Trẻ Bao Nhiêu Tuổi Thì Niềng Răng Được? [Chuyên Gia Giải Đáp]

Hiện nay rất nhiều cha mẹ quan tâm đến việc chỉnh hình nha khoa cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ với mong muốn giúp khắc phục những khuyết điểm của hàm răng để con có một nụ cười khoẻ đẹp, rạng rỡ. Tuy nhiên, rất nhiều bậc phụ huynh lại chưa biết trẻ bao nhiêu tuổi thì niềng răng được. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giải đáp cho bạn vấn đề này.

Có nên cho trẻ niềng răng sớm?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha để chữa trị những tình trạng về răng cho cả trẻ em và người trưởng thành như hô, móm, vẩu, thưa, lệch lạc, khấp khểnh,… Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kế hoạch và thời gian niềng răng như tuổi tác, tình trạng răng,..

Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh vẫn còn chưa biết trẻ mấy tuổi thì niềng răng, có nên cho trẻ niềng răng sớm không? Thực tế, thường thì tuổi càng nhỏ quá trình niềng răng sẽ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Việc niềng răng cho trẻ từ sớm sẽ giúp các bác sĩ có thể sử dụng khí cụ chuyên khoa dễ dàng. Đồng thời có nhiều thời gian và đơn giản hoá biện pháp điều chỉnh răng. Bên cạnh đó, việc niềng răng từ sớm còn mang lại những ưu điểm như:

  • Niềng răng sớm giúp hạn chế tối đa việc phải nhổ răng và sử dụng biện pháp cố định hai hàm.
  • Giảm thiểu được cảm giác đau nhức do xương hàm, quá trình di chuyển răng về đúng vị trí dễ dàng hơn.
  • Bảo vệ răng miệng của trẻ trước các bệnh lý về răng như sâu răng ăn vào tủy, viêm nướu, viêm nha chu,…
  • Giúp trẻ có được khớp cắn lý tưởng, cải thiện chức năng ăn nhai. Khi xương hàm phát triển hài hoà làm khuôn mặt trở nên thẩm mỹ hơn, hạn chế tình trạng mặt bị biến dạng.
  • Việc nắn chỉnh răng cho trẻ về đúng vị trí từ sớm giúp cải thiện tình trạng nói ngọng, khó phát âm.
  • Giúp trẻ sở hữu một hàm răng đều đẹp ngay từ khi còn nhỏ, khiến trẻ cảm thấy tự tin hơn.
  • Cho trẻ niềng răng sớm còn giúp hạn chế các biểu hiện như ăn uống khó khăn, đau đớn, giảm thiểu các bệnh về dạ dày, đường tiêu hoá ở trẻ.
Trẻ em nên niềng răng sớm để đạt hiệu quả phục hình cao hơn
Trẻ em nên niềng răng sớm để đạt hiệu quả phục hình cao hơn

Sự thật trẻ bao nhiêu tuổi thì niềng răng được?

Trẻ em bao nhiêu tuổi thì niềng răng được là vấn đề quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh. Theo lời khuyên từ các chuyên gia nha khoa, độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng với trẻ em là trong khoảng 10 – 16 tuổi. Ở thời điểm này răng vĩnh viễn mới mọc và bắt đầu hình thành hàm, chân răng chưa ổn định, do vậy sử dụng phương pháp niềng để đưa răng về đúng vị trí sẽ dễ dàng hơn.

Giai đoạn này, răng vĩnh viễn của trẻ đã được mọc đầy đủ nên khi tiến hành niềng răng sẽ không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của hàm. Khi can thiệp niềng răng trong khoảng thời gian này sẽ cho hiệu quả cao mà thời gian cũng ít hơn (khoảng 8 – 12 tháng).

Điều tôi lo ngại nhất khi đi niềng răng chính là phải nhổ răng. Thật may mắn khi tìm được cơ sở nha khoa cam kết niềng răng không cần nhổ.

Các bậc phụ huynh cần chú ý đến việc trẻ bao nhiêu tuổi thì niềng răng được để không bỡ lỡ thời điểm “vàng”. Khi nhận thấy răng của con mọc không đúng vị trí, cha mẹ nên tìm đến nha sĩ để thăm khám trực tiếp và can thiệp từ sớm giúp trẻ có một gương mặt đẹp và nụ cười tự tin.

Trẻ bao nhiêu tuổi thì niềng răng được? 10 - 16 tuổi là lứa tuổi "vàng" để niềng răng
Trẻ bao nhiêu tuổi thì niềng răng được? 10 – 16 tuổi là lứa tuổi “vàng” để niềng răng

Làm sao khi đã bỏ lỡ thời điểm “vàng” niềng răng cho trẻ?

Chọn đúng thời điểm “vàng” để niềng răng cho trẻ giúp cho liệu trình thực hiện sẽ thuận lợi và đạt kết quả cao hơn. Do vậy, các bậc phụ huynh nên chú ý đến việc trẻ bao nhiêu tuổi thì niềng răng được để có thể cho trẻ chỉnh nha sớm.

Tuy nhiên, nếu bỏ lỡ thời điểm “vàng” để niềng răng thì vẫn có thể thực hiện trong giai đoạn 17 – 25 tuổi. Bởi vì ở độ tuổi này về sức khỏe, sức đề kháng, sự thích nghi hay khả năng hồi phục đều đang ở thời kỳ tốt nhất. Tuy nhiên, vì xương hàm đã có phần ổn định và cứng chắc nên thời gian niềng răng trong giai đoạn này cũng sẽ kéo dài hơn.

Niềng răng càng sớm thì việc nắn chỉnh sẽ càng dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả. Điều đó không có nghĩa là trên 25 tuổi bạn không niềng răng được nữa. Thậm chí, dù bạn ở độ tuổi 30 hay 40 thì vẫn có thể niềng răng bình thường nếu muốn.

Hiện nay, với sự phát triển của kỹ thuật nha khoa nên không có hạn chế về độ tuổi niềng răng. Tuy nhiên, ngoài 25 tuổi xương hàm và răng đã cứng chắc nên việc chỉnh hàm cần nhiều thời gian hơn.

Nếu bỏ lỡ thời điểm "vàng" để niềng răng thì vẫn có thể thực hiện trong giai đoạn 17 - 25 tuổi
Nếu bỏ lỡ thời điểm “vàng” để niềng răng thì vẫn có thể thực hiện trong giai đoạn 17 – 25 tuổi

Phương pháp niềng răng cho trẻ tốt nhất hiện nay

Đến đây chắc hẳn quý phụ huynh đã tìm cho mình được lời giải đáp trẻ bao nhiêu tuổi thì niềng răng được. Về phương pháp niềng răng, hiện nay có nhiều hình thức khác nhau phù hợp với độ tuổi, tình trạng răng, điều kiện kinh tế của mỗi người.

Với mỗi phương pháp niềng răng sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Hãy cùng tham khảo một số cách niềng răng cho trẻ được áp dụng phổ biến hiện nay.

Niềng răng khí cụ tháo lắp

Niềng răng bằng khí cụ tháo lắp là phương pháp niềng răng đơn giản nhất. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng hàm nhựa hoặc máng nhựa để tác động từ từ vào hàm răng của trẻ.

Ưu điểm:

  • Giá niềng răng thành rẻ.
  • Dễ dàng tháo ra vệ sinh khí cụ và răng miệng hàng ngày.
  • Giúp trẻ giảm bớt đau nhức, khó chịu.
  • Tính thẩm mỹ cao, không làm ảnh hưởng nhiều đến việc học tập và sinh hoạt của trẻ.

Nhược điểm:

  • Phương pháp này thường được chỉ định cho các trường hợp trẻ có tình trạng răng đơn giản hoặc đang thay răng.
  • Hiệu quả phụ thuộc nhiều vào ý thức tự giác chăm sóc và sự phối hợp của trẻ khi thực hiện.

Giá thành: Niềng răng bằng khí cụ tháo lắp khoảng 3.000.000 – 8.000.000 đồng.

Niềng răng bằng khí cụ tháo lắp phù hợp với trẻ có tình trạng răng đơn giản
Niềng răng bằng khí cụ tháo lắp phù hợp với trẻ có tình trạng răng đơn giản

Niềng răng mắc cài kim loại

Phương pháp niềng răng mắc cài kim loại được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Chất liệu của mắc cài thường là inox, bạc, vàng hoặc thép không gỉ với khả năng chịu lực rất tốt. Phương pháp này sử dụng dây cung được cố định trong rãnh mắc cài bằng thun buộc. Từ đó tạo ra lực kéo để di chuyển răng về vị trí đúng mong muốn.

Ưu điểm:

  • Lực kéo mạnh giúp người niềng có thể rút ngắn thời gian niềng răng.
  • Không đòi hỏi sử dụng công nghệ cao trong quá trình điều trị, dây thun được thay thường xuyên.
  • Chi phí niềng răng mắc cài kim loại phù hợp với đa số mọi người.

Nhược điểm:

  • Phần mắc cài sẽ bị lộ ra khi giao tiếp, tính thẩm mỹ không cao.
  • Dễ xảy ra các vấn đề như đứt dây thun, bung mắc cài,… Khi đó người bệnh phải thường xuyên đến gặp bác sĩ để điều chỉnh lại.
  • Một số người có thể bị kích ứng nướu với chất liệu của mắc cài.
  • Thời gian đầu đeo niềng có thể bị tổn thương má, lưỡi. Bởi vì mắc cài cọ sát vào má, lưỡi gây khó chịu, thậm chí là rách và lở loét.
  • Trong quá trình niềng người bệnh cần hạn chế các đồ ăn cứng, dai và có ga.

Giá thành: Khoảng từ 18.000.000 – 30.000.000 đồng.

Chi phí niềng răng bằng phương pháp mắc cài kim loại phù hợp với đa số mọi người
Chi phí niềng răng bằng phương pháp mắc cài kim loại phù hợp với đa số mọi người

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:

Niềng răng mắc cài sứ hoặc pha lê

Cấu trúc của mắc cài sứ hoặc pha lê tương tự như mắc cài kim loại. Điểm khác biệt là mắc cài sứ hoặc phê lê trong suốt, màu sắc gần trùng với màu răng thật và thun buộc mang lại tính thẩm mỹ cao cho người niềng.

Ưu điểm:

  • Do thun kéo có độ đàn hồi cao, từ đó giúp khắc phục hiệu quả trường hợp răng hô, thưa, món, lệch lạc,… hiệu quả.
  • Khi sử dụng phương pháp này sẽ ít người nhận ra bạn đang niềng răng, mang đến sự tự tin trong giao tiếp.
  • Chất liệu của mắc cài bằng sứ và pha lê thân thiện với khoang miệng của con người.

Nhược điểm:

  • Phương pháp này có tính thẩm mỹ nên giá thành cao hơn so với mắc cài kim loại.
  • Phần chốt niềng có diện tích lớn hơn so với các loại mắc cài kim loại nên gây ra cảm giác hơi hô và khó chịu.
  • Đế của mắc cài sứ hoặc pha lê dễ bị nhiễm màu từ đồ ăn, thức uống nếu bạn không vệ sinh đúng cách.
  • Sứ và phê dễ vỡ nếu có lực tác động quá mạnh, việc này cũng khiến thời gian niềng răng có thể lâu hơn so với mắc cài kim loại.

Giá thành: Phương pháp niềng răng mắc cài sứ hoặc pha lê có giá khoảng 25.000.000 – 40.000.000 đồng.

Niềng răng bằng mắc cài có chất liệu sứ hoặc pha lê thân thiện với khoang miệng
Niềng răng bằng mắc cài có chất liệu sứ hoặc pha lê thân thiện với khoang miệng

Niềng răng mắc cài mặt trong

Phương pháp này sử dụng hệ thống mắc cài, dây cung cùng các khí cụ nha khoa tác động lực từ mặt trong của răng.

Ưu điểm:

  • Tính thẩm thẩm mỹ cao, không bị lộ mắc cài nên giúp bệnh nhân tự tin khi giao tiếp.
  • Bề mặt ngoài của răng không bị ảnh hưởng hay tổn thương như các biện pháp niềng răng khác.

Nhược điểm:

  • Giá thành khá cao.
  • Khó vệ sinh và làm sạch vụn thức ăn, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng.
  • Thời gian đầu người bệnh chưa quan và sẽ có cảm giác vướng víu, khó chịu.

Giá thành: Niềng răng mắc cài mặt trong khoảng từ 50.000.000 – 100.000.000 đồng.

Phương pháp niềng răng mắc cài mặt trong có giá thành khá cao
Phương pháp niềng răng mắc cài mặt trong có giá thành khá cao

Niềng răng Invisalign

Hiện nay,niềng răng Invisalign là phương pháp hiện đại nhất đã được áp dụng tại Mỹ hơn 20 năm. Phương pháp này sử dụng hệ thống khay trong suốt để di chuyển răng. Mỗi thời điểm bệnh nhân sẽ có những khay đeo răng khác giúp di chuyển răng từng chút một cho đến khi khớp cắn đúng vị trí và có được nụ cười đẹp.

Ưu điểm:

  • Có tính thẩm mỹ cao do người khác nhìn sẽ không phát hiện ra bạn đang niềng răng, bạn cũng không cần phải thường xuyên đến chỉnh nha định kỳ.
  • Nhờ phần mềm CLINCHECK người bệnh có thể biết trước kết quả niềng.
  • Không gây ra cảm giác khó chịu hay đau đớn cho người bệnh như các loại mắc cài khác.
  • Với phương pháp này thời gian niềng răng cũng được rút ngắn còn khoảng 3 – 6 tháng tùy từng trạng răng nặng hay nhẹ.

Nhược điểm:

  • Chi phí điều trị rất cao.
  • Đòi hỏi công nghệ hỗ trợ cao.
  • Đôi khi người bệnh phải chờ đợi máng đeo do phải nhập khẩu từ nước ngoài về.

Giá thành: Khoảng từ 70.000.000 – 150.000.000 đồng, phụ thuộc vào công nghệ sản xuất.

Niềng răng Invisalign là phương pháp có tính thẩm mỹ cao
Niềng răng Invisalign là phương pháp có tính thẩm mỹ cao

Niềng răng cho trẻ cần lưu ý điều gì?

Trước khi đưa ra quyết định niềng răng cho con, ngoài vấn đề trẻ bao nhiêu tuổi thì niềng răng được, quý cha mẹ cần lưu ý một số điều nhằm giúp liệu trình điều trị của con diễn ra thuận lợi và đạt kết quả cao. Theo đó, cha mẹ hãy cố gắng tuân thủ những nguyên tắc nhỏ mà chuyên gia nha khoa đã lưu ý dưới đây.

Lựa chọn địa chỉ uy tín

Để có được hàm răng ưng ý thì việc lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín là yếu tố quan trọng hàng đầu. Dưới đây là một số tiêu chí bạn nên cân nhắc trước khi đưa ra sự lựa chọn:

  • Phương pháp niềng răng sử dụng phải hiệu quả, phù hợp.
  • Đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao, mang đến liệu trình chất lượng, đảm bảo an toàn.
  • Trang thiết bị y tế tiên tiến, cơ sở vật chất đảm bảo.
  • Nếu bạn lựa chọn nha khoa kém chất lượng có thể bạn sẽ phải chi trả nhiều tiền hơn, khoảng thời gian niềng răng lâu hơn, thế nhưng kết quả thu lại không được như mong đợi.

Ăn nhai nhẹ nhàng

Trong quá trình niềng răng việc ăn uống của con là yếu tố quyết định đến độ bền và tính thẩm mỹ. Phụ huynh cần lưu ý đến những vấn đề sau đây:

  • Hạn chế cho bé ăn đồ ăn quá cứng hoặc dai để tránh tình trạng tác động mạnh vào răng.
  • Không cho bé ăn đồ quá nóng hoặc lạnh, hạn chế tiêu thụ những thực phẩm nhiều đường và nước uống có ga.
  • Nên xây dựng thực đơn cho bé với các thực phẩm mềm, dễ nhai cắn.
  • Chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, ăn bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả.
  • Súc miệng vệ sinh thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng.
  • Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi ăn uống đúng cách thì thời gian niềng răng sẽ nhanh và hạn chế được các biến chứng.
Cha mẹ cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để niềng răng cho con
Cha mẹ cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để niềng răng cho con

Tuân thủ yêu cầu của bác sĩ

Trong thời gian niềng răng sẽ có những giai đoạn người bệnh cần thực hiện việc đeo các khí cụ mặc ngoài, thay chun,… tại nhà. Việc này mục đích nhằm tác động lực kéo của dây cung được chính xác và đảm bảo an toàn. Do đó, cha mẹ cần phải thực hiện theo đúng những gì mà bác sĩ yêu cầu và dặn dò để tránh kéo dài thêm thời gian niềng răng của trẻ.

Thăm khám định kỳ

Trong quá trình niềng, trẻ phải thăm khám răng định kỳ với bác sĩ hàng tháng, thông thường sẽ từ 1 – 2 lần/tháng. Đây là yêu cầu bắt buộc để bác sĩ có thể theo dõi quá trình di chuyển của răng, điều chỉnh lực kéo của mắc cài cho phù hợp. Nhiều trường hợp người bệnh trong quá trình chỉnh răng nhưng lại không tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Điều này dẫn đến việc răng “chạy linh tinh”, không ổn định.

Đặc biệt, thăm khám theo đúng lịch trình có thể giúp bác sĩ kịp thời xử lý những vấn đề bất thường xảy ra ở răng miệng của trẻ. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh hãy nhớ lịch chỉnh nha của con và đưa con đến đúng hẹn.

Thăm khám răng định kỳ để đảm bảo sức khỏe răng miệng
Thăm khám răng định kỳ để đảm bảo sức khỏe răng miệng

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Việc chăm sóc răng miệng đúng cách trong quá trình niềng răng là rất quan trọng. Bởi thức ăn rất dễ bám vào mắc cài, nếu như không vệ sinh sạch sẽ, lâu ngày sẽ gây hôi miệng và các bệnh về nướu. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ chải răng hàng ngày sau mỗi bữa ăn bằng bàn chải dành riêng cho người niềng răng với đầu chải lông mềm.

Cha mẹ cũng có thể cho trẻ sử dụng thêm một số loại sản phẩm chuyên dụng cho người niềng răng như bàn chải điện, máy tăm nước, bàn chải kẽ,… Những dụng cụ này giúp quá trình làm sạch diễn ra nhanh chóng và tiện lợi hơn.

Với những thông tin trên đây hy vọng bài viết đã giúp các bậc phụ huynh giải đáp được thắc mắc trẻ bao nhiêu tuổi thì niềng răng được. Đầu tư cho tương lai không bao giờ là phí vậy nên các bậc cha mẹ hãy cân nhắc để thực hiện chỉnh nha sớm cho con. Đồng thời, quý phụ huynh cần dành sự quan tâm và theo dõi quá trình niềng của trẻ để kịp thời khắc phục nếu có bất cứ biến chứng nào.

Cập nhật lúc: 9:15 AM , 16/03/2023

Tin liên quan

Các loại dây cung trong niềng răng có tác dụng tốt trong quá trình đưa răng về vị trí mong muốn.

Quy Trình Niềng 5 Bước Chuẩn Y Khoa, Không Đau, Không Nhổ Răng [Chi Tiết Nhất]

Niềng răng giúp xử lý hiệu quả các vấn đề hô, móm, răng xô lệch hay khấp khểnh,… trả lại khớp cắn đều đặn, đúng chuẩn tỷ lệ cung hàm....

Niềng Răng Ở Đâu Tốt Nhất TP.HCM? Tham Khảo Ngay 12 Địa Chỉ Này

TP.HCM là một trong những thành phố lớn mạnh nhất cả nước và cũng là nơi tập trung rất nhiều các loại hình dịch vụ, trong đó có niềng răng....

Niềng Răng Hô: Ưu Nhược Điểm Và Một Số Lưu Ý Khi Thực Hiện

Niềng răng hô là phương pháp chỉnh nha giúp khắc phục khuyết điểm răng hô, răng vẩu. Đây là kỹ thuật thẩm mỹ hiện đại được nhiều người tin tưởng...

Niềng răng là gì? Các phương pháp và đối tượng cần thực hiện niềng răng?

Niềng răng đang là sự lựa chọn hàng đầu cho những ai đang gặp phải các vấn đề về sai lệch, hô, móm. Tuy vậy, đây cũng là một quá...

Giá Niềng Răng Hiện Nay Bao Nhiêu? Gợi Ý Địa Chỉ Niềng Trả Góp 0% Lãi Suất

Niềng răng là một kỹ thuật nha khoa vô cùng phổ biến hiện nay và được nhiều người thực hiện để có hàm răng đều, đẹp, nụ cười tươi. Thế...

TOP Địa Chỉ Niềng Răng Hà Nội Uy Tín, Trả Góp Không Lãi Suất [CHI TIẾT]

Chỉnh nha – Niềng răng vốn là phương pháp giúp làm cải thiện nhanh chóng và hiệu quả tình trạng hàm thưa, hàm hô hoặc tình trạng răng mọc lệch....

Không còn phải lo lắng vì chi phí niềng răng nữa, bạn hoàn toàn có thể trả góp với lãi suất 0%, chỉ từ 1 - 2 triệu/tháng

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *