Hôi miệng từ cổ họng – Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Hôi miệng từ cổ họng tuy không phải chứng bệnh nghiêm trọng nhưng khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp, có tâm lý lo sợ, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày 

Nguyên nhân gây hôi miệng từ cổ họng

Hôi miệng từ cổ họng chủ yếu do các bệnh lý như viêm xoang, viêm loét dạ dày, viêm amidan…hay các bệnh về thận, tim mạch gây ra. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác gây hôi miệng từ cổ họng, cụ thể như sau:

Viêm xoang

Tình trạng hơi thở có mùi, mũi thường xuyên bị nghẹt, đau đầu, miệng có dịch mủ rất có thể do viêm xoang gây ra. Những người mắc viêm xoang sẽ bị nhiễm trùng khoang mũi gây ra các ổ mủ. Dịch mủ này sẽ theo thành họng tràn xuống đường hô hấp, làm người bệnh bị hôi miệng. Khi điều trị hết viêm xoang, tình trạng hôi miệng trong cổ họng cũng sẽ biến mất.

Khô miệng

Khi khô miệng, lượng nước bọt tiết ra sẽ không đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ, sinh sôi gấp nhiều lần. Việc này gây ra tình trạng hơi thở có mùi, môi nứt nẻ, họng bị đau, rát lưỡi và liên tục khát nước.

Bệnh thận

Hôi miệng từ cuống họng do đâu mà ra? Khi thận có vấn đề, chức năng lọc chất thải sẽ không còn hiệu quả như trước khiến độc tố tích tụ trong cơ thể ngày càng nhiều. Trong đó chủ yếu là nitơ – nguyên nhân chính gây ra chứng hôi miệng từ cuống họng.

Bệnh tim

Hơi thở có mùi hôi là một trong những biểu hiện của viêm lợi. Trong khi đó, các chuyên gia y học cho rằng các bệnh về nướu răng có liên quan tới các vấn đề về tim mạch nên viêm lợi là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm về bệnh tim.

Hôi miệng từ cổ họng - Nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Hôi miệng từ cổ họng – Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Viêm amidan

Viêm amidan khiến hệ miễn dịch bị suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng sinh sôi khiến hơi thở có mùi khó chịu. Thêm vào đó, việc amidan bị viêm nặng sẽ xuất hiện các nốt mủ, dịch từ mủ sẽ gây ra mùi hôi trong hơi thở.

Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày cũng khiến miệng có mùi hôi vì dạ dày bị rối loạn sẽ khiến thức ăn chậm tiêu hóa, gây tồn đọng trong dạ dày. Những thức ăn này sau đó lên men tạo mùi khó chịu rồi khiến cho hơi thở có mùi khó chịu. Vi khuẩn helicobacter pylori chính là nguyên nhân chính gây ra viêm dạ dày và tình trạng hơi thở có mùi.

Biện pháp khắc phục hôi miệng từ cổ họng

Để khắc phục chứng hôi miệng từ cổ họng, người bệnh có thể tìm đến phương pháp tây y, đông y hay đơn giản là các phương pháp dân gian ngay tại nhà.

Phương pháp dân gian

Người bệnh có thể điều trị hôi miệng từ cổ họng dứt điểm chỉ bằng những nguyên liệu thường có sẵn trong nhà sau đây:

Gừng 

Gừng là một trong những loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt. Trong gừng có tính cay nóng giúp kháng khuẩn, diệt khuẩn, chữa viêm nha chu và loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng triệt để. Chính vì vậy, nhiều người lựa chọn để có thể điều trị hôi miệng từ họng hiệu quả.

Mùi từ gừng tươi có khả năng khử mùi hôi trong miệng hiệu quả đồng thời giúp giảm viêm họng và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Người bệnh lấy 1 củ gừng tươi đã rửa sạch, thái từng sợi mỏng. Tiếp theo cho gừng đã thái vào ly nước ấm, ngâm trong vòng 10 phút rồi uống từ từ.

Rau mùi tây

Rau mùi tây thường được sử dụng làm nguyên liệu nấu ăn nhưng ít ai biết nó còn có khả năng điều trị hôi miệng. Loại rau này chứa một hàm lượng cao chất diệp lục có khả năng đẩy lùi vi khuẩn gây mùi khá tốt.  Bên cạnh đó mùi của rau mùi tây rất thơm, sẽ giúp giảm bớt mùi hôi từ cổ họng. Người bệnh nhai 1 lá mùi tây tươi sau mỗi bữa ăn sẽ thấy được hiệu quả nó mang lại.

Rau mùi tây có tác dụng lớn trong việc điều trị chứng hôi miệng từ cổ họng.
Rau mùi tây có tác dụng lớn trong việc điều trị chứng hôi miệng từ cổ họng.

Nước vo gạo

Mọi người có thể tận dụng nước vo gạo để tưới cây, làm đẹp và đặc biệt là trị hôi miệng. Trong nước vo gạo chứa rất nhiều vitamin B3 có khả năng chống nhiễm khuẩn, giúp tăng cường hệ miễn dịch đồng thời đẩy lùi vi khuẩn gây hôi miệng. Người bệnh đổ nước vo gạo lần đầu để bỏ cặn bã và tạp chất. Sau đó đổ nước vo gạo lần 2 rót vào ly dùng để súc miệng mỗi sáng và tối.

Sữa chua

Trong thành phần của sữa chua bao gồm các loại vi khuẩn lành mạnh được gọi là lactobacillus. Những vi khuẩn tốt này có tác dụng chống lại vi khuẩn xấu ở các bộ phận khác nhau trong cơ thể như ruột giúp người bệnh tránh được tình trạng viêm loét dạ dày gây ra mùi hôi từ họng. Chính vì thế để giảm thiểu tình trạng hơi thở có mùi, người bệnh nên 1 hộp sữa chua nguyên chất không béo trước mỗi bữa ăn trưa/tối.

Trà xanh 

Một trong những mẹo dân gian chữa hôi miệng từ cổ họng mang lại hiệu quả cao chính là  sử dụng lá trà xanh. Vì loại lá này có thể khử trùng, khử mùi và làm mát hơi thở tạm thời.  Nếu hơi thở có mùi hãy uống một tách trà xanh mỗi ngày nhưng lưu ý không uống khi đói, người bệnh sẽ cảm thấy hơi thở thanh mát hơn rất nhiều.

Xem thêm: Cách trị hôi miệng hiệu quả, phòng tránh hôi miệng như thế nào?

Phương pháp Tây Y

Trong trường hợp người bệnh đã áp dụng những phương pháp dân gian điều trị hôi miệng từ cổ họng tại nhà mà bệnh vẫn không khỏi hoặc chỉ đỡ chứ không hết hẳn, hãy tìm đến các phương pháp tây y để có hiệu quả tốt hơn.

Anti-plaque Fluoride Mouthwash Nuskin

Ap24 Anti-plaque Fluoride Mouthwash Nuskin được một tập đoàn y dược nổi tiếng của Mỹ sản xuất. Loại thuốc này là kết quả nghiên cứu của hơn 75 nhà khoa học  Mỹ trong lĩnh vực chăm sóc răng miệng. Thành phần chính của thuốc bao gồm Sodium Monofluorophosphate 0.02%, Sodium, Sorbitol, Phosphate….

Súc miệng bằng Anti-plaque Fluoride Mouthwash Nuskin giúp loại bỏ mùi hôi khó chịu từ hơi thở.
Súc miệng bằng Anti-plaque Fluoride Mouthwash Nuskin giúp loại bỏ mùi hôi khó chịu từ hơi thở.

Ap24 Anti-plaque Fluoride Mouthwash Nuskin có khả năng tiêu diệt mảng bám, điều trị hôi miệng và giúp hơi thở thơm mát. Sau khi đánh răng, người bệnh súc miệng bằng 10ml/mỗi lần, từ  2 – 3 lần/ngày. Lưu ý tuyệt đối không nuốt.

Chlorine dioxide

Chlorine dioxide là một trong các thuốc đặc trị hôi miệng lâu năm. Chlorine dioxide có thể khử trùng, chống oxy hóa đồng thời loại bỏ vi khuẩn gây ra bệnh về răng miệng.

Bên cạnh đó loại thuốc này còn phòng ngừa bệnh sâu răng, ngăn ngừa quá trình hình thành vôi răng. Tuy nhiên Chlorine dioxide chỉ được bán khi có sự chỉ định và đơn thuốc về liều lượng và cách dùng tùy theo tình trạng bệnh của bác sĩ chuyên khoa.

Ranitidine

Ranitidine là biệt dược thường được bác sĩ chỉ định sử dụng người bệnh mắc chứng hôi miệng từ cổ họng do bệnh lý về trào dạ dày thực quản gây ra.

Loại thuốc này giúp người bệnh cải thiện tình trạng ợ chua và hỗ trợ giảm những cơn đau dạ dày. Từ đó chứng hôi miệng dần được khắc phục, giúp người bệnh sở hữu hơi thở thơm mát dễ chịu.

Thuốc Cetylpyridinium chloride (CPC)

Cetylpyridinium chloride (CPC) được sử dụng khá phổ biến để chữa hơi thở có mùi. Loại thuốc này có khả năng ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám đồng thời hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng. Lưu ý loại thuốc này chỉ được bán theo chỉ định và đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa.

Chữa hôi miệng từ cổ họng sử dụng phương pháp Đông Y

Ngoài đến nha khoa, bệnh viện, người bệnh còn có thể trị chứng hôi miệng từ cổ họng bằng các bài thuốc đông y.

Chữa hôi miệng từ cổ họng bằng Hương nhu

Hương nhu sống nhiều năm được coi là một cây thuốc quý trong đông y. Nó có hai loại hương nhu trắng và hương nhu tía.

Bài thuốc từ hương nhu giúp làm sạch miệng và đánh bay mùi hôi khó chịu từ hơi thở.
Bài thuốc từ hương nhu giúp làm sạch miệng và đánh bay mùi hôi khó chịu từ hơi thở.
  • Công dụng: Khử hoàn toàn mùi hôi, làm sạch miệng, tinh dầu hương nhu đọng lại trong miệng giúp người bệnh có cảm giác dễ chịu, đầu óc thư giãn hơn.
  • Cách sử dụng: Đun 40g hương nhu khô với 300ml nước dưới lửa nhỏ riu riu tới khi còn khoảng 50ml nước. Người bệnh chắt nước này để ngậm và súc miệng mỗi sáng trong khoảng 5- 10 phút thì nhổ bỏ. Kiên trì áp dụng trong 2 tháng

Chữa hôi miệng từ cổ họng bằng húng chanh

Thông thường húng chanh được mọi người sử dụng như một loại rau nhưng ít ai biết loại rau này còn là vị thuốc chữa được nhiều bệnh.

  • Công dụng: Diệt khuẩn, khử mùi hôi miệng đồng thời tạo ra mùi hương dễ chịu trong miệng cho hơi thở thơm mát
  • Cách sử dụng: Đung 50g lá húng chanh với 300ml nước để tinh dầu húng chanh chảy ra ngoài. Người bệnh lấy nước này súc miệng và ngậm khoảng 5 phút.

Chữa hôi miệng từ cổ họng bằng bạc hà

Bạc hà là loại thảo mộc có tính dịu nhẹ. Trong bạc hà có axit rosmarinic có tác dụng chống viêm và chất menthol giúp bảo vệ màng lót dạ dày. Loài cây này vô cùng hiệu quả trong quá trình điều trị tình trạng hơi thở có mùi.

  • Công dụng: Khử trùng, khử mùi mùi hôi từ cuống họng, giúp hơi thở thanh mát.
  • Cách sử dụng: Xay nhuyễn 9g lá bạc hà và 15g cà chua rồi thêm 1 thìa cà phê mật ong và 200ml nước nóng. Tiếp theo dùng đũa khuấy đều và uống ngay lúc nước còn ấm.

Chữa hôi miệng từ cổ họng bằng thảo dược đương quy

Đương quy có xuất xứ từ Trung Quốc, được trồng ở Việt Nam từ những năm 1960.  Trong đông y, đương quy được dùng để chữa bệnh về nội tiết, đầy hơi, viêm khớp, các bệnh về da và răng miệng….

  • Công dụng: Chữa trứng hôi miệng, lở loét miệng lưỡi, lợi sưng đau…
  • Cách sử dụng: Dùng nước sắc 6g đương quy, 5g hoàng liên, 12g sinh địa, 6g đơn bì, 6g thăng ma. Uống mỗi ngày 1 thang.

Một số phương pháp phòng tránh hôi miệng từ cổ họng

Hôi miệng từ cổ họng tuy không phải bệnh nghiêm trọng nhưng lại gây ra nhiều rắc rối trong quá trình sinh hoạt của người bệnh nên cần phòng tránh bằng các phương pháp sau:

Vệ sinh răng miệng

Thói quen vệ sinh răng miệng kém hoặc sai cách tạo nhiều cơ hội cho các mảng bám hình thành gây hôi miệng. Vì thế mọi người nên chải răng khoảng 2 phút mỗi lần và thực hiện ít nhất 2 lần mỗi ngày. Lưu ý, nước súc miệng nên được sử dụng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày trong ít nhất 30 giây.

Bên cạnh đó, mọi người nên dùng máy tăm nước hay chỉ nha khoa để làm sạch các thức ăn thừa cứng đầu còn sót lại trong các kẽ răng. Và khi đánh răng đừng quên chai lưỡi để ngăn không cho vi khuẩn phát triển.

Ngoài ra có thể sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng, các loại kẹo ngậm chứa sulphur dễ bay hơi, các ion kim loại và các chất oxy hoá. Những sản phẩm này giúp ngăn ngừa và giảm mùi hôi từ cổ họng hơn các sản phẩm bình thường.

Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp phòng tránh hôi miệng hiệu quả.
Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp phòng tránh hôi miệng hiệu quả.

Uống nhiều nước ngừa hôi miệng từ cổ họng

Để không rơi vào tình trạng khô miệng khiến vi khuẩn có điều kiện phát triển, mọi người cần uống đủ 2 lít nước/ngày để khoang miệng không bị thiếu nước. Như vậy, cơ thể có thể tiết đủ nước bọt để ngăn ngừa vi khuẩn và mùi hôi.

Thói quen ăn uống, ngủ nghỉ điều độ

Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, ngủ nghỉ điều độ cũng góp phần ngăn ngừa chứng hôi miệng từ họng hiệu quả.

  • Bổ sung thực phẩm có mùi thơm như rau mùi tây, lá bạc hà,…, rau xanh, trái cây để có chất chống oxy hóa cao. Những thực phẩm này vừa có tác dụng khử mùi vừa ngăn ngừa và loại bỏ vi khuẩn hiệu quả.
  • Hạn chế tiêu thụ nước uống có cồn hay axit như bia, rượu, cà phê,…Vì những đồ uống này đọng lâu sẽ khiến hơi thở có mùi và răng bị ố vàng.
  • Giảm bớt lượng đường trong khẩu phần ăn vì quá nhiều đường sẽ gây hại cho răng, từ các bệnh về răng lợi sẽ gây ra mùi hôi từ miệng
  • Không thức quá khuya vì thức khuya gây hại cho dạ dày khiến chức năng trọng dạ dày gặp vấn đề gây ra mùi hôi từ cổ họng.

Bài viết trên đã cung cấp thêm thông tin về chứng hôi miệng từ cổ họng. Hy vọng sẽ giúp người bệnh điều trị dứt điểm chứng bệnh này để lấy lại tự tin trong giao tiếp.

Gợi ý xem thêm:

Cập nhật lúc: 9:04 AM , 16/03/2023

Tin liên quan

Một số bài thuốc Đông y có tác dụng giảm đau, điều trị bệnh rất tốt

Nấm miệng ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa an toàn

Nấm miệng ở trẻ là tình trạng khá phổ biến nhiều bé gặp phải. Thời gian đầu, tình trạng này tuy không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của trẻ...

Răng Sứ Lava: Phân Tích Ưu, Nhược Điểm Và Giá Thành Thực Hiện

Răng sứ Lava là dòng răng sứ thẩm mỹ có chất lượng cực tốt được hàng ngàn khách hàng ưa chuộng. Vậy bạn đã biết đến loại răng sứ này...

Hôi Miệng Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả, An Toàn

Hôi miệng là vấn đề tế nhị mà rất nhiều người mắc phải. Theo thống kê của Bộ Y tế, có đến 20% dân số bị hôi miệng. Miệng hôi...

Trải Nghiệm Dịch Vụ Dán Veneer: “Hối Tiếc Vì Không Làm Sớm Hơn”

Bạn đang muốn tìm hiểu về dán sứ Veneer để khắc phục các khuyết điểm ố vàng, răng không đều trên răng thì hãy tìm đến Viện nha khoa ViDental?...

Sâu răng hàm: Nguyên nhân, cách điều trị và những thông tin cần lưu ý

Sâu răng hàm là một trong những hiện tượng thường gặp phải ở người lớn và trẻ em. Bởi đây không phải là một chứng bệnh xa lạ nhưng những...

Viêm nướu hoại tử lở loét nguy hiểm thế nào? Cách điều trị triệt để

Viêm nướu hoại tử lở loét là một trong những bệnh nhiễm trùng nướu răng khá phổ biến, không lây và thường khởi phát đột ngột. Đây là một trong...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *