Biến chứng viêm amidan gồm nhiều bệnh lý khác nhau như viêm xoang, áp-xe, viêm cầu thận, viêm cơ tim,… Đây đều là các vấn đề sức khỏe gây nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Tuy vậy, vẫn có thể phòng ngừa các biến chứng này bằng các biện pháp đơn giản. Bài viết xin được cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan đến vấn đề này.
Các biến chứng viêm amidan thường gặp là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm amidan là bệnh lý đường hô hấp thường gặp, đặc biệt vào thời điểm giao mùa. Bệnh cần sớm được điều trị bởi nhiều trường hợp có thể tiến triển xấu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
Một số biến chứng viêm amidan có tần suất gặp nhiều hơn cả bao gồm:
Biến chứng áp – xe quanh amidan
Đây là biến chứng thường gặp ở người mắc viêm amidan cấp tính nhưng điều trị không dứt điểm. Các vi khuẩn không được tiêu diệt hết, mà phát triển và gây ra áp-xe ở xung quanh amidan. Đôi khi tình trạng này xảy ra do các vi khuẩn đã trở nên nhờn thuốc kháng sinh. Đối với các trường hợp này, điều trị bằng thuốc không có tác dụng.
Thường thì các ổ áp-xe bắt đầu xuất hiện sau khoảng 5 – 7 ngày bắt đầu đợt viêm amidan cấp. Người bệnh dùng thuốc nhưng tình trạng không thuyên giảm.
Thậm chí các cơn đau họng càng nặng thêm, có cảm giác đau nhức mỗi khi nuốt. Các cơn sốt cao 39 – 40 độ C diễn ra liên tục kéo dài. Giọng nói của họ bị khàn đi, khó nghe hơn. Lưỡi dày và có các lớp trắng đục bao bọc quanh lưỡi. Amidan sưng đỏ lên thấy rõ.
Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng những biến chứng này không chỉ làm người bệnh thấy khó chịu, mà còn gây nhiều hệ lụy. Amidan bị sưng lệch bên, có thể làm lệch hàm và gây hiện tượng khít hàm. Ngoài ra, nếu bệnh nặng có thể gây nhiễm độc, nhiễm trùng nặng. Người bệnh thấy khó chịu, mất ý thức, không nhận ra những điều quen thuộc như cha mẹ, bạn bè,… Do đó, cần phải có các biện pháp ngăn chặn biến chứng nguy hiểm này.
Viêm thanh khí phế quản
Viêm thanh khí phế quản cấp (hay bệnh Croup) là biến chứng amidan thường xảy ra. Bệnh này xuất hiện do đường hô hấp bị nhiễm trùng nặng nề. Điều này có thể là do các vi khuẩn ở amidan phát triển quá mức. Sau khi chúng xâm nhập vào đường hô hấp sẽ gây viêm nhiễm diện rộng.
Một số triệu chứng điển hình của bệnh là đường hô hấp bị tắc nghẽn khiến người bệnh ho không ngừng, thanh khí phế quản sưng to giống như viêm sưng amidan. Khi ngủ thường ngáy và tiếng thở rít như tiếng gió. Ngoài ra, còn có thể thấy chảy nước mũi hoặc sốt.
Như vậy, bệnh lý này gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh. Hơn hết, bệnh thường dễ tái phát, và nếu xảy ra thường xuyên có thể làm phình giãn đường thở. Một số trường hợp khác, bệnh tiến triển thành bội nhiễm và các ổ viêm lan ra khắp cơ thể. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh sẽ chết vì sốc nhiễm khuẩn toàn thân.
Viêm tai giữa – Biến chứng phổ biến
Viêm amidan do vi khuẩn rất thường gặp, và nếu không điều trị tận gốc, rất dễ gây viêm nhiễm các bộ phận ở xung quanh. Trong đó, do khu vực tai – mũi – họng có liên quan trực tiếp với nhau nên vi khuẩn rất dễ di chuyển lên vùng tai và gây nhiễm khuẩn. Có nhiều bệnh có thể xuất hiện. Trong đó, viêm tai giữa là một trong những biến chứng phổ biến nhất.
Viêm tai giữa có các triệu chứng như: Gây ù tai, đau tai, đôi khi xuất hiện mủ ở tai,… Một số trường hợp soi tai thấy thủng màng nhĩ.
Bệnh này làm người bệnh cảm thấy không thoải mái, đặc biệt khi phải trao đổi với người khác. Thường thì đi kèm với viêm tai giữa, thính lực của người bệnh cũng giảm đột ngột. Nếu không điều trị đúng cách, thậm chí có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề hơn. Có thể kể đến các biến chứng đe dọa đến tính mạng như viêm màng tim, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng,….
Viêm xoang – Bệnh tai mũi họng thường gặp
Viêm xoang là một bệnh lý thường gặp, do các lớp tế bào niêm mạc phía bên trong xoang mũi bị viêm nhiễm. Thường gặp nhất là viêm xoang cấp tính với các triệu chứng cấp là người bệnh bị phù nề phía trong mũi – miệng – họng và tiết nhiều dịch nhầy hơn mức bình thường.
Các dịch mủ viêm từ các xoang này sẽ chảy xuống phía dưới và ra khỏi cơ thể qua mũi, tạo thành hiện tượng chảy nước mũi có dịch nhầy xanh vàng.
Bệnh viêm xoang và viêm amidan có liên quan mật thiết với nhau. Đó là bởi trong cơ thể, vị trí của xoang và amidan rất gần nhau. Do vậy, khi viêm amidan điều trị không hết sẽ gây ra viêm xoang. Và ngược lại, khi người bệnh mắc viêm xoang, đây cũng là yếu tố nguy cơ gây ra viêm amidan cấp tính. Đây chính là vòng xoắn bệnh lý về đường hô hấp thường gặp.
Biến chứng viêm amidan – Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Biến chứng này thường gặp ở những người bị viêm amidan quá phát hoặc viêm amidan mạn tính kéo dài nhiều năm.
Trong trường hợp này, amidan bị sưng viêm quá to và chắn ngang cổ họng. Do vậy, nó ngăn cản không khí lưu thông qua khí quản. Vì vậy, người bệnh gặp rất nhiều khó khăn khi thở ra hít vào. Nhiều khi người bệnh phải thở bằng đường miệng.
Vào buổi đêm khi ngủ, hiện tượng ngưng thở xảy ra thường xuyên hơn. Thậm chí, do lúc này người bệnh không ý thức được về cơ thể mình, nên nếu không cung cấp đủ không khí cho cơ thể thì họ sẽ rơi ngay vào trạng thái hôn mê.
Điều này rất nguy hiểm vì nạn nhân không ý thức là mình đang ngừng thở, hôn mê càng sâu thì lượng oxy lên não càng ít. Kết quả xấu nhất có thể xảy ra là người bệnh tử vong ngay trong lúc ngủ.
Khó khăn khi giao tiếp và ăn uống
Khi người bệnh mắc viêm amidan thì thường bộ phận này sẽ sưng to lên. Do amidan có vị trí nằm ở nơi giao giữa khoang miệng, khí quản và thực quản, nên nếu amidan sưng lên sẽ làm chắn mất các cửa ngõ này của cơ thể.
Do đó, khi ăn vào, thức ăn sẽ bị chắn lại. Người bệnh thường xuyên gặp khó khăn trong quá trình nuốt, đặc biệt là khi ăn các đồ cứng như hạt, hạch,… Thậm chí ở một số người khi nuốt còn bị đau tai và ù tai. Do đó đây là biến chứng viêm amidan gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Ngoài ra, khi viêm amidan cấp tính hay mạn tính, thường người bệnh hay bị thay đổi giọng nói. Đó là do không khí từ ngoài vào bị chặn lại, làm giọng nói có sự biến đổi nhẹ là khàn đi. Điều này làm cho người khác rất khó nghe, gây ảnh hưởng đến cá mối quan hệ trong đời sống hằng ngày.
Viêm cầu thận – Một biến chứng viêm amidan nguy hiểm
Việc mắc viêm cầu thận sau khi mắc viêm amidan là điều không hiếm gặp. Đây là một trong các biến chứng phổ biến và nguy hiểm.
Các vi khuẩn từ ổ nhiễm ở amidan không được tiêu diệt hết, lại di chuyển theo máu lan đến khắp cơ thể. Một số tác nhân như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn,… khi đi đến cầu thận thì trú ngụ trong các hốc của thận. Ở đó chúng phát triển thành ổ viêm nhiễm cầu thận, khó điều trị bằng các biện pháp thông thường.
Nếu không xử lý kịp thời, tình trạng viêm cầu thận vẫn tiếp tục xảy ra và đôi khi kết quả lại rất thương tâm. Đặc biệt, viêm cầu thận rất khó chữa khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng. Do đó, tốt nhất là điều trị viêm amidan tận gốc, không để cho viêm nhiễm xảy ra ở các bộ phận khác trong cơ thể.
Sốt thấp khớp
Sốt thấp khớp hay còn được gọi là bệnh thấp tim, là một biến chứng nguy hiểm của viêm amidan. Tương tự như các biến chứng khác, các ổ nhiễm khuẩn ở amidan lan rộng ra và vi khuẩn di chuyển tới tim và gây viêm nhiễm. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động để loại bỏ các vi khuẩn, và vô hình trung cũng có cơ chế đào thải luôn phần tổ chức tim bị viêm nhiễm.
Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh sốt thấp khớp sẽ gây nhiều tổn thương ở tim như viêm cơ tim, viêm màng tim, làm hẹp van tim, hở van tim… Khi viêm cơ tim nặng, tim không đủ sức để hoạt động đúng chức năng là co bóp đưa máu đi khắp cơ thể. Điều này làm cho cơ thể bị thiếu máu và oxy toàn thân. Nếu không chữa ngay thì tỷ lệ tử vong là rất cao.
Cách điều trị viêm amidan hiệu quả
Dựa vào mức độ viêm amidan mà bạn gặp phải, các bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, để điều trị viêm amidan, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp sau đây:
Chữa viêm amidan tại nhà bằng mẹo dân gian
Dân gian lưu truyền nhiều mẹo và các bài thuốc Nam trị viêm amidan. Những cách chữa này thường áp dụng các loại lá cây, thảo dược hoặc nguyên liệu gần gũi. Bệnh nhân có thể tham khảo một số cách chữa viêm amidan bằng thuốc Nam và thảo dược đơn giản sau đây:
- Súc miệng nước muối: Cách này giúp loại bỏ vi khuẩn, giảm viêm nhiễm khá hiệu quả. Bệnh nhân nên thực hiện hằng ngày, mỗi ngày 3 lần.
- Chữa viêm amidan bằng nghệ: Bố mẹ có thể pha bột nghệ với sữa ấm để chữa viêm amidan cho trẻ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể đun nghệ tươi với nước và một ít muối rồi dùng nước nghệ súc miệng hằng ngày.
- Chữa viêm amidan bằng mật ong: Dùng mật ong hòa với nước ấm cho thêm nước cốt chanh dùng uống mỗi sáng. Người bệnh cũng có thể ngậm quất ngâm mật ong nhiều lần trong ngày để giảm triệu chứng viêm amidan hiệu quả.
- Kết hợp trám chua và huyền sâm: Đây là bài thuốc Nam trị viêm amidan hiệu quả được nhiều người áp dụng. Bệnh nhân sắc 4 quả trám chua cùng 9g huyền sâm lấy nước uống thay trà hằng ngày.
- Húng chanh và đường phèn: Đây là mẹo chữa viêm amidan hốc mủ được nhiều bệnh nhân áp dụng. Dùng khoảng 20g húng chanh cùng 20g đường phèn hấp cách thủy. Dùng nước này uống từ từ sẽ thấy giảm triệu chứng.
- Chữa viêm amidan bằng rau diếp cá: Dùng cả thân và lá cây rửa sạch rồi cho thêm một chút muối. Đem rau diếp cá giã nát lấy nước cốt uống 2 lần mỗi ngày.
Cách chữa bằng dân gian sử dụng nguyên liệu thảo dược, thiên nhiên an toàn và phù hợp với cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên các mẹo điều trị này sẽ cho hiệu quả trong tình trạng bệnh nhẹ, giai đoạn đầu. Trường hợp viêm nặng hơn như viêm amidan hốc mủ, cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Viêm amidan uống thuốc gì?
Sau khi thăm khám, tùy theo nguyên nhân gây bệnh và biểu hiện lâm sàng, bác sĩ sẽ kê những loại thuốc như:
- Thuốc kháng sinh: Thường là nhóm Beta – lactam, penicillin, nhóm macrolid… Thuốc được sử dụng trong khoảng 10 – 14 ngày.
- Thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin, ibuprofen… Dùng cho bệnh nhân bị viêm quá phát thường xuyên. Bệnh nhân đang mang thai, trẻ em cần không được sử dụng aspirin để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm.
- Thuốc giảm xung huyết, phù nề: Men chống viêm alpha choay, amitase
- Thuốc tại chỗ: Thuốc súc họng, dung dịch NaCl 0.9%, thuốc kháng viêm sát khuẩn tại chỗ như lysopaine, oropivalone, betadine…
Các loại thuốc này được sử dụng cho bệnh nhân viêm nhiễm ở mức cấp tính và mãn tính, giảm nhanh triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, thuốc Tây y có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như buồn ngủ, giảm trí nhớ, đau dạ dày, táo bón, suy thận, tăng men gan… Vì vậy người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Phẫu thuật cắt amidan
Amidan là tổ chức có vai trò bảo vệ đường hô hấp của cơ thể. Do đó việc phẫu thuật cắt bỏ chỉ được tiến hành khi thực sự cần thiết. Người bệnh có thể được cân nhắc phẫu thuật trong những trường hợp sau:
- Viêm nhiễm tái phát nhiều lần, khoảng 5 – 7 lần/ năm.
- Bệnh gây biến chứng nghiêm trọng, tái diễn nhiều lần: Áp xe quanh amidan, áp xe thành họng, viêm amidan sưng hạch cổ, viêm khớp, thấp khớp…
- Viêm quá phát ảnh hưởng đến chức năng nuốt và thở, nhất là khi người bệnh bị thở cơn ngắn, thở gấp hoặc ngưng thở khi ngủ.
Các bác sĩ sẽ áp dụng các thiết bị kỹ thuật phù hợp để cắt bỏ amidan cho bệnh nhân. Đây là cách chữa viêm amidan mãn tính hiệu quả và triệt để nhất. Tuy nhiên khi quyết định phẫu thuật, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn như:
- Chảy máu không cầm được trong hoặc sau phẫu thuật.
- Sốc phản vệ trong quá trình gây mê.
- Nhiễm trùng sau khi tiến hành thủ thuật.
Cắt amidan là biện pháp chữa trị triệt để nhất. Tuy nhiên cách này tiềm ẩn nhiều rủi ro và có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Do vậy người bệnh cần cân nhắc thật kỹ càng cùng bác sĩ để biết viêm amidan mãn tính có nên cắt hay không.
Điều trị viêm amidan bằng thuốc Đông y
Bên cạnh phương pháp chữa bệnh theo y học hiện đại, điều trị viêm amidan bằng Đông y, nhất là với trẻ em được nhiều người quan tâm và lựa chọn. Theo y học cổ truyền, amidan nằm ở vị trí cửa ngõ hầu họng nên dễ bị ngoại tà xâm nhập. Khi nguyên khí hao tổn, chức năng tạng phủ bên trong suy yếu, phong nhiệt uất kết tại họng đốt cháy tân dịch sinh ra đờm kết hợp với phong nhiệt bên ngoài sẽ gây viêm amidan.
Theo Đông y nếu chỉ điều trị triệu chứng mà không giải quyết căn nguyên bên trong, bệnh sẽ tái phát trở lại. Vì vậy Y học cổ truyền hướng tới điều trị người bệnh, giúp cơ thể cân bằng âm dương, hồi phục chính khí. Khi cơ thể ở trạng thái cân bằng, tà khí sẽ bị đẩy lùi viêm nhiễm cũng bị triệt tiêu. Đồng thời, phương pháp đông y cũng giúp bồi bổ chức năng các cơ quan của cơ thể, nhờ vậy khả năng phòng ngừa bệnh của cơ thể được nâng cao. Người bệnh có thể áp dụng 2 bài thuốc dưới đây:
Hoàng liên thanh hầu ẩm
Hoàng liên thanh hầu ẩm là bài thuốc dành cho người bị viêm amidan cấp – phong nhiệt nhũ nga. Đặc biệt phù hợp với những người bệnh có biểu hiện đau nhức họng lan rộng ở gốc tay và góc hàm, nuốt vướng, họng sưng đỏ, amidan có nổi mủ trắng kèm theo sốt cao, ho có đờm vàng.
- Thành phần: Hoàng cầm, sơn đậu căn, xích thược, huyền sâm, xạ can mỗi vị 12g. Ngân hoa, thổ ngưu tất mỗi vị 36g. Liên kiều 20g, hoàng liên 4g.
- Cách dùng: Một thang thuốc sắc cùng 800ml nước, sau khi cạn còn 200ml thì tắt bếp và uống khi còn ấm. Mỗi ngày người bệnh dùng 1 thang thuốc.
Ích khí thanh kim thang
Ích khí thanh kim thang là bài thuốc chuyên trị thể hư hỏa nhũ nga do Phế âm khuy hư. Người bệnh có biểu hiện khô nóng hầu họng, hơi ngứa, ho khan hoặc ho ít đờm, amidan có mủ trắng thì có thể dùng bài thuốc này.
- Thành phần: Bắc sa sâm, thái tử sâm, mạch đông, huyền sâm, tang bạch bì, thạch hộc, tri mẫu mỗi loại 12g. Xạ can, hạnh nhân mỗi vị 8g. Xuyên bối mẫu 6g.
- Cách dùng: Một thang thuốc sắc cùng 800ml nước, sau khi cạn còn 200ml thì tắt bếp và uống khi còn ấm. Mỗi ngày người bệnh dùng 1 thang thuốc.
Phòng ngừa các biến chứng của bệnh viêm amidan
Bệnh nhân muốn đạt được kết quả điều trị tốt nhất thì cần có chế độ ăn uống phù hợp. Những nhóm thực phẩm người bệnh nên ăn là:
- Thức ăn mềm như cháo, bún, sữa chua, rau củ luộc chín nhừ…
- Rau củ và trái cây tươi như chuối, lê, nho, cam, quýt, mãng cầu…
- Thức ăn giàu đạm và kẽm: Thịt nạc, sữa, trứng, cá…
Bên cạnh đó, người bệnh nên kiêng ăn những thực phẩm sau:
- Món ăn cay nóng nhiều ớt và tiêu
- Đồ ăn sống: Cá, thịt chua…
- Thực phẩm cứng, giòn khó nuốt: Bánh mì, bánh quy, ngũ cốc khô…
- Đồ ăn thức uống lạnh: Đá, kem…
- Rượu bia và chất kích thích
- Đồ ăn nhiều mỡ và đường
Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cần có các biện pháp phòng ngừa bệnh tái phát. Người bệnh có thể duy trì những thói quen sinh hoạt lành mạnh để bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn:
- Súc miệng và họng bằng nước muối 1 lần mỗi ngày trước khi đi ngủ.
- Uống nhiều nước ấm nhằm điều hòa nhiệt độ cơ thể và độ ẩm vùng họng.
- Bổ sung thêm nước hoa quả để tăng cường nước và dinh dưỡng cho cơ thể.
- Không nên uống nước quá nóng hoặc lạnh.
- Khi thời tiết thay đổi, người bệnh nên giữ ấm nhiệt độ cơ thể, nhất là vùng họng hầu và ngực.
- Đeo khẩu trang khi đi ra đường nhằm tránh bụi bẩn và tác nhân gây hại.
Viêm amidan là bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Vì vậy khi có dấu hiệu bị mắc bệnh, mọi người nên đến gặp các bác sĩ hoặc thầy thuốc để được thăm khám và chữa trị.
ĐỪNG BỎ QUA: