Đau răng là tình trạng dễ gặp phải ở trẻ em do thói quen sinh hoạt không khoa học và nhiều lý do khác. Khi những cơn đau nhức răng xuất hiện sẽ khiến bé dễ quấy khóc, khó chịu, thậm chí bị sốt cao, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như chuyện học hành. Lúc đó, thuốc giảm đau răng chính là “phao cứu sinh” giúp bé giảm đau đớn và bình thường trở lại. Vậy hãy cùng xem ngay top 6 loại thuốc giảm đau răng cho trẻ em mang lại hiệu quả tức thì nhé!
Top 6 thuốc trị đau răng cho trẻ em được bác sĩ khuyên dùng
Trẻ em thường hay gặp các tình trạng đau răng do răng sâu, viêm tủy, viêm nha chu, nứt răng, nhiễm trùng xoang, hỏng miếng trám răng sâu trước đó,… hay do nhiều tác nhân khác. Và căn cứ theo từng nguyên nhân mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ để mua thuốc giảm đau răng cho trẻ em.
Dưới đây là một số loại thuốc giảm đau răng cho trẻ cấp tốc mà bạn có thể tìm mua dễ dàng tại các hiệu thuốc Tây và cho con em mình sử dụng tạm thời:
Thuốc giảm đau răng cho trẻ em: Paracetamol
Paracetamol là loại thuốc giảm đau phổ biến, có tác dụng cho những trường hợp như: Giúp giảm triệu chứng đau răng, hạ sốt nhanh, giảm đau bụng kinh,… Loại thuốc này thường được các bác sĩ, nha sĩ kê đơn cho những bệnh nhân bị đau răng do sâu răng, viêm lợi và mọc hay nhổ răng số 8 (răng khôn). Phụ nữ mang thai cũng có thể sử dụng theo liều lượng khuyến cáo để giúp giảm đau răng.
Cách sử dụng paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa như sau:
- Người lớn: Dùng 1 – 2 viên/lần, mỗi lần cách nhau 6 giờ và nên uống cùng nước ấm.
- Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: Chỉ nên uống 1 viên/lần cùng nước ấm. Uống sau bữa ăn, 2 lần/ngày.
- Chống chỉ định cho đối tượng trẻ em từ 0 đến 6 tuổi.
Giá thuốc paracetamol trên thị trường dao động khoảng từ 3500 đồng đến 5000 đồng/vỉ 10 viên, tùy theo nhà sản xuất và điểm bán thuốc.
Thuốc Ibuprofen giảm đau răng cấp tốc
Ibuprofen cũng được dùng như một loại thuốc đau răng cho trẻ em có tác dụng giảm đau nhanh chóng mà không gây tác dụng phụ. Loại thuốc này có tác dụng ức chế các chất hóa học tạo ra quá trình viêm sưng, từ đó hỗ trợ giảm đau đầu, đau răng hiệu quả.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Ibuprofen mà bạn cần tuân thủ như sau:
- Người lớn: Uống 1 viên nén/lần cùng nước lọc, liều dùng là 6 – 8 giờ/lần tùy theo mức độ đau răng.
- Trẻ em: Uống 1 viên/lần cùng nước ấm. Tránh sử dụng Ibuprofen cho bệnh nhân quá mẫn hoặc có tiền sử dị ứng thuốc. Lưu ý rằng, không sử dụng Ibuprofen liên tục hơn 3 ngày để tránh các rủi ro không đáng có phát sinh.
Giá thuốc Ibuprofen dao động khoảng từ 35.000 đồng đến 45.000 đồng/vỉ 10 viên.
Thuốc Dorogyne giảm triệu chứng đau răng
Thuốc Dorogyne được chỉ định điều trị các trường hợp nhiễm trùng răng miệng cấp tính và mãn tính như: Viêm lợi, viêm nha chu, viêm dưới hàm,… và còn có thể sử dụng khi xuất hiện các triệu chứng đau răng cấp tốc. Dược phẩm này được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco.
Theo các chuyên gia khuyến cáo, thuốc Dorogyne được sử dụng với liều lượng sau:
- Người lớn: Sử dụng 2 viên/lần cùng với 1 ly nước lớn, dùng mỗi ngày 2 – 3 lần.
- Trẻ em từ 10 – 15 tuổi: Sử dụng 1 viên nén/lần cùng với một cốc nước ấm và uống thuốc mỗi ngày 3 lần (sau các bữa ăn sáng, trưa và tối).
- Trẻ em từ 5 – 10 tuổi: Sử dụng 1 viên nén/lần cùng với một cốc nước ấm và giảm liều xuống còn 2 lần mỗi ngay (sau bữa sáng và tối).
- Chống chỉ định sử dụng cho trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ đang cho con bú và những đối tượng mẫn cảm với hoạt chất Metronidazol.
Thuốc Dorogyne được bày bán khá nhiều tại các hiệu thuốc trên thị trường hiện nay với mức giá tham khảo là khoảng 22.000 đồng/hộp, mỗi hộp gồm 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
Rodogyl : Thuốc giảm đau răng cho trẻ em hiệu quả
Thuốc Rodogyl là một trong những loại thuốc kháng sinh giảm đau đơn bào, giúp giảm đau răng cho bé. Thuốc được chỉ định điều trị cho người bệnh bị nhiễm khuẩn răng miệng, viêm nướu, viêm nha chu, giảm đau nhanh và cũng được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng âm đạo cho chị em phụ nữ.
Thành phần chủ yếu trong mỗi viên nén bao phim Rodogyl bao gồm các hoạt chất Metronidazole, Spiramycin và một số thành phần không hoạt động khác.
Liều dùng và cách dùng của thuốc Rodogyl bạn có thể tham khảo:
- Người lớn: Mỗi lần uống 2 viên và mỗi lần cách nhau 8 – 12 tiếng. Nếu cần thiết, có thể tăng liều lên uống 3 viên/ngày.
- Trẻ em từ 10 – 15 tuổi: Mỗi lần sử dụng 1 viên và uống 3 lần mỗi ngày.
- Trẻ em từ 6 – 10 tuổi: Mỗi ngày sử dụng 1 viên và uống 2 lần mỗi ngày.
- Chống chỉ định sử dụng với trẻ em dưới 6 tuổi.
Thuốc Rodogyl hiện đang được bán với mức giá khoảng 22.000đ – 25.000đ mỗi hộp gồm 20 viên nén bao phim.
Thuốc Franrogyl giảm đau răng nhanh chóng
Thuốc Franrogyl là một sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Liên doanh Dược phẩm Eloge France Việt Nam. Dược phẩm này có tác dụng diệt khuẩn và được chỉ định cho các trường hợp điều trị đau răng do nhiễm các vi khuẩn gây hại như: viêm miệng, viêm nướu, viêm nha chu và giảm đau nhức răng nhanh chóng, hiệu quả.
Xem thêm:
Liều dùng đề nghị từ các nha sĩ như sau:
- Người lớn: Mỗi ngày người lớn nên dùng từ 4 – 6 viên và chia đều thành 2 – 3 lần/ ngày.
- Trẻ em từ 10 – 15 tuổi: Mỗi lần chỉ uống 1 viên và chia thành 3 lần mỗi ngày (sau các bữa ăn sáng, trưa và tối).
- Trẻ em từ 6 – 10 tuổi: Mỗi lần cũng chỉ uống 1 viên và chia thành 2 lần mỗi ngày (sau bữa ăn sáng và trưa).
- Thuốc Franrogyl chống chỉ định sử dụng với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.
- Lưu ý khi sử dụng là các bậc phụ huynh nên cho trẻ uống tối thiểu 30 phút sau mỗi bữa ăn.
Giá thuốc Franrogyl trên thị trường hiện tại được bán với mức giá dao động khoảng 55.000 đồng/hộp. mỗi hộp 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
Thuốc giảm đau răng cho trẻ em – Naphacogyl
Một loại thuốc giảm đau các bậc phụ huynh có thể dùng cho bé khi đau răng là thuốc Naphacogyl. Loại thuốc này có công dụng điều trị nhiễm trùng răng miệng cấp tính, mãn tính hoặc tái phát, áp-xe răng, viêm mô tế bào quanh xương hàm, viêm quanh thân răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm tuyến mang tai, viêm dưới hàm, đặc biệt còn được dùng để phòng ngừa nhiễm khuẩn răng miệng hậu phẫu.
Liều dùng thuốc Naphacogyl được khuyến cáo cho trẻ mọc răng hàm bị đau như sau:
- Người lớn: dùng từ 4 đến 6 viên/ngày, chia thành 2 lần uống.
- Trẻ em từ 5 đến 10 tuổi: uống 2 viên/ngày, uống 2 lần, mỗi lần 1 viên Naphacogyl.
- Trẻ em từ 10 đến 15 tuổi: uống 3 viên/ngày, chia thành 3 bữa sau ăn.
Giá của sản phẩm thuốc Naphacogyl trên thị trường hiện tại dao động khoảng 20.000đ/hộp 2 vỉ x 10 viên.
Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau răng cho bé
Với bất cứ loại thuốc điều trị bệnh nào cho cả người lớn và trẻ em thì cũng có những điểm lưu ý riêng. Bởi mỗi loại thuốc sẽ áp dụng điều trị cho từng trường hợp bệnh, mức độ nặng nhẹ và đối tượng khác nhau. Với thuốc giảm đau răng cho trẻ em khi sử dụng thì bạn cần đặc biệt lưu ý đến những vấn đề sau:
- Do thuốc giảm đau sẽ mang lại hiệu quả tức thời, nhanh chóng nên sẽ khiến không ít cha mẹ cũng như bệnh nhân lo lắng đến những tác dụng phụ của thuốc. Vì lẽ đó, chính trẻ em và các bậc phụ huynh cũng phải nhắc nhở con em mình nên tuân thủ các hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ. Để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất thì người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, lộ trình điều trị đã được yêu cầu.
- Thông thường, các loại thuốc giảm đau răng cấp tốc sẽ chỉ được khuyến cáo sử dụng ở lộ trình ngắn hạn (không quá 7 ngày) mà không nên lạm dụng nó. Nếu việc dùng thuốc trong 3 ngày mà không đạt được kết quả như mong muốn, thi tốt nhất, người bệnh nên tạm ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để được tư vấn thay đổi thuốc hoặc tìm phương pháp trị đau răng khác.
- Trong quá trình uống thuốc giảm đau răng cho trẻ em, nếu cơ thể trẻ xuất hiện một số dấu hiệu bất thường như: Phát ban, nổi mẩn đỏ, kích ứng gây ngứa da, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,… thì hãy ngay lập tức tạm ngưng sử dụng thuốc và tiếp tục theo dõi diễn biến của các triệu chứng. Nếu triệu chứng đỡ dần thì có thể sử dụng trở lại dưới sự chỉ dẫn của các bác sĩ.
- Cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng thuốc giảm đau răng cấp tốc cho phụ nữ mang thai vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Trong các thành phần của thuốc có thể sẽ chứa một số hoạt chất không đảm bảo cho phụ nữ mang thai. Vì vậy, bạn cần nhận sự tư vấn từ các bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn để biết thêm thông tin chi tiết.
- Nếu cùng lúc bé đang dùng thuốc điều trị các bệnh khác thì nên hỏi ý kiến bác sĩ xem có xảy ra tương tác thuốc không, tránh việc dùng thuốc không phù hợp khiến cả 2 bệnh đều không thuyên giảm.
- Hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng như: Sưng dọc hàm, quanh miệng hoặc ở cổ, đau cơ hàm dữ dội, tê mất cảm giác ở xung quanh răng bị tổn thương, đau răng dậy lên đầu.
Hơn nữa, các bậc phụ huynh cũng cần đặc biệt chú ý đến tác dụng phụ của thuốc giảm đau răng cho trẻ em. Thuốc giảm đau sử dụng trong thời gian dài sẽ gây một áp lực rất lớn lên chức năng dạ dày, gan, thận và thậm chí là cả hệ hô hấp.
Do vậy, hiện nay, nhiều bố mẹ tìm đến các loại thuốc giảm đau răng nguồn gốc thảo dược vì an toàn, lành tính mà vẫn đem đến hiệu quả vượt trội. Nha Chu Tán là bộ sản phẩm dành mới ra mắt đầu năm 2022 và được các chuyên gia đánh giá rất tốt.
Bài thuốc Nha Chu Tán được nghiên cứu, bào chế bởi đội ngũ bác sĩ, chuyên gia hàng đầu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc. Bài thuốc này lấy cảm hứng từ tục lệ nhuộm răng đen truyền thống của người dân tộc Lự ở Lai Châu. Họ sử dụng một loại than của cây ngứa để tạo ra một lớp bám thật chắc trên răng với mục đích duy trì hàm răng chắc khỏe, hạn chế nguyên nhân gây sâu răng hay viêm lợi.
Sau quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, các chuyên gia tại Thuốc dân tộc đã cân đo và gia giảm tỷ lệ các thành phần dược liệu quý như Bạch chỉ, Hương nhu hun khói, Đinh hương, Ô long vĩ,… cho phù hợp với các bệnh lý răng miệng hiện tại. Kết hợp với quy trình sản xuất KHÉP KÍN 1 CHIỀU tuyệt đối vô trùng, vô khuẩn, cùng 100% thành phần thảo dược tự nhiên đạt tiêu chuẩn GACP của Tổ chức Y tế thế giới, Nha Chu Tán hội tụ nhiều ưu điểm vượt trội hơn cả các phương pháp hiện đại, an toàn cho cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ.
Thông tin cụ thể về phương thuốc Nha Chu Tán như sau:
Thành phần: Bạch chỉ, tế tân, đinh hương, ô long vĩ, hương nhu hun khói hoàng liên và các thảo dược quý khác.
Cách sử dụng:
- Cách 1: Cho 1 gói thuốc nhỏ vào ấm pha trà rồi đổ 200ml nước sôi để ủ trong 30 phút. Sau đó, gạn lấy nước và cho trẻ ngậm từ 10 – 15 phút/lần, 2 lần vào sáng tối, liên tục trong vòng 3 ngày.
- Cách 2: Cho 1 gói thuốc lớn vào 400ml rượu (khoảng 40 độ) ngâm trong 10 ngày. Mỗi lần sử dụng, lấy rượu pha với nước theo tỷ lệ 1:1, ngậm và súc miệng trong vòng 10 phút, thực hiện 2 lần/ngày sáng, tối.
- Đối với trẻ nhỏ, có thể hướng dẫn các bé súc miệng trước khi đi ngủ.
Nhiều bậc phụ huynh đã cho phản hồi tốt về hiệu quả bài thuốc Nha Chu Tán. Chị Hoàng Minh Ngọc – thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: “Bé nhà mình 5 tuổi mắc sâu răng, dẫn đến viêm nướu, hỏng mất răng sữa. Mình cho bé đi khám ở nha khoa, các bác sĩ kê thuốc kháng sinh để khắc phục. Nhưng bé uống thuốc hay bị nôn trớ, lại đau răng nên lười ăn, quấy khóc, mình rất lo. May mà được người bạn giới thiệu cho bài thuốc Nha Chu Tán. Mình cho bé vừa uống vừa bôi, thuốc rất dễ dùng, lại không có vị khó chịu như thuốc tây, trộm vía hơn 5 ngày là bé thấy đỡ đau, đỡ tấy hơn nhiều. Bé cũng đã chịu ăn uống, vui chơi trở lại”.
Biện pháp điều trị đau răng cho trẻ khác
Ngoài việc sử dụng thuốc giảm đau răng cho trẻ em thì các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số biện không dùng thuốc khác. Có thể kể đến một số giải pháp đơn giản để phòng ngừa và điều trị tình trạng sâu răng ở trẻ.
- Dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa còn bám lại các kẽ răng, hạn chế tình trạng sâu răng dẫn đến các cơn đau nhức. Do nướu răng của trẻ còn khá mỏng và dễ bị tổn thương, vậy nên với những bé dưới 6 tuổi bố mẹ có thể phụ giúp bé dùng chỉ nha khoa. Các bé lớn hơn có thể tự làm thì cũng cần có sự giám sát và hướng dẫn từ người lớn.
- Súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày bằng cách hòa một thìa cà phê muối ăn vào một cốc nước ấm, sau đó cho trẻ súc miệng thật kỹ với dung dịch muối loãng này trong vòng 30 giây để loại bỏ vi khuẩn và thức ăn thừa. Việc này có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn xung quanh răng và không tạo điều kiện cho sâu răng phát triển.
- Chườm đá lạnh ở vùng má bên ngoài vị trí răng đau sẽ giúp răng bớt nhức và giảm sưng tấy, khó chịu. Bạn nên dùng một miếng gạc lạnh đắp ở bên ngoài má tại khu vực răng đau trong vòng 15 phút liên tục để cải thiện các triệu chứng hiệu quả. Tuyệt đối không chườm đá lạnh trực tiếp lên da trẻ vì nó sẽ phản tác dụng, có thể gây bỏng lạnh, và làm tổn thương đến vùng da non nớt của trẻ.
- Dùng bạc hà tươi để giảm đau răng cho trẻ: Cha mẹ có thể đặt lá bạc hà tươi lên chiếc răng bị đau của trẻ để hỗ trợ giảm đau. Bạn có thể dùng một cách khác là trộn một vài giọt tinh dầu đinh hương và tinh dầu bạc hà vào miếng bông gòn, sau đó đặt lên vùng răng đau của trẻ cũng cũng sẽ hỗ trợ giảm đau cho trẻ hiệu quả.
- Dùng tỏi chữa đau răng nhờ chứa các hoạt chất allicin, glucogen, aliin và fitonxit, như một loại thuốc kháng sinh, giảm đau và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Phụ huynh có thể bóc sạch 1 vỏ tỏi rồi đập dập hoặc băm nhuyễn một tép tỏi, để nguyên trong 10 phút sau đó thoa lên vị trí răng đau của trẻ từ 1 – 2 phút, cuối cùng là cho trẻ súc miệng thật sạch với nước muối ấm.
- Dùng cây cỏ xạ hương ngăn ngừa đau răng bằng cách đun sôi nhỏ lửa một cốc nước với một nắm lá cỏ xạ hương. Sau đó, chờ đến khi nước nguội thì chắt ra cho trẻ súc miệng để cải thiện các cơn đau răng.
Các biện pháp trên thường là những biện pháp tự nhiên tại nhà nhằm hỗ trợ giảm đau răng trong các tình huống nhẹ và khẩn cấp. Nếu con bị đau nhiều, tình trạng không thuyên giảm, tái đi tái lại thì cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé!
Bên cạnh những biện pháp nên sử dụng thì các bậc phụ huynh cũng nên tránh một số biện pháp thiếu cơ sở khoa học, vô tình khiến con đau hơn như sau:
- Dùng ngón tay hoặc bất cứ dụng cụ nào chọc vào vị trí răng bị đau vì điều này có thể vô tình khiến vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập và phát triển mạnh hơn tại vùng răng đau.
- Khuyên bé không nên dùng lưỡi đá vào vị trí răng đau vì thường các bé sẽ có hành động này để giảm bớt các cơn đau.
- Hạn chế ăn nhai bằng răng bị đau, đặc biệt là ăn những thức ăn cứng, cay nóng sẽ khiến cơn đau khó dứt hơn.
- Khi bé bị đau răng thì không nên cho ăn đồ ăn quá nóng hay quá lạnh, bánh kẹo ngọt, nước ngọt,… có thể gây kích ứng răng. Thay vào đó, hãy nấu cho bé những món ăn dễ nuốt, mềm và để nguội vừa phải rồi ăn như: cháo, súp, bún, phở,…
Trên đây là những thông tin chia sẻ đến bạn đọc về các loại thuốc giảm đau răng cho trẻ em cùng những lưu ý mà cha mẹ cần nhận thức rõ. Thuốc giảm đau chỉ là giải pháp tức thời, vì vậy cha mẹ hãy đưa con đến cơ sở chuyên khoa để được phát hiện nguyên nhân cụ thể và có hướng điều trị hợp lý. Chúc các bạn nhỏ có một cuộc sống khỏe mạnh, bố mẹ an tâm!
Cập nhật lúc: 3:58 PM , 30/05/2023Đọc thêm: