Viêm nha chu khi niềng răng do đâu? Bị viêm nha chu có niềng được không?

Viêm nha chu là một bệnh lý đặc biệt dễ gặp đối với những đối tượng đang trong quá trình chỉnh nha. Bệnh gây nên những trở ngại nhất định trong việc ăn nhai đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả niềng răng nếu không được điều trị đúng cách. Viêm nha chu khi niềng răng liệu có chữa khỏi được không? Làm thế nào để cải thiện tình trạng này.

Viêm nha chu khi niềng răng nguyên nhân do đâu?

Như đã biết, thực tế bệnh lý viêm nha chu là do sự hình thành vi khuẩn và lây lan vi khuẩn tích tụ trong các kẽ răng. Khi răng không được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần ăn uống, mảng bám thức ăn sẽ bám chặt vào các khe răng. Vi khuẩn sẽ dần dần được hình thành, cứng lại và tạo thành cao răng.

Cao răng cần được loại bỏ triệt để theo định kỳ, tuy nhiên vẫn có nhiều người chủ quan với điều này. Đó chính là nguyên nhân gây viêm nướu và viêm nha chu.

Khi niềng răng, việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn do việc sử dụng mắc cài và các khí cụ khác khá vướng víu. Nhiều trở ngại cộng thêm việc vệ sinh không kỹ khiến mảng bám thức ăn bám lâu trong các kẽ răng, khiến nguy cơ mắc viêm nha chu cao hơn. Với những người có sức đề kháng yếu, bệnh sẽ tiến triển rất nhanh và khiến người bệnh gặp rất nhiều hệ lụy khác về sức khỏe.

Một vài triệu chứng viêm nha chu điển hình ở những người đeo niềng:

  • Dễ bị chảy máu ở nướu, lợi khi đánh răng
  • Nhìn thấy phần nướu bị sưng đỏ
  • Phần cổ răng có các mảng cao răng bám vào
  • Hơi thở có mùi khó chịu
  • Một vài trường hợp nghiêm trọng có thể có mủ ở nướu răng
  • Răng bị lung lay.
Niềng răng bị viêm nha chu là vấn đề thường thấy
Niềng răng bị viêm nha chu là vấn đề thường thấy

Bị nha chu khi niềng răng có ảnh hưởng gì không?

Viêm nha chu thông thường đã được xếp vào nhóm bệnh lý răng miệng nguy hiểm, do vậy nếu không may bị viêm nha chu khi niềng răng, người bệnh cần phải đặc biệt chú ý trong chăm sóc và điều trị.

Khi niềng răng, người bệnh sẽ được thực hiện các thao tác để kéo răng dịch chuyển về vị trí mong muốn. Điều này đòi hỏi chân răng phải ổn định, đủ khỏe mạnh để chịu được lực tác động.

Tuy nhiên, nếu bị viêm nha chu, nguy cơ xảy ra tình trạng tụt nướu và tiêu xương ổ răng là rất cao, điều này khiến chân răng yếu đi rất nhiều. Phần xương răng nếu bị tiêu đi lợi sẽ không còn vị trí để bám víu. Lúc này, bác sĩ tuyệt đối không được thực hiện kéo chỉnh răng, nếu không sẽ gây nên những hệ quả khó lường.

Bị viêm nha chu khi niềng răng phải làm thế nào?

Như đã đề cập ở trên, vấn đề viêm nha chu nếu xuất hiện khi đang niềng răng nhất định phải được xử lý triệt để tránh những hậu quả không đáng có xảy ra. Dưới đây là các phương pháp điều trị viêm nha chu đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Mẹo dân gian chữa viêm nha chu

Mẹo dân gian được áp dụng cho những trường hợp viêm nha chu thể nhẹ, bệnh chưa có những biểu hiện rõ rệt.

  • Ưu điểm: An toàn, lành tính, các nguyên liệu dễ tìm và tiết kiệm chi phí.
  • Nhược điểm: Không phù hợp với những trường hợp bệnh nặng, bệnh có dấu hiệu biến chứng. Các phương pháp này được lưu truyền từ xưa đến nay và chưa được công nhận bởi khoa học.

Nước muối

Với khả năng kháng khuẩn, khử trùng nhẹ, nước muối loãng có thể giảm viêm nhiễm tức thời đáng kể đồng thời ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn trong miệng.

Nước muối sinh lý có thể mua tại các hiệu thuốc hoặc người bệnh cũng có thể tự pha tại nhà. Nếu tự pha chế tại nhà, bạn nên lưu ý cho thật ít muối, tránh để nồng độ muối quá cao sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến răng.

Sử dụng nước muối bằng cách súc miệng nhẹ nhàng khoảng 30s sau khi ăn. Mỗi ngày nên áp dụng 2 – 3 lần kết hợp với việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa.

Dùng cây lược vàng

Cây lược vàng có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn và tiêu viêm khá tốt như Quercetin, Kaempferol, Steroid, đó là lý do vì sao loại cây này được ưu tiên sử dụng trong rất nhiều bài thuốc chữa viêm nha chu.

Có 2 cách bạn có thể áp dụng để chữa viêm nha chu bằng cây lược vàng:

  • Cách 1: Dùng lá lược vàng tươi, rửa thật sạch, thái nhỏ rồi đem hãm như hãm trà. Sau khi hãm 30 phút có thể uống được. Nước trà lá lược vàng nên ngậm 1 lúc để tinh chất ngấm vào các kẽ răng rồi mới nuốt.
  • Cách 2: Lá lược vàng rửa sạch, phơi khô rồi đem ngâm với rượu trắng trong vòng 3 tuần. Mỗi ngày dùng 1 chén nhỏ rượu ngậm trong miệng và súc miệng khoảng 30s. Mỗi ngày thực hiện súc miệng đều đặn 2 lần.

Dùng gừng tươi

Gừng vốn dĩ có tính ấm, vị cay, có khả năng diệt khuẩn, tiêu viêm và làm ấm cơ thể. Nhiều thành phần trong củ gừng được xem là có khả năng diệt vi khuẩn và giảm sưng viêm các tổ chức răng miệng hiệu quả.

Sử dụng gừng bằng cách đun gừng thái lát với nước ấm cùng một vài hạt muối. Dùng uống nước trà gừng khi còn ấm, bạn cũng nên ngậm một lúc trong miệng để tinh chất ngấm vào răng rồi mới nuốt.

Xem thêm: Bệnh viêm nha chu cấp có gây nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng ngừa

Ngay từ khi có dấu hiệu viêm nha chu, bạn có thể sử dụng các mẹo đơn giản để cải thiện
Ngay từ khi có dấu hiệu viêm nha chu, bạn có thể sử dụng các mẹo đơn giản để cải thiện

Điều trị viêm nha chu không phẫu thuật

Khi các phương án chữa mẹo không mang lại kết quả khả quan, người bệnh nên đến nha khoa để được thăm khám một cách cụ thể hơn. Với các trường hợp bệnh chưa quá tệ, chưa ảnh hưởng đến các răng đang niềng, bác sĩ có thể chỉ định một vài phương án điều trị như:

  • Lấy cao răng: Đây là cách loại bỏ vị trí trú ngụ của vi khuẩn từ bề mặt răng đến dưới chân nướu răng.
  • Chà chân răng: Làm nhẵn bề mặt chân răng để hạn chế sự tích tụ của vi khuẩn.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Việc dùng thuốc sẽ được kê đơn theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp này, người bệnh phải đảm bảo tuân thủ theo các hướng dẫn về liều lượng và cách sử dụng, tuyệt đối không nên dùng quá liều.

Điều trị bằng phẫu thuật

Áp dụng với những trường hợp viêm nha chu nặng. Lúc này, tùy thuộc vào tình hình mà bác sĩ sẽ chỉ định tiếp tục niềng hoặc tháo niềng tạm thời để điều trị bệnh. Một vài phương pháp phẫu thuật vẫn đang được sử dụng để điều trị viêm nha chu:

  • Phẫu thuật Flap
  • Ghép mô mềm
  • Tái tạo mô
  • Ghép men răng

Thông thường nếu bị viêm nha chu nặng khi niềng răng sẽ cần dừng liệu trình niềng lại để điều trị triệt để viêm nha chu. Nếu vẫn tiếp tục niềng có thể khiến chân răng càng yếu đi và dễ gây ra nguy cơ rụng răng.

Viêm nha chu có niềng răng được không?

Bên cạnh thắc mắc bị viêm nha chu khi niềng răng phải làm thế nào, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi liệu bị viêm nha chu có thể niềng răng được không?

Nếu bị viêm nha chu ở thể nhẹ, các tổ chức chân răng chưa bị tổn thương quá nhiều và bệnh có thể điều trị triệt để thì người bệnh về sau vẫn có thể niềng răng được. Khi đến nha khoa để khám chỉnh nha, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị viêm nha chu cụ thể để loại bỏ viêm nhiễm hoàn toàn rối mới thiết kế phác đồ niềng chỉnh nha.

Với những trường hợp bị viêm nha chu quá nặng và tiến triển thành viêm nha chu mãn tính, đa số các bác sĩ sẽ khuyên bạn không nên đeo niềng. Nếu vẫn cố tình thực hiện, người bệnh sẽ phải chịu đau đớn nhiều hơn, quá trình niềng răng sẽ yếu hơn, có dấu hiệu lung lay và vẫn có nguy cơ xảy ra rủi ro đó là rụng răng.

Nếu điều trị triệt để viêm nha chu, bạn vẫn có thể niềng răng như bình thường
Nếu điều trị triệt để viêm nha chu, bạn vẫn có thể niềng răng như bình thường

Phòng ngừa bệnh viêm nha chu khi niềng răng

Thời gian niềng răng kéo dài trong khoảng từ 18 – 24 tháng, đây là giai đoạn mà các bạn sẽ phải đối diện với nguy cơ cao mắc các bệnh răng miệng trong đó có viêm nha chu. Vậy làm thế nào để có thể phòng ngừa bệnh một cách tốt nhất:

  • Chải răng đều đặn và đúng cách, nên sử dụng bàn chải lông mềm, chải một cách nhẹ nhàng, tránh việc gây tổn thương lên vùng nướu.
  • Vệ sinh và lấy cao răng mỗi 6 tháng 1 lần khi niềng để đảm bảo không có ổ trú ngụ cho vi khuẩn gây hại.
  • Hạn chế ăn đồ cứng, dai gây ảnh hưởng đến chân răng lúc đang niềng răng. Sau khi ăn luôn phải vệ sinh lại, đến cuối ngày là lúc cần vệ sinh kỹ càng nhất.

Như vậy, viêm nha chu khi niềng răng hoàn toàn có thể xảy ra với bất kỳ ai và mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc nhiều vào cách chăm sóc răng miệng của bạn. Hãy đặc biệt chú ý đến vấn đề này khi niềng răng để đảm bảo răng lợi luôn sạch sẽ, phòng ngừa bệnh và cho kết quả chỉnh nha tốt nhất.

Đừng bỏ lỡ:

Cập nhật lúc: 9:04 AM , 16/03/2023

Tin liên quan

Hôi Miệng Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả, An Toàn

Hôi miệng là vấn đề tế nhị mà rất nhiều người mắc phải. Theo thống kê của Bộ Y tế, có đến 20% dân số bị hôi miệng. Miệng hôi...

Ê buốt răng khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Ê buốt răng là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên với phụ nữ mang thai tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe...

Suýt “FA” chỉ vì hôi miệng – Chàng trai 9X lấy lại tự tin nhờ tìm được bài thuốc hay

26 tuổi, khi bạn bè đồng trang lứa đã có đôi có cặp, chuẩn bị tính chuyện cưới xin thì chàng trai 9X Ngô T (Nhân vật yêu cầu giấu...

Một số bài thuốc Đông y có tác dụng giảm đau, điều trị bệnh rất tốt

Nấm miệng ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa an toàn

Nấm miệng ở trẻ là tình trạng khá phổ biến nhiều bé gặp phải. Thời gian đầu, tình trạng này tuy không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của trẻ...

Hôi miệng từ cổ họng – Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Hôi miệng từ cổ họng tuy không phải chứng bệnh nghiêm trọng nhưng khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp, có tâm lý lo sợ, ảnh hưởng lớn...

Người bệnh cần cân nhắc trước khi thực hiện phẫu thuật để tránh gặp phải những vấn đề rủi ro trong và sau phẫu thuật

Áp xe quanh chóp răng: Những điều cơ bản cần biết

Khi một chiếc răng liên tục nhức nhối và khiến bạn thức dậy vào ban đêm với những cơn đau buốt thì có thể là một điều đáng lo ngại...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *