Mất ngủ buồn nôn là bệnh gì?
Chứng mất ngủ, buồn nôn thường xuất hiện trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này phải kể đến đó là:
Rối loạn tuần hoàn máu não gây mất ngủ buồn nôn: Đây là hiện tượng não bị thiếu oxy và dưỡng chất nuôi não, dẫn đến các triệu chứng thường gặp như: buồn nôn, khó ngủ, đau đầu, ù tai… Bệnh lý này thường diễn ra chủ yếu ở đối tượng người cao tuổi, người ít vận động hoặc người làm việc văn phòng và khiến chức năng tuần hoàn máu suy giảm.
Hạ đường huyết: Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cũng đồng nghĩa với việc lượng đường trong máu hạ xuống thấp. Từ đó sẽ gây ra tình trạng đau đầu, tim đập nhanh, ù tai, chóng mặt, mất ngủ và buồn nôn.
Hội chứng đau nửa đầu migraine: Những cơn đau nửa đầu kéo dài từ 7 – 72 giờ đồng hồ thường xuất hiện kèm theo các triệu chứng: buồn nôn, khó ngủ, sợ ánh sáng, sợ tiếng động… Đặc biệt, sau khi phát bệnh, người bệnh có nguy cơ đối mặt với các hiện tượng chán ăn, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu và mất ngủ.
Suy giảm nội tiết tố trong cơ thể: Tình trạng suy giảm nội tiết tố dễ khiến cơ thể rơi vào trạng thái trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc… Từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, dẫn đến các triệu chứng chán ăn và buồn nôn. Hiện tượng này thường biểu hiện rõ nhất ở đối tượng phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh.
Mất ngủ buồn nôn xuất hiện do chứng rối loạn tiền đình: Mất ngủ có thể kèm theo hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, không giữ được thăng bằng, buồn nôn và nôn… đều là những dấu hiệu điển hình của bệnh rối loạn tiền đình.
Rối loạn tâm thần: Chứng rối loạn lo âu, căng thẳng quá mức hay cảm xúc hưng phấn diễn ra trong một giai đoạn nhất định đều gây ra những kích thích ở hệ thần kinh. Đây chính là nguyên nhân gây ra cảm giác buồn nôn, khó ngủ, giật mình, tỉnh giấc nửa đêm.
Tâm trạng hoảng loạn không ổn định: Khi tâm lý sợ hãi là nguyên nhân dẫn đến nhiều triệu chứng như lo lắng, tim đập nhanh, đau ngực, buồn nôn, khó ngủ, đổ mồ hôi. Từ ó gây ra nhiều bệnh lý khác như tâm thần, mất ngủ, các bệnh về thần kinh…
Buồn nôn do bị đau dạ dày gây mất ngủ: Do chế độ ăn uống cũng như sử dụng các chất kích thích khác nhau làm cho chúng ta có những cơn đau dạ dày.
Yếu tố bệnh lý khác: Theo các chuyên gia, các triệu chứng buồn nôn, chán ăn và mất ngủ cũng có thể là dấu hiệu cơ bản của các bệnh lý quai bị, zona, thủy đậu, Parkinson, viêm tai giữa, bệnh tim mạch…
Nhận biết các triệu chứng mất ngủ và buồn nôn bệnh lý
Bệnh mất ngủ, buồn nôn thường có các triệu chứng rất dễ nhận biết. Tình trạng này có thể xuất hiện đột ngột rồi biến mất hoặc kéo dài cho tới khi có các biện pháp khắc phục. Trong đó, các dấu hiệu thường gặp bao gồm:
- Trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ buổi đêm
- Ngủ không sâu giấc, giật mình, tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, hay mộng mị
- Cơ thể lờ đờ, mệt mỏi, uể oải vào buổi sáng thức dậy
- Thức dậy từ rất sớm, trong khi thời gian ngủ buổi tối thường ít hơn 5 tiếng mỗi ngày
- Chán ăn và có cảm giác sợ mùi thức ăn, buồn nôn sau khi ăn
- Xuất hiện chóng mặt kèm theo buồn nôn khi ngủ, đặc biệt là khi mới thức giấc hoặc thay đổi tư thế đột ngột…
Tình trạng mất ngủ buồn nôn có nguy hiểm không?
Hiện tượng buồn nôn, khó ngủ nếu xảy ra thường xuyên và liên tục sẽ khiến sức khỏe người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng. Khi đó, cơ thể có nguy cơ phải đối mặt với những mối nguy hiểm như:
- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, dễ dẫn đến tình trạng kiệt sức, ngất xỉu
- Sụt cân nhanh chóng do cơ thể không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng, khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, buồn nôn, dễ nổi mụn, da bị lão hóa…
- Suy giảm trí nhớ, mất tập trung làm ảnh hưởng xấu tới kết qực, thậm chí còn tiến triển thành bệnh trầm cảm nếu không được điều trị kịp thời
- Suy giảm hệ miễn dịch nhanh chóng, tạo điều kiện lý t
- uả học tập và lao động
- Tinh thần không ổn định, dễ cáu gắt, nổi nóng, suy nghĩ tiêu c
- ưởng để các bệnh lý nguy hiểm khởi phát và gia tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não…
Đặc biệt, chứng buồn nôn mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới rối loạn tiền đình. Do vậy, người bệnh cần đi thăm khám bác sĩ Nội thần kinh ngay khi thấy tình trạng mất ngủ diễn ra liên tục, đi kèm theo các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình như: buồn nôn, chóng mặt, đau đầu triền miên.
Đối với trường hợp bệnh nặng, người bệnh còn gặp khó khăn trong việc đứng dậy do cảm giác hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế. Điều đáng nói, tình trạng này rất khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát, khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống, stress nặng nề.
4. Phương pháp điều trị chứng mất ngủ buồn nôn
Để điều trị mất ngủ buồn nôn hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn áp dụng một số cách sau đây:
Cải thiện tình trạng mất ngủ buồn nôn tại nhà bằng mẹo dân gian
Trong thực thế một số mẹo dân gian có thể giúp người bệnh cải thiện một số triệu chứng mất ngủ buồn nôn dạng nhẹ, chưa nghiêm trọng như:
- Cách chữa mất ngủ buồn nôn bằng gừng: Gừng có tính cay, ấm phù hợp để giảm căng thẳng, nhức đầu, giúp dễ vào giấc ngủ, ngủ sâu và ngon hơn. Ngoài cách thông thường là uống trà gừng, bạn còn có thể nấu nước gừng để ngâm chân vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Nước ấm kết hợp với gừng sẽ giúp cơ thể thư giãn, thoải mái, ngủ ngon và ngủ sâu, tái tạo năng lượng sẵn sàng cho ngày mới.
- Mẹo chữa mất ngủ buồn nôn dân gian bằng tâm sen: Tâm sen với hợp chất asparagine và các alkaloid (liensinin, nuciferin và nelumbin) có tác dụng an thần, phục hồi hệ thần kinh, làm giảm căng thẳng, mang đến giấc ngủ ngon. Dùng là 2 – 3g tâm sen với 400 – 500ml nước sôi, uống mỗi ngày để cải thiện tình trạng mất ngủ buồn nôn.
- Mẹo chữa mất ngủ dân gian bằng cây trinh nữ: Rửa sạch, phơi khô cây trinh nữ tươi hoặc mua sẵn trinh nữ khô để nấu với nước. Liều lượng cho mỗi lần nấu là khoảng 30g (tương đương một nắm nhỏ) nấu với 500ml nước, nên uống vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để phát huy hiệu quả tốt nhất trong việc giảm căng thẳng, nhanh chóng đi vào giấc ngủ.
- Mẹo chữa mất ngủ với sữa ấm: Nếu cảm thấy khó vào giấc hoặc giấc ngủ chập chờn, bạn có thể uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ. Sữa ấm giúp cơ thể dễ chịu và thư giãn nên sẽ đưa bạn vào giấc ngủ dễ hơn.
Sử dụng thuốc điều trị mất ngủ buồn nôn
Những loại thuốc tây trị mất ngủ thường dụng như thuốc an thần, chống trầm cảm, dị ứng gồm:
- Zolpidem,
- Promethazine,
- Phenobarbital,
- Quetiapine,
- Mirtazapine,
- Olanzapine…
Lưu ý: Các nhóm thuốc này cần được sử dụng theo đúng tư vấn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc trong thời gian dài.
Điều trị mất ngủ buồn nôn bằng Y học cổ truyền [Nên lựa chọn]
Theo Y Học Cổ Truyền nguyên nhân gây mất ngủ buồn nôn do khí huyết (nặng lượng, máu nuôi cơ thể) hư suy, không nuôi dưỡng được tâm gây mất ngủ ( tâm – một trong 5 tạng cấu tạo cơ thể có chức năng liên quan đến chất lượng giấc ngủ). Lo nghĩ quá độ ảnh hưởng đến Tâm tỳ, sợ hãi lo lắng thái quá khiến thần hồn không yên gây mất ngủ. Can khí uất kết: uất ức căng thẳng cáu giận gây ảnh hưởng giấc ngủ.
Để điều trị mất ngủ hiệu quả, các bài thuốc Y học cổ truyền căn cứ vào thể mất ngủ gặp phải, đi sâu điều trị căn nguyên, phục hồi ngũ tạng và thể trạng. Từ đó, chất lượng giấc ngủ được cải thiện. Phép trị mất ngủ quan trọng của Y học cổ truyền gồm dưỡng tâm, an thần, bảo hộ tim mạch, kiện tỳ, hoạt huyết, dưỡng não…
Bài thuốc 1:
- Thành phần: 14gr mỗi loại phòng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, hắc táo nhân, 12gr mỗi loại ngũ vị , viễn chí, phục thần, cam thảo, trần bì, 10gr mỗi loại bán hạ, hậu phác, thần phúc, 8gr nhục quế, 6gr sinh khương.
- Công dụng: bồi bổ tâm tỳ, an thần, giảm căng thẳng.
Bài thuốc 2:
- Thành phần: Táo nhân, mạch môn, đương quy mỗi loại 14gr, cam thảo, phòng sâm, thạch hộc, ngưu tất, viễn chí mỗi loại 12gr, trinh nữ hoàng cung, tang diệp mỗi loại, hạt sen 6gr, đại táo 7 quả, bạch thược 10gr.
- Công dụng: Dưỡng tâm, an thần, điều trị rối loạn lo gây mất ngủ.
Chăm sóc người bệnh mất ngủ buồn nôn
Để điều trị hiệu quả và dứt điểm bệnh, cần kết hợp giữa việc tuân thủ phác đồ chữa mất ngủ cùng chế độ sinh hoạt khoa học. Một số lưu ý dành cho người bị mất ngủ buồn nôn gồm:
- Bạn nên tập thói quen ngủ sớm, ngủ đúng giờ, hạn chế thức khuya làm cơ thể mệt mỏi, quá giấc dẫn đến khó ngủ.
- Người bệnh nên dùng 20-30 phút chợp mắt vào buổi trưa để cơ thể thư giãn, nạp thêm năng lượng cho buổi làm việc tiếp theo.
- Massage, ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ giúp giấc ngủ được cải thiện, giảm căng thẳng thần kinh.
- Bạn không nên ăn tối quá no hay uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. Nên đi ngủ sau bữa ăn ít nhất 1-2 giờ để tránh tình trạng đau dạ dày, trào ngược, khó ngủ…
- Vận động, tập thể thao điều độ vào ban ngày có tác dụng tăng cường sức đề kháng, nâng cao sự dẻo dai của cơ bắp. Giảm căng thẳng hệ thần kinh mang lại cho bạn giấc ngủ chất lượng hơn.
- Người bệnh hạn chế mang thiết bị điện tử lên giường và không nên xem phim, làm việc quá khuya.
- Chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân cần có đủ chất, ăn nhiều thực phẩm tốt cho hệ thần kinh như rau củ, protein…
- Cafe, rượu bia là những món người bệnh phải tránh xa nếu không muốn mất ngủ buồn nôn trầm trọng hơn.
- Bạn không nên làm việc quá sức, để tinh thần căng thẳng hay lo diễn ra trong thời gian dài.
Mất ngủ buồn nôn có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh suy nhược cơ thể, thiếu máu hay các bệnh lý nghiêm trọng khác. Tìm hiểu để sớm có cách ngăn ngừa điều trị là điều bạn đọc nên làm. Hy vọng qua bài viết, các thông tin về bệnh đã giúp bạn đọc có cho mình các bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
TIN BÀI NÊN ĐỌC