Răng số 8 bị sâu vỡ phải làm sao là thắc mắc của không ít người đang phải đối mặt với tình trạng này. Vậy sâu răng số 8 có nguy hiểm không, chữa trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân gây sâu răng số 8, phương pháp điều trị hiệu quả nhất cùng những lưu ý trong bài viết sau đây.
Răng số 8 là răng nào? Nguyên nhân vì sao răng số 8 bị sâu vỡ?
Răng số 8 còn có tên gọi là răng khôn, là 4 chiếc răng nằm ở vị trí trong cùng của mỗi góc hàm, thường mọc vào độ tuổi thành khi cấu trúc xương hàm đã phát triển hoàn thiện, các lớp mô và niêm mạc đã phủ dày.
Là những chiếc răng mọc sau cùng và có vị trí sâu nhất, những chiếc răng số 8 này khi mọc thường có xu hướng mọc xiên, mọc ngầm, mọc lệch. Kể cả khi răng số 8 mọc thẳng cũng thường xuyên gây đau nhức khó chịu.
Răng số 8 bị sâu vỡ là vấn đề mà nhiều người gặp phải. Hầu hết là xuất phát từ việc không đảm bảo vệ sinh răng miệng dẫn đến vi khuẩn tích tụ lâu ngày dẫn đến sâu răng. Cụ thể hơn, nguyên nhân của tình trạng này có thể kể đến như sau:
- Vị trí răng số 8 mọc thường có khe hở, khiến tóc thức ăn thừa tích tụ lâu ngày, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển lâu dần dẫn tới sâu răng, đau răng khôn là điều khó tránh khỏi.
- Răng khôn nằm sâu bên trong khung hàm gây khó khăn cho việc vệ sinh và chăm sóc, điều này cũng khiến cho vi khuẩn dễ dàng tấn công những chiếc răng này hơn.
- Một số trường hợp bị lợi trùm làm cho mảng bám và thức ăn thừa đọng lại khiến cho răng số 8 dễ bị sâu hơn.
Răng số 8 bị sâu vỡ có nguy hiểm không, gây ra ảnh hưởng gì?
Răng khôn bị sâu vỡ nếu không được điều trị kịp thời rất dễ dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh như:
- Đau nhức, ê buốt kéo dài: Giống như sâu răng ở các vị trí khác, răng số 8 bị sâu gây đau nhức kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến ăn uống và cuộc sống của bệnh nhân. Những cơn đau thường gia tăng cường độ vào ban đêm gây mất ngủ, sốt, nhiễm trùng khiến cho sức khỏe giảm sút.
- Nguy cơ lây nhiễm sâu răng cho các răng lân cận: Răng khôn bị sâu nếu không được xử lý kịp thời rất dễ dẫn đến tình trạng vi khuẩn lây lan tấn công các răng lân cận làm cho tình trạng sâu răng lan ra những chiếc răng hàm khác.
- Nguy cơ dẫn đến những bệnh lý khác: Sâu răng số 8 có thể dẫn đến các bệnh lý khác như viêm chân răng, viêm nha chu hoặc nhiễm trùng quanh răng. Thậm chí, trường hợp nặng hơn còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như nhiễm trùng máu, viêm tủy răng.
Có nên nhổ răng số 8 bị sâu vỡ hay không?
Răng số 8 bị sâu có nên nhổ không là thắc mắc của không ít người đang phải đối mặt với tình trạng này. Theo các chuyên gia, răng số 8 không đảm nhiệm chức năng ăn nhai chính, khi chúng bị sâu vỡ thì giải pháp thường được áp dụng nhất là nhổ bỏ để tránh những biến chứng về sau. Hiện nay, kỹ thuật nhổ răng khôn ngày càng được cải thiện với phương pháp nhổ răng không đau. Do vậy, nhổ răng khôn không còn là nỗi lo lắng của nhiều bệnh nhân như trước.
Đặc biệt với những trường hợp răng số 8 bị mọc lệch hoặc mọc nghiêng thì nhổ bỏ răng bị sâu là phương pháp điều trị tốt nhất. Sau khi nhổ, tình trạng đau nhức sẽ chấm dứt, đồng thời tránh được nguy cơ vi khuẩn sâu răng lây lan sang những chiếc răng khác. Ngoài ra, người bệnh cũng không cần phải trồng răng giả để thay thế.
Đọc thêm:
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, các bác sĩ có thể sẽ sử dụng các cách xử lý răng số 8 bị sâu khác thay vì nhổ bỏ. Các phương pháp điều trị có thể kể đến là trám răng hoặc bọc sứ để phục hình áp dụng cho răng 8 mọc thẳng và bị sâu ở mức độ nhẹ.
Quy trình nhổ răng khôn bị sâu
Nhổ răng số 8 là kỹ thuật khá phổ biến có thể thực hiện tại hầu hết các cơ sở nha khoa. Một số phòng khám còn áp dụng kỹ thuật nhổ răng siêu âm không đau hiện đại và hiệu quả. Quy trình nhổ răng số 8 bị sâu nhức về cơ bản sẽ bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Chụp phim X – quang
Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X quang toàn bộ hàm để xác định được góc mọc của chân răng số 8 bị sâu nhức. Trên cơ sở đó, tư vấn cho bệnh nhân phương pháp xử lý hiệu quả nhất.
Bước 2 – Vệ sinh và gây tê
Đây là công đoạn cơ bản và bắt buộc đối với bất kỳ ca nhổ răng nào. Để phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng, lây nhiễm chéo, răng miệng cần được vệ sinh thật sạch sẽ trước khi tiến hành các bước nhổ răng tiếp theo. Tiếp đó, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê vùng điều trị để bệnh nhân không thấy đau trong suốt quá trình nhổ răng.
Bước 3 – Nhổ răng số 8 bị sâu nhức
Ở bước này, cả phần thân và chân răng sẽ được nhổ bỏ ra khỏi xương hàm, tùy thuộc vào vị trí của răng, quá trình này sẽ kéo dài trong vòng khoảng 15 – 20 phút, hoặc có thể lâu hơn. Sau khi đã lấy được chân răng ra khỏi hàm, bác sĩ sẽ làm sạch khu vực bị nhiễm trùng và túi mủ nếu có, cuối cùng là khâu lại bằng chỉ nha khoa tự tiêu.
Bước 4 – Chụp phim X – quang một lần nữa
Bước này là cần thiết để có thể kiểm tra và đảm bảo rằng vết nhổ sạch, không còn sót chân răng bên trong.
Bước 5 – Hướng dẫn chăm sóc răng sau nhổ tại nhà
Sau khi nhổ bỏ răng số 8 bị vỡ, bác sĩ sẽ để bệnh nhân cắn gạc bông để cầm máu. Sau đó, kê thuốc đơn các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, và hẹn lịch tái khám lại nếu cần thiết.
Một số lưu ý chăm sóc răng khôn bị sâu vỡ
Sau khi đã hoàn tất quy trình nhổ răng số 8, nướu và xương hàm sẽ cần có thời gian để phục hồi. Trong giai đoạn này, bệnh nhân sẽ cần chú ý về cả chế độ ăn uống lẫn vệ sinh răng miệng, cụ thể như sau:
- Trong vòng 24 tiếng đồng hồ kể từ khi nhổ răng xong, bạn chỉ nên vệ sinh răng miệng bằng cách sử dụng nước súc miệng. Không nên đánh răng làm tác động lực lên khu vực răng số 8 mới nhổ.
- Thông thường, sau khi nhổ răng xong sẽ xảy ra tình trạng ê buốt và đau nhức. Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường, bạn chỉ cần sử dụng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sau một vài ngày, cảm giác đau nhức sẽ dần biến mất.
- Có thể súc miệng bằng nước muối để giảm các giác đau nhức cũng như vệ sinh răng miệng tốt hơn.
- Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể chườm đá tại nhà để giảm cảm giác đau nhức, ê buốt sau khi nhổ răng.
- Tạm thời hạn chế các loại đồ cay nóng, thức ăn quá cứng hoặc quá dai để tránh tác động lên vùng nướu răng.
- Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng bánh kẹo, đồ ngọt, nước có ga trong thời gian này, vì chúng rất có hại cho răng miệng. Nếu không maybị sâu răng, sâu răng ăn vào tủy sẽ rất khó để điều trị.
- Nên sử dụng ống hút khi uống nước trong ngày đầu tiên sau khi nhổ răng để đảm bảo không gây áp lực lên nướu.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về nguyên nhân xảy ra tình trạng răng số 8 bị sâu vỡ, cách giải quyết tối ưu nhất cũng như những điều cần lưu ý. Hy vọng rằng những kiến thức chia sẻ bên trên đã giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này. Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận ở phía dưới bài viết để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Cập nhật lúc: 3:58 PM , 30/05/2023Tham khảo: