Nấm miệng là tình trạng phổ biến không chỉ xảy ra ở trẻ em mà còn cả người lớn. Bệnh này gây ra những tổn thương đến vùng khoang miệng, tạo thành những khoảng trắng dạng kem trên lưỡi hoặc mặt trong của má. Đôi khi nấm miệng còn lan ra vòm họng, nướu hay sau thành họng. Vậy nguyên nhân bị nấm miệng là do đâu? Cách khắc phục cho tình trạng nấm miệng?
Nấm miệng là gì?
Những trường hợp bị nấm miệng là do vi khuẩn Candida gây ra làm tích tụ lại trên lớp lót trong miệng. Sinh vật này thường trú trong khoang miệng của trẻ nhưng có thể phát triển nhanh và gây ra các triệu chứng như nấm miệng.
Mặc dù bệnh nấm miệng có thể xuất hiện ở bất kỳ ai nhưng thường xảy ra ở trẻ nhỏ và người già vì đây là những người có hệ miễn dịch yếu. Nấm miệng ở trẻ không khó để phát hiện và điều trị nhưng lại rất dễ bị bỏ sót khiến cho bệnh diễn ra phức tạp. Hoặc nếu mẹ chủ quan phát hiện ra tình trạng của bé nhưng không đưa đi khám bác sĩ mà chỉ dùng thuốc trị nấm miệng tại nhà cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Những dạng nấm miệng thường gặp
Nấm miệng có trên bề mặt lưỡi và khoang miệng nên dễ lây lan sang bộ phận khác hoặc lây trực tiếp với dịch nước bọt. Có hai dạng nấm lưỡi thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, cụ thể:
Nấm lưỡi giả mạc
Nấm lưỡi giả mạc có xuất hiện ở niêm mạc miệng và trên bề mặt lưỡi. Ban đầu trong khoang miệng xuất hiện những chấm trắng sau đó phát triển nhanh và ăn sâu vào lớp niêm mạc lưỡi, vòm họng, hình thành những giả mạc rộng gây ra cho người bệnh cảm thấy khó chịu, đau nhức và dễ bị chảy máu.
Đây cũng là một trong những loại nấm miệng dễ gặp phải ở cả trẻ em và người lớn.
Nấm miệng bản đồ
Nấm miệng bản đồ hay còn gọi là viêm lưỡi bản đồ là một loại rối loạn lành tính và ảnh hưởng đến bề mặt lưỡi. Trên lưỡi sẽ xuất hiện những đốm nhỏ li ti, có màu trắng hồng thường ngắn và trông như sợi tóc.
Bệnh nhân bị nấm miệng bản đồ thường phát bệnh ở một khu vực và sau đó lan sang những chỗ khác của lưỡi. Mặc dù không ảnh hưởng quá nhiều về sức khỏe nhưng khiến bệnh nhân có cảm giác khó chịu và tăng nhạy cảm với một số chất khi tiếp xúc trong quá trình ăn uống.
Nguyên nhân gây nấm miệng
Nấm miệng là do sự phát triển quá mức của nấm Candida, loại nấm này có trong khoang miệng của người bệnh với số lượng nhỏ và không gây hại khi được duy trì ở mức cân bằng. Tuy nhiên, vi khuẩn trong khoang miệng khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ nhanh chóng phát triển và lan rộng ra gây ra tình trạng trẻ bị nấm miệng.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến tình hình nấm miệng phát triển:
Vệ sinh răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng kém dẫn đến trong khoang miệng chứa rất nhiều cặn sữa, thức ăn dư thừa,… tạo thành những mảng bám còn sót lại trên tưa miệng. Từ đó, tạo ra môi trường cho vi khuẩn phát triển gây bệnh.
Hệ miễn dịch suy yếu
Bệnh này thường xảy ra ở cả người già và trẻ nhỏ vì đây là những đối tượng có hệ thống miễn dịch kém.
Đối với trẻ em, hệ thống miễn dịch còn non yếu và chưa hoàn thiện nên nguy cơ bị nhiễm nấm miệng cao. Đặc biệt, ở những trẻ sinh non thiếu tháng hay trẻ còi xương suy dinh dưỡng cũng rất dễ bị nấm miệng.
Đối với người già thường do biến chứng bởi những bệnh lý nền gây nên tình trạng nấm miệng khi vi khuẩn dễ xâm nhập vào khoang miệng và làm gia tặng sự phát triển của nấm Candida.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Việc bạn sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi và làm mất cân bằng hệ vi khuẩn trong khoang miệng. Từ đó dễ gia tăng nguy cơ bị nấm miệng trong thời gian này.
Dùng thuốc có chứa Corticoid
Corticoid có tác dụng làm ức chế hệ miễn dịch trong cơ thể. Những người có nguy cơ nhiễm nấm Candida khi sử dụng thuốc có chứa Corticoid trong thời gian dài để điều trị bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng,…
Mẹ bị nhiễm nấm Candida âm đạo
Trong thời gian mang thai, những bà bầu rất dễ bị nhiễm nấm Candida âm đạo và sau khi chuyển dạ, các bé sinh ra có nguy cơ bị nhiễm nấm miệng. Do đó, các mẹ cần phải chú ý nếu bị tưa miệng khi mang thai để không bị lây nhiễm từ mẹ sang con.
Triệu chứng của bệnh nấm miệng
Nấm miệng xảy ra ở nhiều đối tượng và đôi khi không có biểu hiện hay triệu chứng nào dễ phát hiện. Nhưng khi tình trạng nhiễm trùng do bị nấm miệng quá lớn sẽ có những triệu chứng xuất hiện như sau:
Đối với người lớn
Đối với nấm miệng ở người lớn, phần bên trong khoang miệng sẽ bị đỏ và có các mảng trắng đục ở lưỡi hoặc má. Khi cạo những mảng trắng này đi bạn sẽ thấy những đốm đỏ như máu. Đôi khi, bạn có thể không để ý rằng mình đang có những triệu chứng bị nấm miệng. Cụ thể như sau:
- Các tổn thương do nấm miệng gây ra có màu trắng dưới lưỡi, mặt trong má và đôi lúc trong vòm họng, nướu và amidan.
- Các tổn thương do bị nấm miệng sẽ nhô lên có màu đỏ, rát hoặc đau. Đôi lúc nghiêm trọng đến mức gây ra tình trạng khó nuốt mỗi khi ăn uống.
- Với những bệnh nhân ở trường hợp nặng sẽ rất dễ bị nứt và đỏ ở góc miệng.
- Ở người già khi sử dụng răng giả sẽ bị đỏ, kích ứng và viêm miệng răng giả.
Ngoài ra, ở những ca bệnh nghiêm trọng có liên quan đến bệnh lý như ung thư hay suy giảm hệ miễn dịch do nhiều tác nhân gây hại, các tổn thương đó có thể lan xuống
thực quản. Nếu điều này xảy ra khi bạn bị nấm miệng và cảm thấy khó nuốt, đau trong lúc ăn uống.
Đối với trẻ nhỏ và trẻ bú mẹ
Trẻ em khi bị nấm miệng sẽ xuất hiện các mảng trắng lên bề mặt lưỡi và rất khó có thể cạo chúng đi. Đôi khi trẻ còn có những đốm trắng xuất hiện ngay trong khoang miệng. Trong thời gian trẻ bị nấm miệng sẽ thay đổi về thói quen bú mẹ hay xảy ra tình trạng quấy khóc. Các bé dễ bị nấm miệng qua quá trình bú mẹ. Bệnh này có thể truyền ngược lại từ ngực mẹ vào miệng của bé.
Khi mẹ bị nhiễm nấm Candida ở ngực có thể có các triệu chứng và dấu hiệu sau:
- Đỏ bất thường, nhạy cảm và nứt núm vú
- Hay bị bong da xung quanh quầng vú
- Cảm thấy đau bất thường trong quá trình chăm sóc vú hay đau núm vú khi cho bé ti sữa.
- Đau nhói sâu trong ngực
Xem thêm: Tưa lưỡi ở trẻ nhỏ nguyên nhân, cách điều trị và phòng trán
Biến chứng của bệnh nấm miệng
Bệnh nấm miệng là một căn bệnh không quá nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây tổn thương đến lưỡi, bên trong má hay vòm họng làm ảnh hưởng khi nói và quá trình ăn uống của người bệnh.
Đối với người lớn
Nấm miệng có thể không phải vấn đề quá nghiêm trọng với người lớn nhưng với những người bị suy giảm hệ miễn dịch ví dụ như đang trong quá trình điều trị ung thư và HIV/AIDS có thể sẽ nghiêm trọng trong miệng hoặc thực quản gây khó khăn trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Bởi nếu không được điều trị nấm miệng có thể dẫn đến nhiễm Candida hệ thống nghiêm trọng làm cho hệ miễn dịch ngày càng suy yếu, nấm có thể lan đến thực quản và các bộ phận khác trong cơ thể.
Đối với trẻ nhỏ
Với trẻ nhỏ bị nấm miệng không quá nghiêm trọng nhưng cha mẹ cần nên chú ý và điều trị kịp thời, dứt điểm và tránh tình trạng bệnh bị tái phát nhiều lần có thể dẫn đến một số biến chứng như:
- Suy dinh dưỡng, chậm phát triển: Trẻ bị nấm miệng sẽ lan nhanh xuống thực quản gây ra tình trạng khó nuốt, nôn trớ, quấy khóc và biếng ăn lâu ngày. Điều này khiến cho bé không có đầy đủ chất, giảm hấp thu dinh dưỡng và chậm lớn hơn các bạn cùng lứa.
- Viêm họng và viêm phế quản: Khi vi khuẩn lan nhanh xuống họng và tới thực quản gây ra tình trạng chèn ép hệ hô hấp của các bé làm viêm họng và viêm phế quản.
- Khàn giọng và giảm khả năng nói: Khi các bé bị nấm miệng sẽ gây ra tình trạng khó khăn trong việc phát âm mà đặc biệt đối với trẻ tập nói. Điều này không chỉ ảnh hưởng khi các bé còn nhỏ mà còn để lại hậu quả về sau.
Cách điều trị bệnh nấm miệng
Khi người bệnh có dấu hiệu của bệnh, tuyệt đối không nên cạy hay cạo bỏ những mảng trắng trong khoang miệng. Điều này có thể để lại vết trầy xước, sưng đỏ và dễ bị nhiễm trùng nguy hiểm.
Dưới đây là những cách điều trị an toàn và hiệu quả mà bạn cần biết:
Dùng mẹo dân gian
Có một số phương pháp điều trị bệnh nấm miệng bằng cách dùng mẹo dân gian để giúp ngăn bệnh tái phát. Dưới đây là một số mẹo điều trị mà bạn cần biết:
- Nước muối: Trong thành phần nước muối có chất sát khuẩn tốt, giúp làm sạch khoang miệng, tránh tình trạng hôi miệng và làm dịu những vùng bị tổn thương do nấm miệng gây ra. Từ đó có thể loại bỏ nguồn thức ăn và những mảng bám dư thừa khiến vi khuẩn trú ngụ sâu bên trong khoang miệng giúp điều trị bệnh hiệu quả cho cả người lớn và trẻ em.
- Baking soda: Bản chất của baking soda có tính kiềm, ngăn chặn mọi vi khuẩn nấm vốn phát triển tốt trong môi trường acid. Có tác dụng loại bỏ sạch những mảng bám trên răng gây viêm nha chu và loại bỏ nơi cư trú của vi nấm phát sinh. Với những bé trong giai đoạn bú mẹ vẫn có thể sử dụng baking soda để vệ sinh miệng cho bé mà không lo gây hại.
- Điều trị nấm miệng bằng dung dịch chiết lá hẹ: Trong dịch chiết lá hẹ có chứa rất nhiều tác dụng để diệt khuẩn và kháng nấm hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng loại dịch này để vệ sinh khoang miệng và loại bỏ môi trường phát triển do vi khuẩn, vi nấm gây hại và đẩy lùi tình trạng bệnh .
- Dịch chiết lá rau ngót: đây là một phương pháp điều trị nấm miệng được nhiều người sử dụng. Lá rau ngót có tác dụng làm sạch, tiêu viêm và sát trùng. Sử dụng dịch chiết của lá rau ngót để vệ sinh toàn bộ khoang miệng và loại bỏ những mảng bám giúp cho quá trình điều trị hiệu quả cho người bệnh.
Thuốc Tây y chữa nấm miệng
Cách điều trị nấm miệng không quá phức tạp nhưng bệnh rất dễ bị tái phát nếu không được điều trị và dùng thuốc đúng liệu trình. Dưới đây là những loại thuốc chữa bệnh phổ biến hiện nay:
- Thuốc bôi Miconazole: Đây là loại thuốc có hoạt tính kháng nấm mạnh hơn và phổ biến phù hợp cho cả người lớn và trẻ em Thuốc giúp ngăn được nấm phát triển và tiêu diệt triệt để. Người bệnh cần bôi 2 lần/ngày và liên tục trong vòng 1 tuần sau khi khỏi để tránh tình trạng bị tái phát.
- Thuốc chữa Fluconazol: Thuốc giúp phá hủy màng tế bào nấm nhằm ngăn chặn nấm phát sinh vì thế có thể tiêu diệt mọi loại vi nấm làm ảnh hưởng đến khoang miệng. Fluconazol được sử dụng để điều trị nấm miệng, nấm thực quản, nấm âm đạo và bệnh ngoài da.
- Thuốc Amphotericin B: Loại thuốc này giúp đặc trị nấm toàn thân hoặc nhiễm nấm nặng. Với bệnh nhân hấp thu kém trên đường tiêu hóa có thể dùng đường tiêm truyền hoặc có thể bôi tại chỗ. Đây là thuốc cần có hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ nên người bệnh cần chú ý trong quá trình sử dụng.
Thuốc Đông y chữa nấm miệng
Người sử dụng thuốc đông y được chia thành nhiều tình trạng bệnh khác nhau. Tùy thuộc vào mỗi thể sẽ có những bài thuốc đặc trị thích hợp. Các bài thuốc đông y đều được sử dụng từ những nguồn thảo dược có sẵn từ thiên nhiên nhưng với bí quyết gia truyền mà bác sĩ Đông y bào chế theo công thức điều trị bệnh.
Dưới đây là 3 bài thuốc đông y chữa nấm miệng hiệu quả:
- Chữa bệnh thể đàm thấp: Khi bệnh nhân bị nấm miệng thể đàm thấp rất dễ bị tăng cân. Bởi trong khi chữa có thể ra nhiều khí hư nhiều giống đờm và kèm theo mùi hôi khó chịu. Trong miệng sẽ cảm thấy nhạt và bị chướng tức gây ra tình trạng ăn uống kém. Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi có màu trắng nhợt và mạch huyền hoạt. Bài thuốc bao gồm: Bạch truật, cam thảo, đảng sâm, khiếm thược, kim anh, bán hạ chế, trần bì, phụ linh, liên nhục.
- Chữa bệnh thể thận dương hư: Với thể bệnh này muốn được điều trị cần áp dụng phương pháp bồi bổ thận dương với những người có sắc mặt xám xịt và trông mệt mỏi. Ngoài ra, bệnh nhân còn hay bị đau lưng, đau bụng dưới,….Bài thuốc này áp dụng thuốc Bát vị quế phụ đúng cách có thể giảm ức chế nấm men và khắc phục được triệu chứng nấm hiệu quả: Thục địa, tang phiêu diêu, hoài sơn, bạch linh, trạch tả, phụ tử, sơn thù, nhục quế, đan bì, khiếm thực, thỏ ty tử, khiếm thực.
- Chữa bệnh thể thấp nhiệt: Phương pháp này giúp điều trị tình trạng nấm miệng ở thể thấp nhiệt với những người gặp phải triệu chứng khí hư ra nhiều và có bọt màu vàng hay giống mủ; người bị bồn chồn, miệng đắng và mất ngủ,…, Bài thuốc: Sinh ý dĩ, đan bì, tỳ giải, thương truật, xích thược, hoàng bá, hoạt thạch, trạch tả, thông thảo.
Khám nấm miệng ở đâu tốt nhất?
Với tình trạng sức khỏe răng miệng bất thường có nhiều bệnh nhân đang phân vân không biết nên khám nấm miệng ở đâu là tốt nhất? Chính vì vậy, trong thời gian bị bệnh, bạn cần tham khảo và tìm hiểu những bệnh viện tốt nhất để có thể thăm khám và điều trị triệt để khi bị bệnh.
Dưới đây là những bệnh viện khám bệnh tốt nhất hiện nay
Bệnh viện Quân y 103
Khoa điều trị các bệnh nhân thuộc chuyên khoa răng miệng theo tuyến đầu được phân công. Hàng năm có rất nhiều người đến thăm khám và điều trị những bệnh về răng miệng. Nơi đây hội tụ nhiều các bác sĩ giỏi với trình độ chuyên môn cao có thể chữa và phục hình về răng miệng.
Địa chỉ thăm khám tại 261 Phùng Hưng – Hà Đông – Hà Nội
Bệnh viện Bạch Mai
Đây là bệnh viện đầu ngành được nhiều người lựa chọn để thăm khám và điều trị. Khoa răng hàm mặt của bệnh viện Bạch mai hội tụ những bác sĩ giỏi và có chuyên môn sâu giải quyết những bệnh lý về răng miệng. Trong khoa răng hàm mặt có rất nhiều bác sĩ giỏi như:
- Bác sĩ chuyên khoa II Từ Mạnh Sơn – Trưởng khoa Răng hàm mặt
- Tiến sĩ, bác sĩ Trịnh Hồng Mỹ – Phó trưởng khoa Răng hàm mặt
Địa chỉ tại bệnh viện ở tầng 1, nhà A7, bệnh viện Bạch Mai – số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
Bệnh viện Răng hàm mặt TW TP. Hồ Chí Minh
Bệnh viện có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại với môi trường làm việc thân thiện, phù hợp với những bệnh nhân đang điều trị tại đây. Đội ngũ bác sĩ thân thiện, tận tâm, yêu nghề và có trình độ chuyên môn cao dễ nắm bắt được tâm lý sẽ giúp bệnh nhân điều trị những bệnh lý về răng miệng.
Bệnh nhân có thể đến thăm khám tại bệnh viện Răng hàm mặt TW TP.Hồ Chí minh tại địa chỉ 201A đường Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP.Hồ Chí Minh
Bệnh viện Hùng Vương
Bệnh viện Hùng Vương là một trong những bệnh viện hàng đầu và uy tín tại TP.Hồ Chí Minh. Nơi đây có chất lượng dịch vụ tốt và chi phí khám bệnh hợp lý, công nghệ hiện đại có thể đáp ứng mọi nhu cầu khám chữa bệnh về răng miệng cho bệnh nhân. Các bác sĩ tại bệnh viện tâm huyết, tận tâm và yêu nghề có thể giúp giải quyết mọi vấn đề về tình trạng răng miệng.
Cách phòng bệnh an toàn, hiệu quả
Những thay đổi nhỏ trong việc phòng bệnh nấm miệng sẽ thay đổi được những nguy cơ mắc bệnh răng miệng, đồng thời hỗ trợ điều trị nấm miệng hiệu quả hơn. Dưới đây cách phòng bệnh nấm miệng cụ thể như sau:
Vệ sinh răng miệng
- Đối với người lớn: Cần phải đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và sử dụng thêm chỉ nha khoa sau khi ăn. Thường xuyên thay bàn chải đánh răng và tránh trường hợp dùng chung bàn chải với người lạ trong suốt quá trình điều trị nấm miệng. Tuyệt đối không nên sử dụng nước súc miệng hoặc thuốc xịt thơm miệng bởi điều này có thể làm thay đổi hệ vi sinh trong khoang miệng.
- Đối với trẻ nhỏ: Cần vệ sinh hàng ngày bằng băng gạc rơ lưỡi bằng dung dịch sát khuẩn để chống nấm. Ngoài ra cho trẻ súc miệng 2 lần/ngày để khoang miệng luôn được sạch sẽ. Cần nhắc các bé khi bị nấm lưỡi không được cạy hay bóc vảy trắng.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Trong thời gian điều trị nấm miệng, bệnh nhân cố gắng hạn chế không sử dụng quá nhiều những thực phẩm chứa lượng đường và nấm men lớn như bánh kẹo, đồ uống có gas,… sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Nên lựa chọn những thực phẩm mềm tránh gây tổn thương đến khoang miệng và bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng như cháo, súp, nước ép hoa quả, sữa chua,… để giúp cho việc kháng khuẩn hiệu quả.
Nấm miệng là tình trạng thường gặp và không nguy hiểm ở nhiều người nếu biết cách điều trị. Hy vọng bài viết trên đây một phần đã giúp người bệnh hiểu được về bệnh nấm miệng và cách khắc phục triệt để. Nếu còn băn khoăn hãy đến ngay cơ sở nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và điều trị dứt điểm tình trạng này.
Cập nhật lúc: 1:47 PM , 15/03/2023Gợi ý xem thêm: