Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, là chiếc răng mọc trong cùng của mỗi người. Nó gây ra những cơn đau và nhiều phiền phức cho cuộc sống sinh hoạt của chúng ta. Để giảm đau do mọc răng khôn, ngoài sử dụng các bài thuốc giảm đau, mọi người cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống để nhanh hồi phục. Vậy đau răng khôn nên ăn gì, không nên ăn gì mau khỏi? Tham khảo ngay các nhóm thực phẩm dinh dưỡng sau đây.
Đau răng khôn nên ăn gì?
Khi mọc răng khôn không thể tránh khỏi những cơn đau đớn, khó chịu. Do đó, các bữa ăn cần phải lựa chọn thực phẩm thật tỉ mỉ, kỹ càng để vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa đảm bảo không kích ứng với răng nướu. Nếu chưa biết mọc răng khôn nên ăn gì, hãy tham khảo các nhóm thực phẩm hữu ích sau đây.
Đau răng khôn nên ăn gì: Nên dùng thức ăn mềm
Các chuyên gia khuyên rằng, trong thời gian mọc răng khôn, chế độ dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể cần được đặc biệt chú trọng. Các loại thực phẩm dạng lỏng, mềm và dễ nuốt cần được ưu tiên. Những món ăn như cháo, canh dinh dưỡng, súp hay các loại thịt cá xay nhuyễn sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất.
Tuy nhiên, khi ăn các món cháo, súp, mọi người nên sử dụng lúc ấm hoặc nguội vì ăn nóng có khả năng gây kích ứng chân răng. Đặc biệt, không nên ăn nóng khi mới nhổ răng xong vì nhiệt độ thức ăn cao sẽ khiến máu chảy nhiều hơn.
Ngoài ra, khi ăn cháo, mọi người nên thêm một ít rau tía tô hoặc rau kinh giới vào để mang lại tác dụng hạ nhiệt, hạ sốt hiệu quả, nhất là mỗi khi răng mọc.
Thực phẩm giàu chất xơ
Nếu bị đau răng khôn chắc chắn bạn không nên bỏ qua các loại rau củ dinh dưỡng giàu chất xơ. Rau xanh với nhiều chất xơ có vai trò như một bàn chải tự nhiên giúp hạn chế sự tích tụ của vi khuẩn giúp răng được làm sạch, chắc khỏe hơn. Do đó, mọi người nên tìm đến các món ăn có nhiều rau củ và các loại trái cây giàu chất xơ và có tính chất mát để làm dịu các cơn đau.
Một số loại rau xanh, hoa quả tốt cho sức khỏe răng miệng như cà rốt, diếp cá, khoai lang, dưa gang, dâu tây,… Hãy thêm các thực phẩm này vào trong thực đơn hằng ngày để làm sạch các mảng bám ở bề mặt răng, tăng cường tuần hoàn chữa lành vết thương tại răng và giảm chất kiềm gây hại cho răng khôn.
Đau răng khôn nên ăn gì, uống gì? – Sử dụng sữa
Với các trường hợp đau do mọc răng khôn và đau răng hàm do nhổ răng khôn thường gặp rất nhiều khó khăn trong ăn uống. Việc sử dụng sữa tươi và các chế phẩm dinh dưỡng từ sữa sẽ là giải pháp tối ưu cho người bị đau. Bởi trong sữa có lượng canxi, vitamin D, protein dồi dào giúp cơ thể bổ sung năng lượng, tăng cường đề kháng và giúp răng chắc khỏe, giúp nướu mau lành vết thương hơn.
Tuy nhiên, sau khi uống sữa mọi người cần chú ý súc miệng thật sạch bằng nước sôi để nguội. Bởi nếu để lượng protein dồi dào này tồn đọng trong miệng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây ra bệnh lý răng miệng nguy hiểm hơn.
Ngoài ra, mọi người có thể sử dụng các loại sữa chua, sữa đậu nành hay các chế phẩm khác từ sữa để giúp bổ sung nhiều canxi, tốt cho răng.
Thực phẩm giàu đạm và canxi
Nếu bạn vẫn đang lo lắng không biết đau mọc răng khôn nên ăn gì thì hãy bổ sung thêm nhiều các thực phẩm giàu đạm và canxi. Tăng cường ăn uống các món ăn giàu chất đạm và canxi trong khẩu phần ăn hằng ngày sẽ giúp chống lại sự xâm nhập từ vi khuẩn răng miệng, bảo vệ men răng luôn chắc khỏe.
Xem thêm:
Một số thực phẩm giàu chất đạm và canxi được các chuyên gia khuyên dùng khi bị đau răng khôn đó là: Cá, thịt, trứng, các loại phomai,… Không chỉ tốt cho răng miệng, ăn nhiều các thực phẩm này còn giúp mọi người cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Các thực phẩm có hàm lượng Omega 3 cao
Omega 3 được chứng minh là một loại chất béo vô cùng tốt cho sức khỏe cơ thể nói chung và sức khỏe răng – nướu – lợi nói riêng. Omega 3 giúp hệ thống tuần hoàn máu lưu thông ổn định, giúp đưa các tế bào hồng cầu, bạch cầu tới vị trí răng đau để làm lành các thương tổn nhanh chóng. Đồng thời, Omega 3 cũng thúc đẩy mạch máu cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho vị trí răng khôn để tăng khả năng đề kháng, giúp phục hồi các vết sưng, viêm một cách nhanh nhất.
Một số thực phẩm giàu omega 3 mà người bị đau răng khôn nên tăng cường ăn như:
- Đậu nành.
- Cá mè.
- Cá hồi.
- Cá thu.
- Cá sardine.
- Quả óc chó.
- Dầu mè, dầu ô liu,…
Nhóm thực phẩm giàu kẽm
Cũng giống như canxi và vitamin D, kẽm là nhóm dưỡng chất không thể thiếu cho sức khỏe cơ thể, đặc biệt là với não bộ và hệ răng, xương. Ngoài ra, kẽm cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ ổn định thần kinh và vị giác cho cơ thể, giúp tránh các bệnh lý nền liên quan.
Người bị đau răng khôn có thể bổ sung hàm lượng kẽm cần thiết cho cơ thể thông qua các thực phẩm như:
- Đậu nành
- Các loại hạt khô như hạt điều, quả nho khô, óc chó,…
- Hải sản
- Thịt bò
- Ngũ cốc,…
Đau răng không nên ăn gì, kiêng ăn gì cho tốt?
Đau răng khôn kiêng ăn gì hiện tại cũng là thắc mắc của rất nhiều người. Ngoài các thực phẩm nên ăn, người bị đau răng khôn cũng cần tránh một số nhóm thực phẩm kích ứng không có lợi như:
- Tránh thực phẩm cay nóng: Thực phẩm cay nóng chính là khắc tinh của người bị đau răng khôn bởi chúng có thể làm gia tăng kích ứng tại vị trí đau, kích thích máu tuần hoàn nhiều hơn tại chân răng từ đó gây ra các cơn đau, sưng tấy lợi răng dữ dội hơn.
- Tránh những đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ: Đồ chiên xào nhiều dầu mỡ cũng không nên sử dụng trong quá trình hồi phục các cơn đau răng khôn. Bởi các thực phẩm này có thể làm suy yếu một số chức năng đào thải độc tố, chữa lành vết thương của cơ thể khiến các răng khôn đau kéo dài hơn.
- Hạn chế ăn các đồ ngọt: Các loại đồ ngọt như bánh, kẹo, mứt, nước ngọt, nước uống có gas,… là một trong những tác nhân gây sâu răng hàng đầu. Do đó, khi răng khôn đang bị tổn thương sau quá trình mọc hoặc nhổ bỏ, mọi người cần tránh sử dụng chúng. Nếu cứ tiếp tục sử dụng các loại thực phẩm ngọt này, chúng sẽ mắc kẹt vào kẽ răng, tích tụ, tạo nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn gia tăng nhiều hơn và gây đau nhức dữ dội hơn.
- Kiêng cữ hoàn toàn với rau muống, thịt gà và gạo nếp: Xôi, đồ nếp, rau muống và thịt gà là những loại thực phẩm đại kỵ với người mọc răng, nhổ răng. Bởi chúng có tính nóng mạnh, có thể khiến các vết thương đang sưng tấy bị viêm, lở loét dữ dội hơn, cản trở quá trình liền thương, làm cho các cơn đau răng đau mạnh hơn. Ngoài ra, độ kết dính của các loại đồ nếp rất khó được làm sạch, sẽ tại cơ hội để vi khuẩn tấn công gây hại cho răng khôn.
- Không ăn các món quá cứng, quá dai hoặc dễ bám vào chân răng: Khi bị đau răng khôn, những loại thực phẩm đòi hỏi lực nhai mạnh hoặc dễ bám vào chân răng cần phải được kiêng khem để tránh làm vết thương nặng hơn.
- Nói không với đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh: Răng lợi dễ dàng bị ê buốt hơn khi uống nước quá nóng hoặc quá lạnh. Do đó, để không làm cho tình trạng đau răng nghiêm trọng hơn, hãy từ bỏ thói quen uống đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
Cần lưu ý trong cách chăm sóc răng miệng khi bị đau răng khôn?
Ngoài đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và hạn chế các thực phẩm kích thích răng miệng. Người bị đau răng khôn cũng cần chú ý đến một số vấn đề quan trọng khác trong chế độ chăm sóc răng miệng hằng ngày như:
- Đánh răng mỗi ngày: Nhiều người bị đau răng khôn khi mọc hoặc khi nhổ răng thường nhầm tưởng không đánh răng là tốt nhất. Thế nhưng việc không đánh răng sẽ khiến vi khuẩn tích tụ và gây viêm, đau nhiều hơn, thậm chí còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như áp xe nướu, viêm tủy,… Do đó, hãy thực hiện chải răng sạch sẽ 2 lần mỗi ngày nhưng không chải tại vị trí răng khôn vừa nhổ.
- Không sử dụng nước nóng, nước muối để súc miệng với trường hợp đau do nhổ răng: Sử dụng nước nóng hoặc nước muối để súc miệng sẽ làm tan cục máu đông tại vị trí nhổ răng khiến máu chảy nhiều hơn và gây đau đớn hơn.
- Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm: Bàn chải đnahs răng lông mềm sẽ làm sạch các mảng bám tốt hơn và hạn chế các tác động tới vị trí răng đau, nhờ đó giúp các cơn đau nhanh biến mất hơn.
- Chải răng đúng cách: Chải răng theo chiều dọc cả ở mặt trong lẫn mặt ngoài của răng và xoáy nhẹ nhàng trên bề mặt răng sẽ giúp loại bỏ các mảng bám tốt hơn, hạn chế sự tích tụ vi khuẩn từ đó giảm đau răng hiệu quả hơn.
- Thăm khám nha khoa định kỳ: Dù là trẻ em hay người lớn, việc thăm khám răng định kỳ 6 tháng một lần sẽ giúp mọi người kiểm soát tình trạng răng miệng tốt hơn, từ đó ngăn chặn hiệu quả các bệnh lý răng miệng và có biện pháp giảm đau răng khôn tốt nhất từ nha sĩ.
Trên đây là những nhóm thực phẩm giải đáp cho thắc mắc đau răng khôn nên ăn gì, không nên ăn gì của bạn đọc. Răng là nơi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn trong thời gian dài nhất và chịu sự tác động lớn nhất bởi các mảng bám thức ăn. Do đó, để các cơn đau răng khôn không còn “hoành hành”, hãy thực hiện chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng đúng cách mỗi ngày. Chúc bạn đọc nhanh chóng đánh bay nỗi lo đau răng khôn!
Cập nhật lúc: 3:58 PM , 30/05/2023Tìm hiểu thêm: