Viêm lợi hôi miệng xảy ra ở nhiều người, khiến lợi bị sưng to, chảy máu, hơi thở có mùi tanh, gây ra nhiều đau đớn thậm chí dẫn đến tình trạng mất răng. Vậy nguyên nhân bệnh do đâu, có biện pháp nào điều trị dứt điểm tình trạng này?
Nguyên nhân gây viêm lợi hôi miệng
Tình trạng viêm lợi hôi miệng làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như gây mất thẩm mỹ trong quá trình giao tiếp với người xung quanh. Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ gây những biến chứng cho người bệnh sau này. Dưới đây là một số lý do gây ra chứng bệnh viêm lợi như sau:
- Vệ sinh răng miệng sai cách: Việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng kém hay sai cách sẽ khiến thức ăn thừa còn sót lại hình thành nên các mảng bám. Vi khuẩn gây hại xâm nhập vào trong khoang miệng từ mảng bám sẽ tích tụ trong nướu gây ra viêm lợi hôi miệng.
- Rối loạn nội tiết tố: Với những chị em đang trong thời gian bị đến tháng, phụ đang mang thai và phụ nữ đang cho con bú đều là những trường hợp dễ bị rối loạn nội tiết tố. Trong khi đó, biểu hiện của rối loạn tiết tố gây ra tình trạng hôi miệng và chảy máu chân răng. Việc này làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập và tấn công nướu gây viêm lợi.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Chế độ ăn uống không hợp lý là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm lợi hôi miệng. Việc tiêu thụ nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, hoặc các đồ ăn ngọt chứa nhiều đường sẽ hình thành các mảng bám cứng đầu trên răng. Vi khuẩn từ đó phát triển mạnh và bắt đầu tấn công vào răng lợi gây ra viêm lợi hôi miệng.
- Tác dụng phụ từ thuốc trầm cảm và an thần: Trong trường hợp người bệnh thường xuyên sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần,… sẽ gây giảm tiết nước bọt khiến miệng bị khô. Tình trạng khô miệng khiến các mảng bám và cao răng dễ dàng tích tụ, phát triển và lây lan gây ra viêm lợi hôi miệng.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm lợi hôi miệng
Những nguyên nhân gây viêm lợi hôi miệng là cảnh báo cho việc người bệnh khi mắc phải những biểu hiện đó cần phải điều trị kịp thời và triệt để. Nếu không điều trị sớm, bệnh viêm lợi gây hôi miệng sẽ xuất hiện những biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, cụ thể như sau:
Xương ổ răng bị hủy hoại
Viêm lợi hôi miệng chảy máu chân răng sẽ khiến lợi bị hủy hoại nghiêm trọng dẫn đến việc xương ổ răng bị tàn phá. Từ đó các răng mất đi chức năng nghiền nhai xé nát thức ăn của mình. Trong trường hợp xấu nhất người bệnh sẽ bị mất răng, phải thay thế bằng răng giả với chi phí cao.
Gây viêm khớp, viêm cầu thận
Ngoài việc hủy hoại xương ổ răng, viêm lợi hôi miệng còn có thể di căn qua những khu vực khác của cơ thể. Khi bị viêm lợi hôi miệng, những túi mủ quanh chân răng sẽ hình thành tạo ra hàng triệu vi khuẩn gây hại khác nhau. Các vi khuẩn này còn có thể đi vào máu và thông qua đó đến các bộ phận khác của cơ thể. Việc này gây ra nhiều biến chứng nguy hại, khiến người bệnh mắc các bệnh lý khác như viêm khớp và viêm cầu thận.
Xem thêm: Tổng hợp 15 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất, dễ áp dụng
Phương pháp chữa viêm lợi hôi miệng
Khi bị viêm lợi hôi miệng, người bệnh nên dựa theo mức độ bệnh tình để tìm cho mình phương pháp điều trị hợp lý, tránh để bệnh trở nặng gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Phương pháp dân gian
Các phương pháp dân gian có nguyên liệu gần gũi dễ tìm, cách thực hiện lại đơn giản đỡ tốn chi phí luôn là lựa chọn hàng đều để trị viêm lợi hôi miệng.
Dầu dừa
Cách chữa viêm lợi hôi miệng tại nhà bằng dầu dừa được đánh giá cao vì trong dầu dừa có chứa axit lauric. Loại axit này có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn.
Khi sử dụng 5 – 10ml dầu dừa để súc miệng mỗi ngày, mảng bám và các triệu chứng của viêm lợi như hôi miệng sẽ thuyên giảm đáng kể. Bên cạnh đó dầu dừa còn giúp hơi thở thơm mát, giảm những cơn đau đầu và làm sạch xoang. Tuy nhiên người bệnh không nên nuốt dầu dừa vì dầu dừa sau khi súc miệng sẽ chứa độc tố và vi khuẩn trong miệng.
Nước muối trị viêm lợi hôi miệng
Muối từ lâu được biết đến là một chất có tác dụng khử trùng tự nhiên, có khả năng giúp lợi tự lành. Vì thế nước muối có thể giúp làm dịu chỗ viêm, giảm cơ đa, giảm ê buốt răng và tình trạng nhiễm khuẩn đồng thời cải thiện mùi của hơi thở.
Người bị viêm lợi hôi miệng súc miệng ngày 2 lần bằng dung dịch nước muối pha loãng trong vòng khoảng 30 giây sẽ thấy được hiệu quả nhanh chóng. Lưu ý không nên ngậm nước muối quá lâu sẽ dẫn đến mòn men răng.
Nha đam
Nha đam hay lô hội có khả năng giảm mảng bám nên được đánh giá cao trong việc điều trị viêm lợi hôi miệng. Người bệnh không cần pha loãng nước nha đam, hãy sử dụng luôn nước nha đam nguyên chất 100% để súc miệng từ 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 30 giây.
Lưu ý những người bị dị ứng lô hội không nên sử dụng loại nước súc miệng để tránh các hệ quả xấu có thể xảy ra.
Cách chữa viêm lợi hôi miệng tại nhà bằng lá ổi
Lá ổi có khả năng kháng vi khuẩn và kháng vi sinh vật mạnh mẽ, giúp ngăn chặn việc hình thành các mảng bám trong khoang miệng. Nước súc miệng từ lá ổi sẽ hỗ trợ giảm viêm lợi, giảm đau đồng thời khiến hơi thở có mùi dễ chịu hơn.
Người bệnh giã 5–10 lá ổi mềm rồi cho vào khoảng 225ml nước sôi. Khi dung dịch đã nguội, cho thêm một chút muối rồi lấy dung dịch đó súc miệng trong 30 giây, 2–3 lần/ 1 ngày. Cách trị viêm lợi này an toàn lại mang đến cho người bệnh hiệu quả nhanh chóng.
Gel nghệ trị viêm lợi hôi miệng chảy máu chân răng
Công dụng của gel nghệ là ngăn chặn sự hình thành của mảng bám đồng thời kháng viêm hiệu quả. Vì nghệ vốn có tính kháng khuẩn, kháng nấm nên có khả năng chữa lành chảy máu, áp xe răng và hỗ trợ giảm sưng đỏ ở lợi.
Người bệnh sau khi đánh răng hãy bôi gel nghệ vào lợi, để trong khoảng 10 phút rồi súc miệng. Áp dụng bôi gel nghệ 2 lần mỗi ngày để thấy được tác dụng.
Phương pháp Tây Y
Nếu các các biện pháp dân gian không mang lại nhiều hiệu quả, người bị viêm lợi hôi miệng có thể tìm đến một số loại thuốc Tây Y sau:
Syndent Plus Dental Gel
Syndent Plus Dental Gel có khả năng điều trị các cơn đau nhức, ê buốt răng do viêm lợi gây ra. Đồng thời thuốc còn giúp đánh bay mảng bám, giảm tình trạng hơi thở có mùi.
- Thành phần bao gồm các chất Metronidazole và Chlorhexidine Gluconate BP,…
- Cách sử dụng: Thoa một lượng gel vừa đủ lên vùng lợi bị viêm từ 2 – 3 lần/ngày đối với trẻ em, 3 – 4 lần/ngày đối với người lớn. Mỗi lần sử dụng cách nhau tối thiểu 6 giờ.
- Giá bán: 40.000 vnđ/hộp 1 tuýp 20g.
Metrogyl Denta
Metrogyl Denta có xuất xứ từ Ấn Độ và được bào chế ở dạng gel bôi màu trắng. Loại thuốc này có thể loại bỏ các vi khuẩn gây hại cho răng bệnh nên được đánh đánh ra cao trong việc điều trị viêm lợi hôi miệng. Ngoài ra Metrogyl Denta còn hỗ trợ chữa trị loét ở miệng, nhiễm trùng ống tủy răng và viêm nha chu.
- Thành phần: Metronidazole Benzoate BP và chất Chlorhexidin Gluconate Solution.
- Cách sử dụng: Thoa một lượng thuốc vừa đủ, mỗi ngày 3- 4 lần lên vị trí bị viêm sau khi vệ sinh răng miệng.
- Giá tiền: 40.000 – 70.000 vnđ/ tuýp.
Emofluor Gel
Emofluor Gel được sản xuất ở Thụy Sĩ đồng thời được cấp phép và lưu hành ở nhiều quốc gia trên thế giới. Loại thuốc này có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm lợi đồng thời hỗ trợ giảm các dấu hiệu đau nhức, lở loét và sưng đỏ. Ngoài ra thuốc còn được chỉ định để điều trị ê buốt chân răng, sâu răng và ổ mủ chân răng,…
- Cách sử dụng: Bôi thuốc từ 3 – 4 lần sau khi vệ sinh răng miệng
- Giá tiền: 250 – 280 nghìn/tuýp.
PerioKin
Người bị viêm lợi hôi miệng không nên bỏ qua một loại thuốc như PerioKin. Công dụng lớn nhất của loại thuốc này là tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi. Tuy nhiên điểm yếu của PerioKin là chỉ ức chế được vi khuẩn trên bề mặt nhưng không tiêu diệt được vi khuẩn sâu dưới lợi.
- Cách sử dụng: Bôi trực tiếp lên một lượng vừa đủ nên vùng lợi bị viêm từ 2 – 3 lần/ ngày trong liên tục 1 tuần.
- Giá tiền: 120 – 150 nghìn/1tuýp.
Amoxicillin
Amoxicillin nằm trong danh sách nhóm thuốc kháng sinh Penicillin. Loại thuốc này có tác dụng ức chế quá trình phân bào và phát triển vi khuẩn. Thuốc được chỉ định để giảm đau nhức do viêm lợi đồng thời điều trị hôi miệng.
- Cách sử dụng: 250 – 500mg/lần x 3 lần/ngày tùy theo tuổi tác và tình trạng bệnh.
- Giá tiền: 1 nghìn/ viên – 95 nghìn/ 10 vỉ x 10 viên.
Phương pháp Đông Y
Ngoài các loại thuốc tây y, người bị viêm lợi hôi miệng có thể chữa trị tại nhà bằng một số bài thuốc Đông Y sau:
Bài thuốc 1
Với bài thuốc này mọi người cần người cần kiên trì thực hiện mới đem lại hiệu quả là tốt nhất.
- Công dụng: Thanh nhiệt và giảm viêm hiệu quả.
- Thành phần: 16g rễ cây xấu hổ, 16g nam hoàng bá, 16g nam tục đoạn, 16g rễ cỏ xước, 12g bạch truật, 12g liên nhục, 10g trần bì, 12 g cam thảo
- Cách thực hiện: Gộp tất cả các vị thuốc trên đem sắc với nước lọc. Trong 1 ngày sắc 3 lần để uống vào sáng, trưa và tối. Sau khi sắc đủ 3 lần, người bệnh bỏ bã thuốc và đun thang mới.
Bài thuốc 2
Bài thuốc đông y trị viêm lợi này có thành phần chính là cây hoa mộc. Vị thuốc này có tính ấm, vị cay có tác dụng làm hơi thở thanh mát hơn.
- Thành phần: 11g hoa mộc, 10g lá nhãn, 8g vỏ cây đại và 8g lá lốt kết hợp 200ml rượu trắng.
- Cách thực hiện: Gộp tất cả các vị thuốc trên đun sôi cùng rượu trắng trong khoảng 5 – 10 phút. Tiếp theo để nguội rồi lọc lấy phần nước. Sau đó dùng bông gòn đem chấm vào vùng lợi bị viêm.
Bài thuốc 3
Bài thuốc đông y thứ 3 sử dụng 2 thành phần chính là rau má và hương nhu. Đây đều là hai vị thuốc quý có khả năng chữa nhiều bệnh về răng miệng đặc biệt là viêm lợi hôi miệng.
- Thành phần: 18g lá hương nhu, 10g hoàng liên, 10 g hoàng cầm, 12 g chi tử, 24 g rau má, 12 g đương quy, 12g cam thảo, 16g đan sâm
- Cách thực hiện: Gộp tất cả các vị thuốc trên sắc với nước lọc, cứ sắc 3 bát nước thì giữ lại 1 bát. Một thang thuốc sắc được 3 lần rồi thay thuốc mới. Người bệnh uống 3 lần/ngày, sau ăn cơm khoảng 30 phút.
Điều trị tại nha khoa
Cách tốt nhất để điều trị viêm lợi là đến ngay các địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám. Khi đến nha khoa bác sĩ sẽ tiến hành trị viêm lợi hôi miệng bằng cách cạo vôi răng để loại bỏ các mảng bám – một trong những lý do chính gây ra viêm lợi hôi miệng.
Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ có thể tiến hành tiểu phẫu, tái tạo khoảng sinh học. Việc này giúp lợi hồi phục, loại bỏ được mùi hôi trong khoang miệng.
Trong trường người bệnh mắc viêm lợi ở mức độ nặng, hơi thở có mùi, lợi chảy máu sưng to, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng và làm sạch vùng viêm nhiễm và kết hợp dùng thuốc kháng sinh.
Người bệnh nên đến nha khoa để được điều trị theo chỉ định bác sĩ vừa an toàn lại cho hiệu quả nhanh chóng.
Cách phòng tránh viêm lợi hôi miệng
Bị viêm lợi gây ra tình trạng hôi miệng khiến người bệnh gặp khó khăn trong giao tiếp và các hoạt động nhai nuốt. Người bệnh nên phòng tránh thật tốt để tránh mắc phải chứng bệnh này bằng cách tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần trong một ngày. Lưu ý chải nhẹ tay và đều toàn bộ hàm răng để loại bỏ mảng bám đồng thời thay mới bàn chải 3 – 4 tháng/ lần để tránh tình trạng vi khuẩn tích tụ. Ngoài ra nên sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước muối pha loãng.
- Chế độ dinh dưỡng cần bổ sung đầy đủ vitamin C, K qua trái cây, rau xanh và các dưỡng chất cần thiết
- Nghỉ ngơi, tập thể dục, vận động điều độ để điều hòa nội tiết tránh các nguy cơ gây ra tình trạng này khiến chảy máu chân răng.
- Từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia, nước ngọt có gas, cà phê,…
- Thường xuyên đến nha khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để lấy cao răng và đánh bóng mặt răng.
Bài viết trên đã gửi đến độc giả nguyên nhân và các phương pháp trị viêm lợi hôi miệng. Hy vọng sẽ giúp ích trong việc điều trị chứng bệnh này.
Cập nhật lúc: 1:23 AM , 16/03/2023Gợi ý xem thêm: