Viêm Nha Chu: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Viêm nha chu được biết đến là một trong những vấn đề về răng miệng nguy hiểm mà ai cũng có nguy cơ mắc phải, tuy nhiên không phải ai cũng có đủ kiến thức và hiểu rõ mức độ nguy hiểm của bệnh lý này. Do đó hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để biết thêm những thông tin cần thiết về viêm nha chu cũng như cách điều trị và phòng bệnh hiệu quả.

Tổng quan về bệnh viêm nha chu

Mặc dù không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng viêm nha chu lại gây ra các vấn đề về sức khỏe, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy viêm nha chu là bệnh gì?

Bệnh viêm nha chu là gì?

Theo các chuyên gia Răng – Hàm – Mặt tại Viện Nha khoa ViDental: Viêm nha chu là bệnh lý liên quan đến các mô xung quanh răng. Hiểu đơn giản thì đây là tình trạng vi khuẩn tấn công tới nướu, khiến nướu bị tách dần khỏi chân răng. Từ đó tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, lây lan xuống các cấu trúc bên dưới của mô nha chu, làm cho các mô bị viêm nhiễm, sưng đỏ, gây đau nhức.

Bình thường, răng được cố định nhờ vào xương ổ răng thông qua hệ thống dây chằng nha chu. Khi bị viêm nha chu, xương ổ răng và hệ thống dây chằng nha chu bị tấn công, phá hủy dẫn đến tình trạng lung lay và mất răng. Có thể thấy bệnh viêm nướu chỉ là một phần nhỏ của bệnh viêm nha chu, nhờ đó thể hiện được phần nào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý này.

Hình ảnh một số vị trí lợi (nướu) viêm nhiễm

Trên thực tế, bệnh viêm nha chu ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng nhai của răng. Nếu để tình trạng diễn ra trong thời gian dài có thể biến chứng thành viêm nha chu gây hôi miệng nặng, đau nhức dữ dội, khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng đến cuộc sống. Nghiêm trọng hơn còn biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm và khó điều trị khác.

Các giai đoạn của bệnh viêm nha chu

Quá trình viêm nha chu được diễn ra theo 4 giai đoạn chính, đó là:

  • Giai đoạn 1: Hình thành nên mảng bám: Vi khuẩn có hại tích tụ tại chân, kẽ răng, viền lợi và hình thành mảng bám được gọi là vôi răng.
  • Giai đoạn 2: Viêm nhiễm: Theo thời gian, vôi răng gây ra các kích thích tới nướu, khiến nướu bị sưng phồng, trở nên nhạy cảm và chảy máu khi bị tác động mạnh như khi ăn uống, đánh răng, xỉa răng,…
  • Giai đoạn 3: Xuất hiện túi nha chu: Tới giai đoạn này, giữa răng và nướu đã hình thành túi nha chu (túi mủ) chứa chất mủ và vi khuẩn gây hại.
  • Giai đoạn 4: Ổ xương răng và răng bị phá hủy: Các vi khuẩn tích tụ trong thời gian dài, sinh sôi và phát triển mạnh mẽ trong môi trường viêm nhiễm, phá vỡ cấu trúc khung xương ổ răng, khiến răng lung lay, lợi tụt xuống, dễ gặp tổn thương.Thông thường, người bệnh sẽ không phát hiện bệnh ở những giai đoạn đầu tiên, bởi nó chưa biểu hiện viêm nha chu ra các triệu chứng cụ thể. Đồng thời khi bị đau nhức thường nhầm lẫn với bệnh viêm lợi, dẫn đến việc chủ quan, không có phương án điều trị triệt để.

BẠN MUỐN BIẾT MÌNH Ở GIAI ĐOẠN NÀO? LIÊN HỆ NGAY

Một số dạng bệnh lý viêm nha chu

Chuyên gia về nha khoa điều trị tại ViDental cho biết bệnh lý viêm nha chu thường xuất hiện dưới 3 dạng chính, bao gồm:

  • Viêm nha chu mãn tính: Đây là bệnh lý phổ biến nhất, có khả năng gây ảnh hưởng tới hầu hết người lớn và một phần nhỏ ở trẻ em. Nó được hình thành dựa trên sự tích tụ của các mảng bám trong thời gian dài, sau đó phá huỷ tới nướu và xương, cuối cùng là gây nguy hại cho răng, tệ hơn là gây rụng răng.
  • Viêm nha chu tấn công: Là dạng viêm xuất hiện từ thời thơ ấu hoặc thời kỳ đầu của tuổi trưởng thành. Bệnh có xu hướng phát triển theo gia đình dẫn đến mất xương nhanh chóng, và mất răng nếu không được điều trị triệt để.
  • Viêm nha chu hoại tử: Đặc trưng bởi mô nướu bị chết, hệ thống xương hỗ trợ và dây chằng răng bị mất đi nguồn cung cấp máu dẫn đến nhiễm trùng nặng và hoại tử. Dạng bệnh lý này thường xảy ra phổ biến ở những người có hệ thống miễn dịch bị ức chế hoặc hoạt động không hiệu quả như nhiễm HIV, suy dinh dưỡng, trong quá trình điều trị ung thư,…

Bệnh răng miệng này mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu để viêm nhiễm kéo dài cũng gây khó chịu, không thể ăn uống, nhai nuốt khó khăn.

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:

Nguyên nhân bị viêm nha chu

Nguyên nhân bị viêm nha chu đa phần đều bắt nguồn từ chính thói quen sinh hoạt hàng ngày của người bệnh như:

  • Nguyên nhân viêm nha chu đầu tiên và phổ biến nhất chính là không lấy cao răng định kỳ, để cao răng bao quanh răng quá nhiều mà không được làm sạch, tạo ra môi trường thuận lợi để vi khuẩn tấn công và phá huỷ tổ chức nha chu.
  • Bị sâu răng nhưng không điều trị sớm, khiến cho vi khuẩn từ vùng răng sâu tấn công nướu, trực tiếp gây viêm nha chu.
  • Bị viêm lợi kéo dài nhưng không điều trị hoặc điều trị không kịp thời, sai cách, khiến bệnh biến chứng thành viêm nha chu.
  • Không vệ sinh răng miệng hàng ngày hoặc vệ sinh không đúng cách, dẫn đến tồn đọng vi khuẩn, hình thành mảng bám cứng đầu trong khoang miệng.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, thay đổi hormone, suy giảm nội tiết tố khiến hệ miễn dịch hoạt động kém, dễ mắc các bệnh về răng miệng.
  • Do hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều.
  • Thường xuyên sử dụng tăm để vệ sinh răng miệng, gây ra các tác động mạnh tới lợi, tạo kẽ hở răng khiến mảnh vụn thức ăn dễ bị mắc kẹt lại hơn. Vi khuẩn cũng từ đó mà phát triển và tấn công răng lợi.
  • Nguyên nhân bệnh nha chu cũng có thể xuất phát do người mắc một số bệnh lý như bạch cầu, tiểu đường, viêm nhiễm khuẩn,… có nguy cơ bị viêm nha chu hoặc viêm nha chu răng khôn cao hơn bình thường.

Triệu chứng của bệnh viêm nha chu

Vấn đề khiến bệnh viêm nha chu trở nên nguy hiểm chính là không biểu hiện ra các triệu chứng rõ ràng, tiến triển âm thầm trong một khoảng thời gian dài, khiến người bệnh lơ là, chủ quan. Ở giai đoạn đầu bệnh thường rất khó phát hiện, chỉ khi tiến triển nặng hơn dẫn tới viêm nha chu tiêu xương, tụt lợi, răng lung lay hàng loạt thị bệnh nhân mới sử dụng thuốc đặc trị hoặc tìm tới bác sĩ, khiến quá trình điều trị khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường có các triệu chứng nha chu như:

  • Dấu hiệu viêm nha chu phổ biến nhất là vùng lợi bị đau nhức, mẩn đỏ và sưng tấy.
  • Xung quanh vùng chân răng và kẽ răng xuất hiện các mảng bám.
  • Lợi bị chảy máu khi tác động mạnh tới lợi như đánh răng, xỉa tăm, ăn uống,… hoặc thậm chí là chảy máu lợi tự nhiên mà không có bất cứ tác động nào.
  • Miệng bắt đầu xuất hiện mùi hôi, khó chịu.
  • Luôn có cảm giác ngứa, bứt rứt, khó chịu ở chân răng.
  • Lợi chuyển từ màu hồng sang đỏ thẫm, bị sưng phồng và dễ chảy máu.
  • Xuất hiện khoảng trống giữa răng và nướu.

Viêm nha chu kéo dài tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm

Khi bệnh chuyển biến nặng hơn, các triệu chứng cũng trở nên rõ rệt, cụ thể là:

  • Bị áp xe răng, mưng mủ ở các chân răng.
  • Cảm giác đau nhức nhiều ở các vùng lợi quanh răng.
  • Răng bị lung lay cũng là dấu hiệu bị viêm nha chu.
  • Vùng lợi xung quanh răng bị viêm đỏ (có trường hợp sẽ không bị).
  • Những răng bị tụt lợi sẽ dài ra, trường hợp nặng hơn có thể gây ra buốt tủy do tụt lợi quá nhiều.
  • Răng tại vùng tụt lợi bị rụng.

Viêm nha chu có nguy hiểm không, gây ra biến chứng gì?

Không phải ngẫu nhiên mà viêm nha chu được xếp vào danh sách một trong những bệnh răng miệng nguy hiểm. Trên thực tế, bệnh lý này mang đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là:

Khiến lợi – nướu sưng to, gây đau buốt kéo dài

Những cơn đau nhức, ê buốt răng do sưng nướu luôn là cơn ác mộng kinh hoàng đối với những ai bị viêm nha chu. Đôi khi cơn đau sẽ trở nên âm ỉ, tác động đến hệ thống dây thần kinh khiến đau đầu, khó chịu. Bên cạnh đó, khi nướu răng bị sưng to sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Khiến hơi thở có mùi khó chịu

Viêm nha chu được hình thành do răng bị nhiễm khuẩn, kéo theo đó là tình trạng hơi thở có mùi. Ở giai đoạn năng, hơi thở sẽ có mùi khó chịu, hôi tanh do vi khuẩn, máu và mủ từ vùng bị viêm. Khiến người bệnh gặp trở ngại và mất tự tin trong quá trình giao tiếp hàng ngày.

Khiến tiêu xương răng, rụng răng

Nếu không được điều trị sớm, bệnh tiến triển nặng sẽ khiến nướu bị tách dần ra khỏi răng, lợi xuất hiện mủ và dần dần phá hủy toàn bộ cấu trúc răng cũng như các mô nâng đỡ. Dẫn đến tình trạng tiêu xương răng, làm cho răng lung lay và rụng đi.

Viêm nha chu gây tiêu xương răng, rụng răng

Tác động xấu tới sức khoẻ

Trong nhiều trường hợp, nha chu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người bệnh như: Đau nhức vùng thái dương, nhiễm khuẩn huyết, các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tim mạch, tiểu đường,… Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, con sinh ra thiếu tháng, nhẹ cân, suy dinh dưỡng,…

Gây ra các bệnh về tim mạch

Theo các nghiên cứu mới đây, viêm nha chu có mối liên hệ với các bệnh lý về tim mạch. Một giả thuyết cho rằng, protein gây ra viêm và vi khuẩn trong mô nha chu di chuyển theo dòng máu và gây nên nhiều tác động xấu tới tim mạch. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hai loại vi trùng là Actino – baccilus Actinomycetemcomitans và Porphyromonas – nguyên nhân làm dày mạch máu, gây ra bệnh tim mạch trong viêm nha chu.

Phương pháp điều trị viêm nha chu ai cũng nên nắm rõ

Bị viêm nha chu phải làm sao? Viêm nha chu hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu sớm phát hiện mầm bệnh và có các biện pháp điều trị thích hợp. Trong trường hợp mới chớm viêm, chúng ta có thể sử dụng những bài thuốc dân gian kết hợp cùng việc chăm sóc răng miệng đúng cách để chữa trị. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển nặng, người bệnh nên tới các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám viêm nha chu và cách điều trị phù hợp.

Viêm nha chu điều trị tại nhà

Một số bài thuốc trị viêm nha chu hiệu quả, có khả năng chữa bệnh viêm nha chu mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà như:

  • Bài thuốc từ gừng tươi: Gừng tươi là nguyên liệu cực kỳ dễ kiếm và phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, có khả năng điều trị các bệnh viêm nhiễm, làm sạch vết thương và giảm đau hiệu quả.
  • Cách điều trị viêm nha chu bằng muối và chanh tươi: Bạn có biết, chanh là loại quá chứa hàm lượng Vitamin C cao nên có khả năng chống viêm hiệu quả từ trong ra ngoài. Khi kết hợp với muối sẽ tạo ra hỗn hợp diệt khuẩn tối ưu.
  • Điều trị bằng baking soda kết hợp với muối nở: Backing soda hay còn có tên gọi khác là bột nở là nguyên liệu có tác dụng trung hòa axit trong khoang miệng, tà đó ngăn chặn sự phát triển và tấn công của vi khuẩn gây viêm nha chu. Nó có khả năng chống lại sâu răng, ngừa viêm nướu, làm sạch cao răng, mảng bám và điều trị viêm nha chu cấp.
  • Cách chữa viêm nha chu tại nhà hiệu quả bằng việt quất: Việt quất cũng là một trong những loại quả có tác dụng kháng khuẩn tự nhiên. Chiết xuất polyphenol có trong loại quả này ngăn chặn được các vi khuẩn gây nên mảng bám trên răng – nguyên nhân chính gây ra viêm nha chu. Việc thường xuyên ăn loại quả này sẽ đẩy lùi được các tác nhân gây hại và điều trị bệnh hiệu quả.
  • Viêm nha chu cách điều trị bằng mật ong: Mật ong là nguyên liệu ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng, loại bỏ mùi hôi trong hơi thở và giảm tình trạng lung lay răng.

Điều trị viêm nha chu bằng mật ong

Có thể thấy, những bài thuốc kể trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị trường hợp viêm mức độ nhẹ, tức bệnh mới chỉ ở giai đoạn viêm lợi, chưa gây tổn thương đến mô răng. Nếu muốn điều trị dứt điểm thì cần có sự tác động của các phương pháp nha khoa chuyên sâu.

Điều trị viêm nha chu bằng Đông y

Các phương pháp chữa viêm nha chu với mẹo dân gian hiệu quả phụ thuộc nhiều vào khả năng hấp thu của người bệnh. Tuy nhiên, đa số các trường hợp chỉ cải thiện triệu chứng khó chịu ngay lúc đó, không giải quyết ổ viêm dứt điểm.

Ngoài ra, hiện nay còn có rất nhiều loại thuốc tân dược điều trị bệnh viêm nha chu. Tuy nhiên, khi sử dụng lượng lớn các loại thuốc này sẽ gây áp lực lớn lên dạ dày, gan và thận. Vì vậy, nhiều người bị viêm nha chu tìm đến các sản phẩm thảo dược an toàn, lành tính mà vẫn đem lại hiệu quả tối ưu. 

Nha Chu Tán – Bài thuốc thảo dược VÔ GIÁ chữa viêm nha chu DỨT ĐIỂM

Vượt trội hơn hẳn các bài thuốc có mặt trên thị trường hiện nay, ViDental đã chuyển giao thành công bộ sản phẩm điều trị viêm nha chu – NHA CHU TÁN từ Trung Tâm NC&ƯD Thuốc Dân Tộc. Đây là bài thuốc được lấy cảm hứng tục nhuộm răng đen truyền thống của người dân tộc Lự ở Lai Châu. Sau đó, được các y bác sĩ tại trung tâm nghiên cứu, bào chế, gia giảm cho phù hợp hơn với tình trạng người dùng hiện nay.

Bởi vậy mà bài thuốc Nha Chu Tán phát huy công hiệu tối đa bảo vệ răng miệng với các đầu bệnh như: Viêm nha chu, viêm lợi, nhiệt miệng, viêm loét khoang miệng, hôi miệng, đau nhức, ê buốt, chảy máu chân răng,…

Thành phần chính của bài thuốc bao gồm: Hương nhu hun khói, Rễ cây mật gấu, Ô long vĩ, Nhân trung bạch, Bách thảo sương, Cây vó ngựa. Trong đó, mỗi vị thuốc lại mang đến những công dụng nổi bật khác nhau, đã được khoa học hiện đại chứng minh như:

  • Rễ cây mật gấu giúp ức chế quá trình sản xuất chất gây viêm ở khoang miệng. Từ đó mà đem lại hiệu quả chống viêm, sưng lợi do bệnh nha chu rất tốt. 
  • Hương nhu hun khói có vị cay, tính ấm ngăn ngừa viêm nhiễm, hôi miệng, trị hôi miệng, chat máu chân răng do viêm nha chu. Bên cạnh đó, hàm lượng lớn Acid ursolic cũng mang đến công dụng mạnh mẽ. 
  • Nhân trung bạch, Bách thảo sương, Ô long vĩ đều là những vị quen thuộc trong các bài thuốc thanh nhiệt, giáng hỏa, cầm máu, giải độc, sát khuẩn,… Khi dùng cho người bệnh nha chu, các vị dược liệu này phát huy tác dụng rất tốt giúp người dùng sát khuẩn răng lợi, chảy máu chân răng, lung lay răng.

THAM KHẢO: Thiên dược bài thuốc Nha Chu Tán có gì đặc biệt? Chuyên gia giải đáp

Hơn nữa, toàn bộ các dược liệu có trong bài thuốc được đảm bảo 100% tự nhiên, nuôi trồng và thu hái theo tiêu chuẩn GACP – WHO. Quy trình sản xuất cũng được tiến hành tại nhà máy hiện đại cùng công nghệ dây chuyền tiên tiến bậc nhất, đạt chuẩn GMP – WHO của Tổ chức Y tế thế giới. 

Nhờ vậy, Nha Chu Tán hoạt động theo phác đồ điều trị ĐÌNH CHỈ – TẤN CÔNG mang lại hiệu quả TOÀN DIỆN, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh răng miệng và trị triệt để các nguyên nhân gây viêm. Đồng thời sự kết hợp hiệp đồng của chế phẩm thuốc bôi và nước súc miệng giúp ngăn chặn 7 yếu tố gây viêm nha chu như: vi khuẩn kẽ răng, vi khuẩn sâu răng, sưng nướu, mảng bám, tổn thương do tác động vật lý,… 

Nguyên Trưởng khoa Nội tại Bệnh viện YHCT Trung Ương – TS. BS Nguyễn Thị Vân Anh đánh giá: “Là một bác sĩ có thâm niên trong ngành YHCT, tôi đánh giá rất cao về bộ sản phẩm Nha Chu Tán. Bài thuốc là sự kết hợp hài hoà các thành phần thảo dược tự nhiên, vừa giữ được ưu điểm của phương thuốc truyền thống, vừa được gia giảm theo công thức phù hợp với cơ địa và thể bệnh hiện nay. Ưu điểm vượt trội là an toàn và lành tính, người bệnh nên ưu tiên sử dụng”. 

Bộ sản phẩm đã trải qua thử nghiệm lâm sàng uy tín, được giám sát bởi đội ngũ chuyên môn hàng đầu trong lĩnh vực y học cổ truyền. Quý khách hàng sử dụng Nha Chu Tán theo hướng dẫn của bác sĩ đã và đang có những đánh giá cực kỳ tích cực. Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Khoa Việt Nam ViDental cam kết hiệu quả cải thiện bệnh sau 7 ngày sử dụng. Đặc biệt, sản phẩm còn sử dụng được cho mọi đối tượng bao gồm cả trẻ em từ 5 tuổi trở lên, phụ nữ đang mang thai và cho con bú.  

ĐỌC THÊM: Hiệu quả bài thuốc Nha Chu Tán có thực sự như lời đồn? Kiểm chứng thực tế

Dưới đây là phản hồi của chị Phạm Thị Linh sau khi cho mẹ sử dụng bộ sản phẩm Nha Chu Tán:

Rất cảm ơn những chia sẻ của chị!

Thông tin liên hệ:

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo một số địa chỉ khám chữa uy tín khác như:

  • Đơn nguyên Răng Hàm Mặt – Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec
  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương – Hà Nội
  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương – TPHCM

Bị viêm nha chu nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Khi mắc các vấn đề sức khỏe về răng miệng mà đặc biệt là viêm nha chu, bạn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo bổ sung đủ dưỡng chất để răng lợi có đủ sức đề kháng trước sự tấn công của vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Bị viêm nha chu nên ăn gì?

Người bị viêm nha chu nên ăn gì? Nhóm thực phẩm mà người bị bệnh viêm nha chu nên ăn phải có chứa nhiều chất xơ và vitamin. Chúng có tác dụng tăng cường sức đề kháng, cấu trúc mềm, ít gây tác động đến nướu và dễ tiêu hoá.

  • Nhóm thực phẩm giàu chất xơ: Rau xanh, bông cải trắng, bông cải xanh, cần tây, táo, lê, bơ, chuối,…
  • Nhóm thực phẩm giàu omega-3: Hạt óc chó, đậu đen, đậu đỏ, đậu hà lan, hạt hạnh nhân, cá hồi, dầu cá, măng tây,…
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin A: Cà rốt, rau bina, khoai lang, đậu mắt đen, bông cải xanh, thịt, gan động vật,…
  • Nhóm thực phẩm giàu axit lactic: Sữa chua, nấm sữa Kefir, đậu nành lên men, kim chi, dưa cải muối, dưa chuột ngâm, nước sữa thông thường, tương miso,…
  • Trà xanh hoặc trà đen
 

Thực đơn của người viêm nha chu cũng cần chú ý 

Bị viêm nha chu không nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm có lợi thì vẫn có một số loại thực phẩm khi người bệnh ăn vào dễ gây ra các tổn thương cho chân răng và khiến cho cấu trúc răng lợi bị suy yếu. Đặc biệt, nên hạn chế hoặc kiêng một số nhóm thực phẩm sau đây.

  • Nhóm thực phẩm giàu tinh bột, đường và axit: Các loại bánh kẹo ngọt, nước ngọt, nước có gas, sắn, khoai, bánh ngọt, nước ngọt, kẹo dẻo, trái cây có vị chua,…
  • Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh: Lẩu, các món súp cay nóng, đá lạnh, kem, đá bào, đá lạnh, các loại trái cây sấy khô, kẹo cứng,…
  • Các loại hạt có vỏ: Hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương, hạt dẻ, hạt hạnh nhân chưa tách vỏ,…
  • Bia – rượu – cà phê
  • Các loại thịt dai: Thịt gà, trâu, bò,… 

Cách phòng tránh bệnh viêm nha chu

Bên cạnh việc lưu ý một số nhóm thực phẩm mà người bệnh viêm nha chu nên ăn và nên kiêng thì một số cách phòng bệnh cũng là thông tin quan trọng mà bạn cần nắm rõ. Để giúp răng miệng khỏe mạnh hơn, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau:

  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng sau mỗi bữa ăn thay vì dùng tăm.
  • Vệ sinh răng miệng ngày 2 lần sáng – tối và sau bữa ăn bằng bàn chải đánh răng lông mềm.
  • Tập thói quen đánh răng đúng cách: chải răng theo chiều dọc theo hướng lên xuống hoặc chải theo vòng tròn khắp các mặt của răng.
  • Ưu tiên dùng các loại kem đánh răng có chứa nhiều flour, hạn chế kem đánh răng có vị ngọt hay mùi hương nhân tạo.
  • Đánh răng đủ 3 phút để có thể loại sạch mảng bám trên mọi bề mặt của răng, dùng lực nhẹ nhàng để tránh gây ra các tổn thương cho nướu.
  • Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối loãng để súc miệng sau mỗi bữa ăn.
  • Vệ sinh lưỡi để làm sạch mảng bám và vi khuẩn tích tụ ở lưỡi.
  • Kiểm tra nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần tại các cơ sở nha khoa uy tín, lấy cao răng và làm sạch chuyên sâu 6 tháng/lần.

Vệ sinh răng miệng thường xuyên hạn chế mắc viêm nha chu

Qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về bệnh viêm nha chu, đồng thời tìm được biện pháp phòng tránh cũng như điều trị hiệu quả nhất. Đây là một bệnh lý khá phổ biến tuy nhiên chúng ta không nên lơ là để tránh các trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Cảm ơn các bạn đã đón đọc.

Cập nhật lúc: 3:52 PM , 30/05/2023

Tin liên quan

Bé Bị Sún Răng Phải Làm Sao, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bé bị sún răng phải làm sao là câu hỏi xuất hiện trên nhiều diễn đàn sức khỏe cho trẻ trong thời gian gần đây. Trẻ bị sún răng kéo...

11 Cách Chữa Viêm Lợi Tại Nhà Nhanh Nhất Được Nha Sĩ Khuyên Dùng

Đâu là cách chữa  viêm lợi tại nhà nhanh nhất là điều rất nhiều người quan tâm bởi bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Viêm...

Top 9+ Thuốc Đặc Trị Sâu Răng Cho Bà Bầu Được Sử Dụng Nhiều 2023

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc đặc trị sâu răng cho bà bầu được dùng để cải thiện tình trạng bệnh lý, phòng tránh biến chứng và...

Nếu thấy kích ứng trên da cần ngưng sử dụng ngay

Tưa Miệng Là Gì? Nguyên Nhâ, Triệu Chứng & Mức Độ Nguy Hiểm

Tưa miệng hay còn gọi là nấm miệng là bệnh lý có thể bắt gặp ở tất cả các đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi....

Viêm Nha Chu Mãn Tính: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Trị Bệnh

Rất nhiều bệnh nhân bị viêm nha chu mãn tính phải chịu nhiều đau đớn, khó chịu. Tình trạng này nếu không điều trị kịp thời còn có thể ảnh...

Top 14 Loại Thuốc Chữa Viêm Lợi An Toàn Và Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Thuốc chữa viêm lợi có nhiều loại khác nhau, chủ yếu là dạng gel bôi hoặc thuốc uống chứa hoạt chất kháng sinh. Tùy thuộc vào mức độ viêm và...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *