Hôi Miệng Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả, An Toàn

Hôi miệng là vấn đề tế nhị mà rất nhiều người mắc phải. Theo thống kê của Bộ Y tế, có đến 20% dân số bị hôi miệng. Miệng hôi thối khiến người bệnh e ngại khi tiếp xúc với những người xung quanh. Lâu dần nó sẽ tạo thành tâm lý tự ti khi giao tiếp, ảnh hưởng đến sinh hoạt và các mối quan hệ. Vậy nguyên nhân dẫn đến hôi miệng là gì? Có những cách nào chữa mùi hôi miệng hiệu quả?

Bị hôi miệng là gì? Dấu hiệu nhận biết

Hôi miệng hay hơi thở có mùi hôi có tên tiếng Anh là Halitosis. Theo thống kê của Bộ Y tế, có đến 90% người dân Việt Nam mắc các vấn đề về răng miệng. Trong đó có 20% dân số bị hôi miệng. Vậy tại sao miệng hôi thối? Theo đó hơi thở có mùi hôi khó chịu là do sự kết hợp của các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi gọi là VSC như CH3SH ( Methyl Mercaptan – mùi hăng của tỏi), H2S ( Hydro Sulfua – mùi trứng thối) hay CH3CH3 ( Dimethyl Sulfide),… Chứng hôi miệng có thể trở nên nghiệm trọng hơn khi chịu tác động của một số loại thực phẩm và thói quen sinh hoạt không lành mạnh.

Hôi miệng là vấn đề tế nhị mà rất nhiều người mắc phải
Hôi miệng là vấn đề tế nhị mà rất nhiều người mắc phải

Đây không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, công việc và tâm lý người mắc. Tuy nhiên ở một số trường hợp miệng hôi mùi cá ươn có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó. Cụ thể:

  • Ketoacidosis ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2: Những người mắc tiểu đường có nồng độ Insulin thấp. Hơn nữa cơ thể của người đó cũng không thể sử dụng đường, khi đó sẽ bắt đầu thay thế bằng các chất béo khác. Tuy nhiên khi chất béo này bị phá vỡ, Ketone sẽ được sản sinh và tích tụ. Ketone có thể gây ra tình trạng ngộ độc khi ở số lượng lớn và làm cho hơi thở có mùi hôi. Ketoacidosis có khả năng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Đây là căn bệnh khiến cho axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Hôi miệng chính là triệu chứng điển hình của bệnh.
  • Tắc ruột: Ở những người bị tắc ruột thường có triệu chứng hơi thở có mùi phân.
  • Giãn phế quản: Phế quản sẽ trở nên rộng hơn bình thường, từ đó tích tụ các chất nhầy. Những chất nhầy này tạo nên mùi hôi khi thở.
  • Viêm phổi: Phổi hoặc phế quản bị sưng, nhiễm trùng vũng sẽ khiến hơi thở có mùi.

Ngoài ra, hơi thở có mùi hôi còn là triệu chứng của các bệnh khác như: Suy gan, ung thư, một số bệnh về chuyển hóa.

Hôi miệng bẩm sinh hay hôi miệng thông thường có thể dễ dàng nhận biết qua những dấu hiệu dưới đây:

  • Hơi thở của bạn có mùi hôi khó ngửi, đặc biệt vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc chiều tối đi làm về. Hoặc hôi miệng khi đói, cơ thể mệt mỏi.
  • Xuất hiện các vấn đề về răng miệng như: Viêm nha chu, sâu răng, viêm lợi, đánh răng chảy máu,…
  • Răng có nhiều cao răng, mảng bám – đây chính là nơi vi khuẩn tích tụ để gây nên miệng hôi thối.
  • Miệng luôn có cảm giác khô, ít nước bọt hơn.

Đối tượng dễ mắc hôi miệng

Hôi miệng là triệu chứng thường gặp, tuy nhiên nó sẽ có nguy cơ cao xảy ra ở những đối tượng như:

Người hay ăn tỏi, hành, chất béo hơi thở thường có mùi hôi
Người hay ăn tỏi, hành, chất béo hơi thở thường có mùi hôi
  • Người hay hút thuốc lá.
  • Người ăn quá nhiều hành, tỏi, thực phẩm giàu đạm, gia vị hay chất béo,…
  • Người có vấn đề về mặt tâm lý, luôn nghĩ hơi thở mình có mùi.
  • Người vệ sinh răng miệng kém hoặc sai cách.
  • Phụ nữ đang có thai.

Nguyên nhân bị hôi miệng

Bác sĩ nha khoa cho biết nguyên nhân hôi miệng là do sự giải phóng của các hợp chất Sulphur dễ bay hơi. Hợp chất Sulphur dễ bay hơi được tạo ra bởi những vi khuẩn kỵ khí phân giải protein Gram âm. Những loại vi khuẩn này thường tồn tại ở những khu vực ứ đọng trong khoang miệng. Ví dụ như các kẽ giữa răng, túi nha chu, răng sâu hay bề mặt lưỡi.

Nguyên nhân dẫn đến bay hơi hợp chất Sulphur gây miệng có mùi hôi như:

Dung nạp những thực phẩm và đồ uống dễ gây hôi miệng

Có rất nhiều loại đồ ăn, thức uống khiến hơi thở có mùi. Theo đó những loại thực phẩm này khi hấp thụ vào máu và di chuyển đến phổi sẽ ảnh hưởng đến hơi thở. Để cải thiện tình trạng này trong thời gian ngắn bạn có thể đánh răng hay sử dụng các loại nước súc miệng. Thế nhưng chứng hôi miệng sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khi dạ dày tiêu hóa hết những thực phẩm này.

Cụ thể một số loại thực phẩm ảnh hưởng đến hơi thở của bạn như:

  • Hành
  • Tỏi
  • Rượu
  • Các gia vị
  • Nước soda, nước cam
  • Phô mai

Tình trạng khô miệng

Khô miệng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hôi miệng. Theo đó nước bọt tự nhiên có khả năng làm sạch răng, miệng. Khi thiếu nước bọt trong khoang miệng, hơi thở của bạn sẽ có mùi hôi, khó ngửi.

Khô miệng có thể là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi thối
Khô miệng có thể là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi thối

Nguyên nhân khiến khô miệng là do thiếu lượng chất lỏng đi vào cơ thể. Hoặc nó cũng có thể xảy ra do một bệnh lý nào đó.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách, kém

Trường hợp bạn lười đánh răng, nướu không được làm sạch mỗi ngày sẽ dẫn đến mùi hôi miệng. Không những vậy việc vệ sinh răng miệng kém cũng có thể dẫn đến viêm nướu. Ngoài ra, hơi thở có mùi xuất phát từ vụn thức ăn thừa bám trên răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Ảnh hưởng của các loại thuốc

Khi bạn sử dụng thuốc tân dược có thể làm giảm lượng nước bọt trong khoang miệng và gây ra tình trạng miệng hôi mùi cá ươn. Ngoài ra một số loại thuốc khác cũng có thể tạo ra mùi khi được tiêu hóa và giải phóng hóa chất thông qua hơi thở.

Một số loại thuốc ảnh hưởng đến hơi thở như: Nitrat – thường được sử dụng để điều trị tình trạng đau thắt ngực, hóa chất hóa trị hoặc thuốc an thần (Phenothiazin).

Ngoài ra những người thường xuyên dùng vitamin với liều lượng lớn cũng có nguy cơ bị miệng hôi thối.

Hơi thở hôi vào buổi sáng

Một nguyên nhân rất phổ biến và hầu hết ai cũng mắc phải đó chính là hôi miệng vào buổi sáng sau khi ngủ đêm. Đây là một triệu chứng rất bình thường, nó xảy ra do khoang miệng bị khô và tù đọng suốt đêm. Chứng hôi miệng do nguyên nhân này sẽ kết thúc khi lượng nước bọt tăng tiết sau khi ăn sáng.

Thức ăn bị tồn đọng trong khoang miệng

Thức ăn nhét giữa các kẽ răng nếu không được làm sạch sẽ khiến bạn bị hôi miệng. Việc đánh răng thông thường không thể lấy hết chúng ra khỏi kẽ răng. Lúc này thức ăn sẽ bị vi khuẩn phân hủy và tạo nên mùi hôi khó chịu

Mảng bám, vôi răng và bệnh nha chu

Nguyên nhân hôi miệng tiếp theo phải kể đến chính là do mảng bám, vôi răng và một số bệnh nha chu. Theo đó mảng bám răng là một loại chất mềm có màu hơi trắng được tạo thành trên bề mặt của răng. Chúng được hình thành do vi khuẩn kết hợp với nước bọt, thức ăn.

Cao răng tích tụ khiến miệng hôi thối
Cao răng tích tụ khiến miệng hôi thối

Vôi răng (cao răng) là mảng bám trên răng bị vôi hóa trở nên cứng và bám chắc vào răng. Bệnh nha chu là sự viêm nhiễm mô quanh răng. Khi đánh răng bị chảy máu có nghĩa bạn đã mắc bệnh nha chu. Đây là những yếu tố tác động gây nên mùi hôi miệng.

Bựa lưỡi

Ở một số trường hợp phần sau lưng lưỡi có bựa. Những bựa lưỡi có chứa vi khuẩn hình thành do chất nhầy chảy từ mũi sau. Điều này lý giải vì sao bạn vệ sinh răng miệng rất kỹ nhưng hơi thở vẫn có mùi.

Hội chứng mùi cá ươn

Đây là một hội chứng di truyền ít gặp, nó khiến miệng hôi mùi cá ươn. Nguyên nhân gây bệnh là do cơ thể của bạn bị rối loạn chuyển hóa. Cụ thể cơ thể không chuyển hóa được trimethylamine có trong thức ăn mùi tanh. Từ đó làm cho những hóa chất bị tích tụ bên trong cơ thể, nhiều nhất là ở gan trước khi được đào thải ra ngoài. Vì vậy khi thấy miệng hôi mùi cá ươn bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được khám và chữa kịp thời.

Một số lý do khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, hôi miệng có thể hình thành do một số lý do khác như:

  • Hút thuốc lá: Người hút thuốc lá hơi thở thường có mùi hôi. Mỗi loại thuốc lá sẽ dẫn đến một mùi hôi khác nhau. Ngoài ra thường xuyên hút thuốc cũng làm tăng khả năng mắc các bệnh về nướu. Đây cũng là nguyên nhân khiến bị hôi miệng.
  • Chế độ ăn kiêng: Người ăn kiêng và ăn ít Carbohydrate sẽ dẫn đến sự phân hủy của chất béo. Đồng thời làm tăng sản xuất hóa chất có tên gọi là Ketone. Loại hoạt chất này có một mùi hôi rất đặc trưng và khiến thở hôi. Đây cũng là đáp án cho thắc mắc ăn keto bị hôi miệng, hôi miệng khi đói.
  • Có vật thể lạ trong mũi: Trường hợp mũi có vật thể lạ (nhất là ở trẻ em) sẽ khiến hơi thở có mùi hôi.
  • Mắc các bệnh lý về mũi, miệng, cổ họng: Ở một số trường hợp, vi khuẩn hoặc polyp hình thành trên amidan và gây ra mùi hôi khi thở. Ngoài ra, sự viêm nhiễm ở mũi, họng hay xoang cũng làm cho hơi thở có mùi.

Cách chẩn đoán bệnh hôi miệng

Để khắc phục hiệu quả chứng miệng hôi thối, bạn cần xác định nguyên nhân gây bệnh. Tùy thuộc vào nguyên nhân bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là các cách xác định hôi miệng:

  • Tự mình xác định: Bạn có thể tự chẩn đoán bệnh của mình bằng cách úp lòng bàn tay vào miệng và thở ra. Sau đó ngửi để biết mình có bị hôi miệng hay không. Hoặc bạn dùng chỉ nha khoa vệ sinh răng, sau đó ngửi xem có mùi hôi hay không. Nếu có chứng tỏ bạn đã bị miệng hôi thối.
  • Nhờ người xác định: Khi giao tiếp với những người xung quanh, bạn có thể nhờ họ xác định xem mình có bị hôi miệng hay không. Lưu ý chỉ nên xác định khi ở khoảng cách gần.
Bạn có thể tự mình xác định hôi miệng
Bạn có thể tự mình xác định hôi miệng

Để có kết quả chính xác mình bị hôi miệng hay không bạn nên đến bệnh viện kiểm tra. Tại đây các bác sĩ sẽ dùng máy halimeter để đo mức độ hôi miệng của bạn. Cụ thể, bác sĩ sẽ dựa vào nồng độ các hợp chất Sulphur dễ bay hơi để xác định tình trạng bệnh.

Điều trị mùi hôi miệng hiệu quả

Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định bạn cách điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là những phương pháp chữa miệng hôi thối vô cùng hiệu quả:

Thay đổi thói quen và sinh hoạt

Nguyên nhân dẫn đến hôi miệng cao nhất chính là do thói quen và sinh hoạt của bạn. Vì vậy thay đổi thói quen và sinh hoạt sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi những tác động tiêu cực do hôi miệng gây ra.

  • Đánh răng ngay sau khi ăn: Đánh răng sẽ giúp bạn hạn chế tối đa các tác nhân gây hại cho khoang miệng, đồng thời ngăn ngừa mùi hôi hiệu quả. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên đánh răng sau khi ăn khoảng 30 phút. Hơn nữa bạn cũng cần đánh răng đủ 2 lần/ngày để chữa miệng bị hôi hiệu quả.
  • Sử dụng chỉ nha khoa loại bỏ thức ăn thừa: Đánh răng thông thường không thể loại bỏ toàn bộ mảng bám thức ăn trong kẽ răng. Vì vậy bạn cần dùng chỉ nha khoa để loại bỏ tối đa những mảng bám thức ăn trong kẽ răng.
  • Làm sạch lưỡi: Khi đánh răng bạn nên kết hợp chải lưỡi để loại bỏ vi khuẩn. Việc này rất tốt trong loại bỏ mùi hôi khó chịu ở khoang miệng.
  • Uống nhiều nước: Cung cấp đủ nước cho cơ thể không chỉ giúp nâng cao sức khỏe tổng quát mà còn chữa hôi miệng vô cùng hiệu quả. Bởi khô miệng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hôi miệng. Với những người bị khô miệng mãn tính nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để kích thích tiết nước bọt hoặc chuẩn bị nước bọt nhân tạo.
  • Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nha khoa: Với những người đang niềng răng hoặc dùng răng giả cần thường xuyên vệ sinh dụng cụ nha khoa mỗi ngày 1 lần để ngăn vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Bạn nên ăn nhiều rau, chất xơ, hoa quả để giúp hơi thở thơm tho. Đồng thời hạn chế tối đa những thực phẩm có thể khiến miệng bị hôi.
  • Chăm sóc răng miệng định kỳ: Lấy cao răng là một trong những việc làm cần thiết giúp ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả. Vì vậy bạn nên đến nha khoa để lấy cao răng 2 lần/năm.

Thuốc tân dược trị miệng có mùi khó chịu

Sử dụng thuốc tân dược nào khi bị hôi miệng là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Tuy nhiên, thay vì mua và sử dụng những sản phẩm không rõ nguồn gốc, không được chứng minh về độ an toàn và hiệu quả, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ kê đơn. Sau khi thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc như:

Bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ kê thuốc chữa hơi thở có mùi
Bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ kê thuốc chữa hơi thở có mùi
  • Thuốc điều hòa nhu động ruột: Đây là loại thuốc nhằm tăng vận động, thúc đẩy mở môn vị, ngăn trào ngược dạ dày thực quản. Các loại thuốc thường dùng như Sulpirid, Domperidon, Metopimazin hoặc Metoclopramid… Tuy nhiên những đối tượng bị chảy máu dạ dày hay tắc ruột không nên sử dụng loại thuốc này.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Thuốc có công dụng tạo 1 lớp gel bảo vệ dạ dày và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng mỗi lần dạ dày trào ngược. Thuốc thường dùng như Sucralfat, Alginat hay Domitazol,…
  • Thuốc Chlorhexidine: Đây là một loại hóa chất khử trùng, được dùng để chống lại các vi khuẩn gây hại, nấm hay virus gây hôi miệng. Nó thường được chỉ định dùng như một loại nước súc miệng, ví dụ như Perichlor, Peridex, Perio Chip,…
  • Thuốc Cetylpyridinium chloride (CPC): Được bào chế chủ yếu ở dạng viên ngậm, thuốc xịt, nước súc miệng hoặc kem đánh răng,… Thuốc có công dụng chống hôi miệng, chống viêm nướu răng, chống mảng bám,…
  • Thuốc Chlorine dioxide: Công dụng như một loại chất khử trùng, chống oxy hóa và tiêu diệt vi khuẩn, nấm, virus gây bệnh. Nó thường được dùng ở nồng độ thấp.
  • Thuốc Ranitidine: Công dụng chính là ngăn chặn trào ngược axit dạ dày. Từ đó giảm chứng hơi thở có mùi khó ngửi.

Chữa mùi hôi miệng bằng mẹo dân gian

Ngoài việc sử dụng thuốc tân dược để cải thiện hôi miệng, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian sau:

  • Chanh: Bạn lấy nước cốt chanh hòa tan với một chút muối. Dùng hỗn hợp này súc miệng hằng ngày để giúp hơi thở thơm mát. Lưu ý, bạn nên súc miệng từ 3-5 phút trước khi nhổ.
  • Hương nhu: Bạn lấy một chút hương nhu đã rửa sạch cho vào nồi và đun sôi cùng một 500ml nước. Đun trong khoảng 20 phút, sau đó đợi nguội và dùng nó súc miệng hằng ngày.
  • Trà xanh: Bạn chuẩn bị một nắm lá trà xanh, rửa sạch và đun sôi cùng nước trong khoảng 15 phút. Lọc bỏ phần bã và cho thêm một chút muối trắng vào nước, khuấy đều. Dùng dung dịch này để súc miệng hằng ngày bạn sẽ thấy bất ngờ vì khả năng làm sạch và loại bỏ mùi hôi của nó.
  • Gừng: Bạn chuẩn bị một nhánh gừng tươi nhỏ, cạo bỏ vỏ và rửa sạch. Đập nhỏ gừng và cho vào nồi nước, đun sôi trong khoảng 10 phút. Chắt nước gừng ra cốc, đợi nguội và dùng nó để súc miệng 3 lần mỗi ngày. Tinh dầu trong gừng sẽ giúp bạn loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng khi đói.
  • Sữa chua: Trong sữa chua có chứa một lượng lớn vi khuẩn có lợi, giúp làm giảm Hydro Sunfua – chất gây ra mùi hôi ở miệng. Vì vậy bạn nên ăn sữa chua mỗi ngày để làm sạch khoang miệng, hơi thở thơm mát. Đồng thời, sữa chua cũng có khả năng chống sâu răng, viêm lợi vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên sữa chua không đường là lựa chọn hàng đầu để tốt cho sức khỏe.
  • Bạc hà: Có lẽ chúng ta không còn xa lạ gì với bạc hà – một nguyên liệu được ứng dụng nhiều trong sản xuất kẹo cao su, gel hay tinh dầu,… Nguyên nhân là vì nó có mùi thơm dễ chịu cùng khả năng diệt khuẩn hiệu quả. Bạn lấy một nắm lá bạc hà, rửa sạch với nước. Sau đó cho vào cối giã nát, chiết lấy phần nước cốt. Tiếp đó hòa chúng với 50ml nước ấm, 1 ít muối trắng, khuấy đều. Dùng dung dịch này để súc miệng hằng ngày bạn sẽ có được hơi thở the mát.
  • Tinh dầu tràm: Bạn chỉ cần chuẩn bị 2 giọt tinh dầu tràm và một ít kem đánh răng, sau đó trộn lại với nhau. Tiếp theo bạn dùng hỗn hợp này để đánh răng mỗi ngày sẽ thấy được hiệu quả tuyệt vời của nó. Hoặc bạn có thể chữa hôi miệng bằng tinh dầu tràm pha với nước cốt lá bạc hà. Lấy hỗn hợp này súc miệng sẽ nhanh chóng loại bỏ miệng hôi mùi cá ươn hiệu quả.

Cải thiện mùi hôi miệng bằng Đông y

Đông y sử dụng các thảo dược lành tính sẽ giúp người bệnh điều trị hôi miệng hiệu quả. Ưu điểm của phương pháp này là loại bỏ căn nguyên gây bệnh từ sâu bên trong. Đồng thời giúp bạn bồi bổ cơ thể, tăng cường đề kháng hiệu quả.

Đông y trị bệnh cho hiệu quả lâu dài
Đông y trị bệnh cho hiệu quả lâu dài

Bài thuốc số 1

  • Thành phần: Bạn chuẩn bị 8g đinh hương, 40g xuyên khung, 45g quế tâm, 50g tế tân và 90g cam thảo.
  • Cách dùng: Tất cả các dược liệu trên bạn đem rửa sạch và phơi khô tự nhiên. Tiếp đó bạn tán nhỏ chúng thành bột mịn. Trộn đều dược liệu đã tán mịn với mật ong và vo thành viên hoàn. Bảo quản thuốc trong lọ thủy tinh có nắp đậy và để vào trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi ngày trước khi đi ngủ bạn lấy 1 viên hoàn khoảng 5g nhai và nuốt. Thực hiện đều đặn mỗi ngày bạn sẽ thấy mùi hôi miệng biến mất.

Bài thuốc số 2

  • Thành phần: Bạn chuẩn bị 5g bán hạ chế, 6g nhân sâm, 9g gạo, 10g trúc diệp, 19g mạch môn đông và 31g thạch cao.
  • Cách dùng: Tất cả các nguyên liệu trên bạn đem rửa thật sạch dưới vòi nước. Cho dược liệu vào nồi, thêm nước và đun sôi. Chắt nước thuốc ra bát uống ngay khi còn ấm. Bài thuốc này sẽ giúp bạn điều trị âm lưỡng hư kèm theo vị nhiệt, thường xuyên thấy hơi nóng chạy dọc lồng ngực, hay muộn phiền, miệng khô và có mùi hôi khó ngửi.

Bài thuốc số 3

  • Thành phần: Bạn chuẩn bị các loại thảo dược sau mỗi vị 10g: Bạch đàn, thanh đại, trầm hương, vỏ kha tử và vỏ thạch lựu (quả lựu chua). Cùng với mỗi vị thuốc sau 19g: Hương phụ, đương quy, tế tân và xuyên khổ luyện. Các vị thuốc sau mỗi loại 3g: Xạ hương, long não. Cuối cùng là 7g mẫu đinh hương và 4g tro hà diệp.
  • Cách làm: Các vị thuốc long não, thanh đại bạn rửa sạch, phơi khô và nghiền thành bột mịn, phân riêng từng loại. Xuyên khổ luyện sau khi rửa sạch cắt thành 4 miếng nhỏ bằng nhau và sấy khô. Tế tân bạn đem bỏ đọt, các nguyên liệu khác cũng rửa sạch và nghiền nhỏ. Các nguyên liệu trên sau khi đã sơ chế bạn trộn thành một hỗn hợp. Dùng 3g bột thuốc để đánh răng mỗi ngày, sau đó súc miệng lại bằng nước ấm. Mỗi ngày áp dụng cách này 2 lần để chữa tận gốc mùi hôi miệng. Hơn nữa bài thuốc này còn có công dụng cầm máu, giảm sưng đau, thanh nhiệt, dưỡng huyết, chắc răng.

Hôi miệng là chứng bệnh thường gặp, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó tạo ra nhiều phiền toái cho người mắc. Hơn nữa nếu không được điều trị kịp thời, hôi miệng tạo cảm giác tự ti, ảnh hưởng đến chất lượng công việc, cuộc sống của người bệnh. Do đó việc điều trị tận gốc là vô cùng cần thiết. Bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tìm nguyên nhân và hướng dẫn cách chữa bệnh hiệu quả.

Cập nhật lúc: 9:03 AM , 16/03/2023

Tin liên quan

Ê buốt răng khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Ê buốt răng là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên với phụ nữ mang thai tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe...

Suýt “FA” chỉ vì hôi miệng – Chàng trai 9X lấy lại tự tin nhờ tìm được bài thuốc hay

26 tuổi, khi bạn bè đồng trang lứa đã có đôi có cặp, chuẩn bị tính chuyện cưới xin thì chàng trai 9X Ngô T (Nhân vật yêu cầu giấu...

13 loại nước súc miệng trị sâu răng an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ

Nước súc miệng là một trong những bước quan trọng trong quá trình vệ sinh, chăm sóc răng miệng. Khi chọn nước súc miệng trị sâu răng, các bạn nên...

Emla 7% gel dạng bôi có khả năng gây tê

Răng Thỏ Là Gì? Cách Làm Răng Thỏ Đẹp, Phù Hợp Với Khuôn Mặt

Răng thỏ là dáng răng được khá nhiều bạn trẻ yêu thích nhờ vẻ trẻ trung, dễ thương. Do đó, không ít người đã can thiệp thẩm mỹ để sở...

Một số bài thuốc Đông y có tác dụng giảm đau, điều trị bệnh rất tốt

Nấm miệng ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa an toàn

Nấm miệng ở trẻ là tình trạng khá phổ biến nhiều bé gặp phải. Thời gian đầu, tình trạng này tuy không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của trẻ...

Hôi miệng từ cổ họng – Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Hôi miệng từ cổ họng tuy không phải chứng bệnh nghiêm trọng nhưng khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp, có tâm lý lo sợ, ảnh hưởng lớn...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *