau sinh

Tỏi không phải nguyên liệu xa lạ trong căn bếp nhưng ít ai biết rằng các chất trong tỏi như florua và allicin có khả năng phục hồi ngà răng đồng thời bảo vệ răng tránh khỏi những kích thích từ bên ngoài.

Các mẹ lấy tỏi lột bỏ vỏ, cắt lát mỏng rồi chà trực tiếp lên răng trong khoảng từ 2 đến 3 phút. Nếu các mẹ kiên trì thực hiện ngày 3 lần sẽ thấy cơn ê buốt thuyên giảm đáng kể.

Lá trà xanh chữa ê buốt răng

Trà xanh bao gồm các thành phần  như florua, catechin, axit tannic… có khả năng hỗ trợ quá trình hình thành lớp men protein đóng vai trò bảo vệ răng. Ngoài ra axit tannic trong trà xanh còn hạn chế sự hòa tan canxi giúp răng bớt đau nhức và ê buốt.

Trước khi đánh răng các mẹ có thể nhai vài lá trà xanh trong vòng 5 phút. Kiên trì áp dụng phương pháp nhai lá trà xanh từ 2 – 3 lần/ ngày sẽ thấy được hiệu quả.

Đắp lá lốt để chữa ê buốt răng sau khi sinh

Lá lốt là một trong những nguyên liệu được đánh giá cao trong việc điều trị ê buốt răng vì khả năng chống bào mòn và giảm ê răng tức thời của nó. Các mẹ chỉ cần nhai nhỏ lá lốt rồi đắp lên chỗ răng gặp vấn đề, cơn ê buốt sẽ bị đẩy lùi nhanh chóng.

Gừng tươi chữa ê buốt sau sinh

Gừng tươi có khả năng trị ê buốt răng sau sinh cho mẹ vô cùng hiệu quả vì gừng có khả năng tiêu viêm và kháng khuẩn. Các mẹ chỉ cần đập dập miếng gừng rồi cắn vào chỗ răng bị ê buốt sẽ thấy hiệu quả tức thì.

Gừng có khả năng tiêu viêm kháng khuẩn và trị ê buốt cực kì hiệu quả.
Gừng có khả năng tiêu viêm kháng khuẩn và trị ê buốt cực kì hiệu quả.

Điều trị ê buốt răng sau sinh tại nha khoa

Nếu tình trạng ê buốt răng sau khi sinh không thể áp dụng những phương thức dân gian, các mẹ hãy đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra một phương pháp điều trị phù hợp.

Tái khoáng men răng

Trường hợp men răng bị mòn bác sĩ sẽ chỉ định tái khoáng để bù men răng nhân tạo vào phần răng ê buốt. Vì lớp khoáng của răng không ngừng bị bào mòn do vi khuẩn, đường và axit trong thức ăn. Khi lớp khoáng của răng bị mòn quá mức sẽ gây ra những cơn ê buốt. Tái khoáng là phương pháp giúp răng phục hồi bằng cách bổ sung các khoáng chất bị mất như canxi và phốt pho để củng cố lại men răng bị suy yếu.

Đắp vật liệu thay thế

Trường hợp ê buốt do sâu răng, bác sĩ sẽ thực hiện hàn trám răng bằng cách đắp vật liệu lên thay thế các mô răng đã mất nhằm mục đích bảo vệ răng đồng thời phục hồi răng. Vật liệu trám răng thông thường đang được sử dụng hiện nay là Composite.

Điều trị tủy

Trường hợp răng của phụ nữ sau sinh bị sâu nặng, ăn vào tủy, bác sĩ sẽ thực hiện biện pháp chữa tủy.  Đầu tiên bác sĩ sẽ lấy bỏ phần tủy bị viêm hoặc đã chết nằm sâu trong thân răng. Tiếp theo làm sạch khoảng trống còn lại bên trong răng rồi tạo hình dạng ống tủy. Cuối cùng là trám bít lại nhằm bịt kín ống tủy đã bị hở. Ngoài ra sau đó bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giúp bệnh nhân giảm đau và các cơn ê buốt.

Biện pháp phòng ngừa ê buốt răng sau khi sinh

Phụ nữ sau khi sinh cơ thể còn chưa hồi phục nên hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh. Chính vì thế các mẹ nên có biện pháp phòng ngừa tình trạng ê buốt răng sau sinh bằng cách tuân thủ các nguyên tắc sau:

Vệ sinh chăm sóc răng miệng cẩn thận, đúng cách

Phụ nữ thời kỳ mang bầu và sau sinh nên đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng hàng ngày đặc biệt là sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ. Bên cạnh việc chải răng, các mẹ còn phải súc miệng bằng nước muối sinh lý vừa có tác dụng làm sạch răng miệng vừa hỗ trợ phòng bệnh cảm cúm.

Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp mẹ tránh được tình trạng ê buốt răng sau khi sinh.
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp mẹ tránh được tình trạng ê buốt răng sau khi sinh.

Ngoài ra phụ nữ trong thời kỳ mang bầu và sau sinh nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa , các mảng bám trên răng. Hạn chế dùng tăm xỉa răng vì có thể tạo ra kẽ hở gây nên viêm nhiễm.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, cần thiết

Các mẹ nên bổ sung các loại thức ăn tốt cho răng như loại thực phẩm giàu canxi ở mức độ cho phép và không nên bỏ qua các thực phẩm chứa vitamin C để tăng sức đề kháng như cam, chanh, bưởi, ổi… Những thực phẩm này giúp bảo vệ thành mạch, ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng không chỉ giúp ích cho mẹ, nó còn hỗ trợ rất tốt cho sự phát triển của bé.

Bên cạnh đó các mẹ nên hạn chế ăn các thức ăn quá nóng, quá lạnh vì sau khi sinh răng của phụ nữ rất nhạy cảm. Các thực phẩm này rất dễ kích thích răng gây nên các cơn ê buốt kéo dài. Ngoài ra tránh các thức ăn, đồ uống có gas và chứa nhiều axit vì chúng có thể bào mòn bề mặt răng.

Các thức ăn quá cứng hoặc dai cũng không phải lựa chọn sáng suốt vì có thể gây hại đến cấu trúc của răng. Tốt hơn hết các mẹ nên ăn thức ăn đã nấu mềm và cắt nhỏ.

Bài viết đã gửi đến thông tin về nguyên nhân và các mẹo chữa trị tình trạng ê buốt răng sau khi sinh. Hy vọng các mẹ sẽ cải thiện được tình trạng này, tránh ảnh hưởng đến việc ăn uống để có thể cung cấp đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé.

Gợi ý xem thêm:

Cập nhật lúc: 9:37 AM , 15/03/2023

Tin liên quan

TOP 10 Cách Làm Trắng Răng Bằng Chanh Không Thể Bỏ Qua

Chanh là nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm, có sẵn trong căn bếp của mỗi gia đình Việt. Ngoài làm gia vị, loại quả này còn được sử dụng rộng...

Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì, ăn gì, uống gì tốt nhất?

Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì là băn khoăn và lo lắng chung của nhiều cha mẹ. Khi những bé cùng lứa khác đã có những chiếc răng...

Viêm lợi nổi hạch, triệu chứng tuyệt đối không được chủ quan

Viêm lợi là bệnh lý về răng miệng sẽ phát triển với nhiều giai đoạn khác nhau. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ dẫn tới...

Hôi miệng sau khi ngủ dậy cách khắc phục hiệu quả nhất

Hôi miệng sau khi ngủ dậy là hiện tượng mà nhiều người mắc phải dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi đi ngủ. Nguyên nhân của tình...

Các kỹ thuật cắt amidan sử dụng máy móc hiện đại với thời gian tiến hành nhanh

Nhuộm Răng Đen Có Ý Nghĩa Gì? Cách Thực Hiện Như Thế Nào?

Khoảng 30 năm trước, tục nhuộm răng đen vẫn còn xuất hiện khá nhiều ở Việt Nam. Đây được xem là phong tục, nét đẹp văn hóa dân tộc đã...

Sưng Nướu Răng Trong Cùng Hàm Dưới: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới là có thể dấu hiệu cảnh một số vấn đề nha khoa. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này cũng có thể là...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *