Hôi miệng chảy máu chân răng là tình trạng không hiếm gặp hiện nay. Tình trạng này thường hay xảy ra do một bệnh lý răng miệng nào đó. Tùy vào nguyên nhân làm cho răng xuất huyết mà mức độ nguy hiểm của hiện tượng này cũng khác nhau ở từng người. Vậy bệnh lý nào gây nên tình trạng chảy máu chân răng hôi miệng? Cách điều trị và phòng ngừa như thế nào?
Hôi miệng chảy máu chân răng là bệnh gì?
Chảy máu chân răng là một dạng bệnh lý về răng miệng thường gặp. Nguyên nhân chủ yếu là do chăm sóc răng miệng chưa đúng cách. Tuy không phải bệnh nguy hiểm nhưng nếu chủ quan lại gây khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày. Bệnh hôi miệng là chứng bệnh khi miệng một người phát ra hơi thở có mùi hôi hoặc mùi khó chịu khi nói. Các nguyên nhân dẫn đến hôi miệng có thể là do Viêm lợi, Viêm quanh răng, Viêm amidan.
Nếu chảy máu chân răng đi kèm với tình trạng hôi miệng thì cần xem xét các nguy cơ có thể xảy ra. Bởi trong một số trường hợp để kéo dài, chảy máu chân răng dẫn đến hôi miệng còn khiến tình trạng này tồi tệ hơn, chân răng có nguy cơ yếu và rụng. Vậy hôi miệng chảy máu chân răng là bệnh gì? Dưới đây là một số bệnh có thể gây ra hiện tượng chảy máu chân răng kèm theo chứng hôi miệng. Cụ thể:
Hôi miệng chảy máu chân răng viêm lợi
Viêm lợi hay còn gọi là viêm nướu là tình trạng nướu răng có các mảng bám, sưng đỏ và chảy máu. Viêm lợi thường là hệ quả do vệ sinh răng miệng kém khiến vi khuẩn tích tụ trong nướu. Các vi khuẩn gây hại thường phân hủy mảng thừa bám ở kẽ răng. Đây là nguyên nhân khiến tình trạng hôi miệng xuất hiện. Ngoài ra, viêm lợi cũng có thể gây nên tình trạng đau khi nhai, răng lung lay nhẹ do dây chằng quanh răng bị viêm.
Tiểu đường
Chảy máu chân răng khiến miệng bị hôi cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Ở bệnh nhân mắc bệnh lý này, cơ thể sẽ giảm sản xuất insulin – thành phần đảm nhiệm vai trò chuyển hóa lượng đường trong máu thành năng lượng. Vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường thường có hệ miễn dịch suy yếu và dễ gặp một số vấn đề liên quan đến răng miệng. Ngoài ra, nồng độ đường trong máu cao còn gây ra tình trạng khó đông máu khiến chân răng dễ bị tổn thương và chảy máu kéo dài.
Thông thường, bệnh nhân tiểu đường có nồng độ ceton trong máu khá cao. Thành phần này có thể gây hôi miệng. Nhận biết chứng chảy máu chân răng và hôi miệng do tiểu đường, bạn có thể quan sát biểu hiện đi kèm như đi tiểu nhiều hơn bình thường, khó thở, đau bụng, nôn mửa…
Vệ sinh răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng kém là con đường trực tiếp gây nên tình trạng chảy máu chân răng kèm hôi miệng. Răng miệng không được vệ sinh đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây tổn thương nướu và làm phát sinh mùi hôi. Nếu không cải thiện thói quen này, bạn có thể mắc các bệnh viêm lợi hay thậm chí là viêm nha chu.
Sâu răng
Sâu răng là tình trạng vi khuẩn xâm nhập gây ra quá trình hủy khoáng và làm mất mô cứng của răng. Sâu răng đặc trưng bởi sự xuất hiện của các lỗ nhỏ có màu nâu đen trong bề mặt răng.
Sâu răng chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân cộng hưởng như vệ sinh răng miệng kém, thường xuyên ăn đồ ngọt, ít uống nướu… Chủng vi khuẩn gây sâu răng thường gặp là Streptococcus mutans.
Triệu chứng nhận biết bệnh là sự xuất hiện các lỗ nhỏ trên răng, gây đau nhức, chảy máu chân răng, hôi miệng, đau răng khi nhai.
Viêm quanh răng
Viêm quanh răng xảy ra khi các mô bao quanh cuống răng bị viêm và sưng. Bệnh khởi phát do nhiễm vi khuẩn, sang chấn răng hoặc do sai sót trong quá trình điều trị một số bệnh lý. Với trường hợp bị viêm quanh răng cấp tính, bạn có thể bị sốt cao, môi khô, mệt mỏi, chảy máu chân răng, miệng có mùi hôi, đau răng, nhất là khi nhai.
Viêm nha chu
Viêm nha chu là một dạng nhiễm trùng lợi nặng nề và gây phá phủ các mô xung quanh răng. Bệnh lý này điều trị dứt điểm được khi phát hiện sớm. Tuy nhiên, trong trường hợp để nhiễm trùng kéo dài, chân răng có thể bị hư hại dẫn đến tình trạng mất răng.
Viêm nha chu biểu hiện thông qua triệu chứng khi nhai, răng lung lay, sưng nướu. Nướu chuyển từ màu hồng nhạt sau màu đỏ thẫm, dễ chảy máu, hôi miệng, có mủ ứ giữa răng và nướu.
Ngoài biến chứng mất răng, người mắc bệnh nha chu có thể gặp một số vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng như viêm khớp dạng thấp, các bệnh hô hấp, đột quỵ… do vi khuẩn xâm nhập vào máu.
Thiếu canxi và vitamin
Canxi và Vitamin là các thành phần thiết yếu trong cơ thể, giúp nuôi dưỡng xương, răng. Người có nồng độ canxi trong máu thấp thường có chân răng yếu, dễ lung lay và có nguy cơ nhiễm trùng cao. Nhiễm trùng ở chân răng có thể gây đau răng và hơi thở có mùi khó chịu.
Ngoài ra, hiện tượng hơi thở có mùi và chảy máu chân răng còn có thể do cơ thể thiếu hụt vitamin K. Loại vitamin này góp phần thúc đẩy cơ thể sản sinh protein đặc hiệu nhằm thúc đẩy quá trình đông máu. Vì vậy, thiếu hụt vitamin K khiến tình trạng chảy máu ở chân răng kéo dài và dễ tái phát.
Ung thư máu
Trong một số trường hợp hiếm gặp, chảy máu chân răng dẫn đến hôi miệng có thể là cảnh báo của bệnh ung thư máu. Ung thư máu xảy ra khi số lượng bạch cầu trong cơ thể tăng lên một cách bất thường. Lúc này, bạch cầu thường có xu hướng ăn hồng cầu khiến hồng cầu bị phá hủy, gây thiếu máu dẫn đến tử vong.
Dấu hiệu nhận biết ung thư máu là xuất hiện các vết bầm tím và chảy máu không rõ nguyên nhân như chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da…
Hồng cầu là cơ quan vận chuyển oxy và dưỡng chất đến các mô của cơ thể. Trong đó có mô nướu. Thiếu hụt hồng cầu do ung thư máu khiến nướu giảm chức năng đề kháng, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập, gây nhiễm trùng và hôi miệng.
Stress kéo dài
Stress kéo dài kích thích hệ thần kinh giao cảm hoạt động mạnh khiến số lượng nước bọt khoang miệng giảm đi đáng kể. Yếu tố này làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập gây hôi miệng và viêm nướu.
Nếu để stress kéo dài, bạn có thể đối mặt với rất nhiều nguy cơ liên quan đến răng miệng như chảy máu chân răng, hôi miệng, viêm lợi, viêm nha chu…
Rối loạn nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố trong thời gian mang thai là nguyên nhân khiến cơ thể bạn dễ bị hôi miệng và chảy máu chân răng. Bởi lẽ, trong giai đoạn này, hàm lượng hormone progesterone tăng lên đáng kể. Do đó, phụ nữ mang thai thường gặp tình trạng sưng viêm nướu, đau khi nhai, chảy máu chân răng, hôi miệng.
Tác dụng phụ của thuốc
Sử dụng một số loại thuốc có thể là nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng và chảy máu chân răng. Thuốc kháng histamin H1 thường được dùng để điều trị dị ứng và hạn chế tiết dịch trong cơ thể. Do đó, khi sử dụng thuốc, số lượng nước bọt có thể giảm đi đáng kể, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và hôi miệng.
Ngoài thuốc kháng histamin H1, chứng mùi hơi thở khó chịu và chảy máu chân răng có thể do sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng sinh, thuốc chống nôn, thuốc trị chứng đau đầu…
Cùng với đó, việc hút thuốc lá, ăn một số thực phẩm có mùi sẽ khiến răng xỉn màu, dễ sâu răng, để lại nhiều mảng bám và gây hỏng men răng. Hơn nữa, việc hút thuốc lá trong thời gian dài còn tăng nguy cơ mắc bệnh viêm quanh chân răng, hoại tử nướu, gây chảy máu chân răng và mất răng.
Hôi miệng chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
Chảy máu chân răng gây mùi hơi thở khó chịu có thể xuất phát do nhiều yếu tố và bệnh lý khác nhau. nếu do rối loạn nội tiết, vệ sinh răng miệng kém, stress, tác dụng phụ của thuốc thì bạn chỉ cần thay đổi một số thói quen là tình trạng sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Xem thêm: Hôi miệng nặng: Nguyên nhân, cách trị trúng đích, đảm bảo an toàn
Ngược lại, nếu bắt nguồn từ những nguyên nhân bên trong như viêm nha chu, viêm lợi, viêm quanh chân răng. Thì bạn buộc phải tiến hành điều trị để ngăn ngừa kịp thời tình trạng hoại tử và mất răng.
Trong trường hợp do ung thư máu và tiêu đường, bạn chỉ có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm hoặc thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời. Do đó, nếu thấy chảy máu chân răng trong thời gian dài đi kèm các biểu hiện như người mệt mỏi, giảm cân bất thường, máu khó đông… bạn cần tìm gặp bác sĩ trong thời gian ngắn nhất.
Cách trị hôi miệng và chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng dẫn đến mùi hơi thở khó chịu có thể xuất phát do nhiều nguyên nhân gây ra. Với những nguyên nhân nguy hiểm như tiểu đường, ung thư máu bạn cần chủ động đến bệnh viện để được điều trị theo phác đồ riêng.
Nếu do những nguyên nhân còn lại, bạn có thể áp dụng cách trị hôi miệng và máu chảy chân răng sau đây:
Điều trị chảy máu chân răng và hôi miệng bằng phương pháp y tế
Nếu mùi hơi thở và chảy máu chân răng do các vấn đề về nha khoa, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau đây:
- Thuốc kháng sinh: Kháng sinh được sử dụng cho những trường hợp nhiễm trùng mô nướu và chân răng. Bác sĩ có thể chỉ định gel hoặc nước súc miệng chứa kháng sinh. Tuy nhiên với những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, bác sĩ có thể yêu cầu dùng kháng sinh đường uống.
- Cạo vôi răng: Thủ thuật này được thực hiện bằng sóng siêu âm, laser hoặc dụng cụ truyền thống nhằm cạo bỏ cao răng và loại bỏ vi khuẩn.
- Bào láng gốc răng: Thủ thuật này giúp bào láng gốc răng được thực hiện để ngăn chặn quá trình tích tụ cao răng và hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn gây viêm.
- Ghép mô mềm: Với những trường hợp nha khoa chu tiến triển gây tổn thương nướu nghiêm trọng, bác sĩ có thể ghép mô ở vòm họng vào vùng nướu bị ảnh hưởng để tái tạo mô và ổn định chân răng.
- Men răng tái sinh: Thủ thuật này được sử dụng gel chứa các protein trong men răng vào chân răng bị tổn thương nhằm kích thích răng mọc khỏe trở lại.
Chữa chảy máu chân răng tại nhà
Trong trường hợp tình trạng chảy máu chân răng do stress, rối loạn nội tiết, thiếu vitamin, hút thuốc thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà như sau:
- Súc miệng bằng nước muối loãng: Súc miệng bằng nước muối 2 lần/ngày có thể làm giảm vi khuẩn gây hại, hạn chế nhiễm trùng và khử mùi hôi khó chịu.
- Uống trà gừng mật ong: Mật ong và gừng có thể loại bỏ vi khuẩn gây hại và khử mùi hôi do viêm ở nướu gây ra. Ngoài ra, uống trà gừng và mật ong còn làm dịu niêm mạc, giảm sưng đau ở lợi khi nhai nuốt.
- Uống nước đá lạnh: Uống nước đá lạnh có thể giảm vị trí niêm mạc nướu bị sưng và nóng rát. Ngoài ra nhiệt độ lạnh còn gips mạch máu co lại và hạn chế nguy cơ chảy máu kéo dài.
- Trà đinh hương: Đinh hương có mùi thơm dễ chịu, giúp bạn loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng và ngăn ngừa chảy máu. Để giảm tình trạng này, bạn có thể thoa tinh dầu đinh hương trực tiếp tại chân răng và súc miệng lại với nước ấm.
- Trà xanh: Trà xanh được xem như là một loại dược liệu thần kỳ cho những ai bị hôi miệng kéo dài. Nhờ vào đặc tính kháng khuẩn mạnh, trà xanh trị viêm nhiễm rất tốt. Thành phần tanin trong trà xanh có thể chống gốc tự do mạnh mẽ. Thường xuyên uống trà xanh là một cách hay để nướu hết viêm và giúp hơi thở trở nên thơm tho hơn. Nếu không có lá trà xanh bạn có thể dùng túi lọc để thay thế. Sau khi uống trà xong đắp túi lên phần nướu bị viêm để giảm tình trạng đau sưng và tình trạng xuất huyết dừng lại.
Phòng ngừa chảy máu chân răng và hôi miệng
Các biện pháp khắc phục tại nhà chỉ đem kết quả tạm thời. Do đó, để chấm dứt tình trạng chảy máu chân răng, bạn cần thực hiện các cách phòng ngừa như sau:
- Vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày (sáng sớm và tối trước khi đi ngủ). Khi chải răng, cần chải nhẹ nhàng và chải đều toàn bộ bề mặt răng để loại bỏ mảng bám, thức ăn dư thừa… Ngoài ra bạn nên kết hợp vệ sinh súc miệng bằng nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn và bảo vệ sức khỏe răng miệng.
- Bổ sung trái cây, rau xanh chứa vitamin C,K,A Đồng thời cung cấp đủ canxi cho cơ thể với sữa tươi, phô mai, hải sản.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng nước ngọt có gas, cà phê…
- Nên dành thời gian nghỉ ngơi nhằm hạn chế tình trạng căng thẳng và điều hòa nội tiết.
- Thay bàn chải 3-4 tháng/lần để hạn chế tình trạng vi khuẩn tích tụ và gây viêm lợi.
- Sử dụng chỉ nha khoa nhằm loại bỏ thức ăn dư thừa trong kẽ răng. Hạn chế dùng tăm để xỉa răng vì tăm có thể gây tổn thương nướu và khiến kẽ răng to hơn.
Hôi miệng chảy máu chân răng xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau. Nếu nhận thấy tình trạng đi kèm với các biểu hiện bất thường, hãy chủ động đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
Cập nhật lúc: 3:20 PM , 14/03/2023Dành cho bạn: