Viêm nha chu là bệnh lý khá phổ biến ở mọi độ tuổi, nếu để tình trạng này diễn ra trong thời gian dài mà không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ biến chứng thành viêm nha cấp. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý răng miệng này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
Viêm nha chu cấp là gì?
Nha chu được hiểu là các tổ chức xung quanh răng gồm có: Nướu, men chân răng, dây chằng và xương ổ răng. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo răng được giữ vững chắc trên khung xương hàm. Phần nướu có nhiệm vụ ôm sát lấy chân răng, vừa bảo vệ toàn bộ phần mô nhạy cảm bên dưới, vừa ngăn ngừa các loại vi khuẩn có hại trong khoang miệng tấn công răng.Khi các mô bị vi khuẩn tấn công và phá hủy, bệnh sẽ tiến triển theo từng giai đoạn từ viêm nướu đến viêm nha chu và cuối cùng là viêm nha chu cấp tính.Viêm nha chu cấp tính là tình trạng các tổ chức xung quanh răng đã bị viêm nhiễm ở mức độ nặng, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc nâng đỡ của răng, khiến chân răng mất hoàn toàn liên kết với tổ chức nâng đỡ. Bệnh ở thời gian đầu chỉ phá huỷ các mô mềm và nướu răng, tuy nhiên nếu để kéo dài có thể tác động đến khung xương ổ răng. Nghiêm trọng hơn còn khiến răng bị lung lay và rụng đi.
Triệu chứng của bệnh viêm nha chu cấp
Viêm nha chu cấp chuyển biến theo từng giai đoạn khác nhau, khi bệnh ở giai đoạn đầu thường không có nhiều triệu chứng nên người bệnh đa phần chỉ nghĩ là viêm lợi thông thường. Khi bị viêm nhiễm thì mới phát hiện ra nhờ các dấu hiệu nhận biết rõ ràng hơn, cụ thể đó là:
Ở giai đoạn đầu:
- Vùng lợi chuyển sang màu đỏ thẫm hoặc tím thẫm, mẩn đỏ, khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu.
- Xung quanh chân răng và kẽ răng có mảng bám tích tụ.
- Lợi thường xuyên bị chảy máu khi bị tác động như ăn uống, đánh răng,… hoặc chảy máu tự nhiên mà không có lí do.
- Răng và nướu tách dần ra, xuất hiện các khoảng trống ở giữa.
- Miệng người bệnh có mùi hôi tanh, khó chịu.
Khi chuyển biến nặng hơn, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng:
- Cảm giác đau dữ dội đau nhiều ở các vùng lợi quanh răng, tần suất các cơn đau dày hơn.
- Bị áp xe răng, có mủ xuất hiện ở các chân răng.
- Răng bị lung lay, dần bị thưa ra.
- Bị tụt lợi để lộ các chân răng khiến răng trông dài hơn, trong nhiều trường hợp còn gây ra tình trạng buốt tủy do tụt lợi quá nhiều.
- Răng tại vùng bị tụt lợi sẽ dần rụng đi.
Đặc biệt, trong trường hợp người bệnh dùng hàm giả bán phần bị viêm nha cấp chu sẽ cảm thấy sự thay đổi về sự vừa khít của hàm giả đối với khung hàm thật. Các cơn đau nhức, khó chịu ngày càng nặng hơn và biến chuyển nghiêm trọng theo thời gian.
Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:
Nguyên nhân gây bệnh viêm nha chu cấp
Có thể bạn chưa biết, viêm nha chu cấp hình thành từ chính những thói quen sinh hoạt, ăn uống không khoa học của người bệnh chứ không phải là một tác nhân xa lạ nào. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến nhất phải kể đến như:
- Không lấy cao răng, để mảng bám và cao răng tích tụ tại chân răng trong thời gian quá lâu mà không được làm sạch, tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và phá huỷ các mô nha chu.
- Không vệ sinh răng miệng hàng ngày đều đặn, sạch sẽ, khiến các mảng bám tích tụ, tồn đọng vi khuẩn có hại trong khoang miệng.
- Bị viêm nướu kéo dài nhưng không điều trị triệt để hoặc điều trị sai cách khiến bệnh chuyển biến nặng thành viêm nha chu.
- Bị sâu răng khiến vi khuẩn từ vùng răng sâu lan xuống và tấn công nướu, khiến nướu bị tổn thương, xuất hiện viêm nhiễm.
- Thường xuyên dùng tăm để xỉa răng, gây ra chảy máu chân răng, vùng nướu bị tổn thương, tạo các vết thương hở cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Đồng thời khiến kẽ răng rộng ra, thức ăn dễ mắc kẹt lại hơn.
- Người hút thuốc lá, uống rượu bia, dùng chất kích thích thường xuyên, làm ức chế các loại lợi khuẩn trong khoang miệng, giảm tiết nước bọt, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn tấn công răng và nướu.
- Quá trình điều trị các bệnh lý về răng miệng trước đó thực hiện không đúng kỹ thuật, khiến sai khớp cắn, miếng trám dư, răng giả không đúng, chưa làm sạch tủy trước khi điều trị,…
- Phụ nữ mang thai bị viêm nha chu, tiền mãn kinh, cơ thể bị thay đổi hormone, suy giảm nội tiết tố khiến hệ miễn dịch hoạt động kém, dẫn đến dễ mắc các bệnh về răng miệng.
- Người mắc các bệnh toàn thân như bạch cầu, viêm nhiễm khuẩn, tiểu đường,… dẫn đến việc suy giảm sức đề kháng của cơ thể, làm tăng nguy cơ bi viêm nha chu hơn bình thường.
Cách điều trị bệnh viêm nha chu cấp
Viêm nha chu cấp được đánh giá là một trong những bệnh lý về răng miệng nguy hiểm hiện nay, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây mất răng và những biến chứng nặng nề khác.Do vậy, việc điều trị viêm nha chu cấp sớm và đúng phương pháp được xem là nhiệm vụ cấp thiết nhất đối với người bệnh. Có rất nhiều cách chữa viêm nha chu tại nhà hiệu quả khác nhau mà chúng ta có thể áp dụng như:
Điều trị tại nhà bằng mẹo dân gian
Khi bệnh đã chuyển biến nặng thành viêm nha chu cấp, việc điều trị tại nhà bằng các loại cây thuốc nam có thể giúp bệnh thuyên giảm và hỗ trợ các quá trình chữa trị chuyên sâu khác.
Sử dụng lá trầu không và rượu trắng
Bạn có biết, lá trầu không và rượu trắng khi được kết hợp với nhau sẽ tạo ra bài thuốc chữa viêm nha chu cấp, hôi miệng nặng, chảy máu chân răng cực hiệu quả. Trong lá trầu có chứa rất nhiều hoạt chất kháng sinh tự nhiên, giúp giảm đau, giảm viêm, sưng tấy nướu răng.Cách thực hiện với trầu và rượu trắng vô cùng đơn giản:
- Chuẩn bị khoảng 2 – 3 lá trầu không, rửa sạch để ráo nước.
- Giã nhuyễn trầu không rồi trộn với một chén rượu trắng rồi khuấy đều.
- Để hỗn hợp trên lắng xuống trong khoảng 10 phút rồi gạn lấy phần nước, bỏ phần bã.
- Sử dụng hỗn hợp nước vừa thu được để súc miệng, chia làm 2 lần, mỗi lần cách nhau 15 phút, sau đó súc miệng lại với nước sạch.
Thực hiện đều đặn phương pháp này từ 2 – 3 lần liên tục trong 1 ngày, chúng ta sẽ thấy những thay đổi rõ rệt từ các vùng nướu bị sưng và các cơn đau cũng giảm dần.
Sử dụng mật ong nguyên chất
Mật ong là nguyên liệu nổi tiếng với khả năng ngăn ngừa chảy máu chân răng, loại bỏ mùi hôi trong hơi thở và đặc biệt là giảm tình trạng răng lung lay. Mặt khác, so với các loại thuốc điều trị viêm nha chu tại nhà khác, mật ong có vị ngọt, dễ uống, không gây ra cảm giác khó chịu khi sử dụng.Hướng dẫn điều trị:
- Pha một ít mật ong nguyên chất với nước rồi dùng để súc miệng mỗi ngày từ 3 – 4 lần.
- Hoặc khi đánh răng nhỏ vài giọt mật ong nguyên chất lên kem đánh răng rồi tiến hành vệ sinh răng miệng như bình thường.
- Ngoài ra còn có thể dùng bông, vải mềm để thấm trực tiếp vào mật ong nguyên chất rồi chà nhẹ vào vùng nướu bị viêm, sưng sau khi đánh răng xong.
Sử dụng gừng tươi
Gừng tươi là một loại nguyên liệu vô cùng phổ biến, dễ tìm trong cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng nó lại là thảo dược quý, được sử dụng như một bài thuốc Nam chữa viêm nha chu, có khả năng điều trị viêm nhiễm, giảm đau và làm sạch vết thương vô cùng tuyệt vời.Cách thực hiện với gừng tươi bao gồm các bước:
- Lấy một lượng gừng vừa đủ dùng, rửa sạch rồi thái thành các lát mỏng.
- Đem đi sắc với nước sôi và lấy nước này súc miệng sau mỗi lần ăn.
- Ngoài ra cũng có thể dùng gừng trực tiếp bằng cách thái lát rồi ngậm trong miệng khoảng 3 – 5 phút sau mỗi lần đau nhức.
Kiên trì thực hiện cách này sẽ mang đến hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, vì gừng có tính nóng nên chúng ta không nên quá lạm dụng nó, bởi khi dùng nhiều rất dễ gây ra hiện tượng nóng trong, nổi mụn, nhiệt miệng,…Tuy nhiên, các mẹo dân gian điều trị tại nhà kể trên thông thường chỉ mang lại hiệu quả tạm thời, loại bỏ các triệu chứng tạm thời và hỗ trợ cho các phương pháp chuyên sâu. Đặc biệt nó yêu cầu người bệnh phải thực sự kiên trì thì mới có thể mang đến kết quả tốt nhất.
Điều trị viêm nha chu bằng các bài thuốc Đông y
Dùng các bài thuốc Đông y là phương pháp khá lành tính, đảm bảo an toàn với đại đa số người bệnh. Bên cạnh việc điều trị viêm nha chu, thảo dược thiên nhiên có trong bài thuốc còn có khả năng nâng cao sức khỏe, phòng bệnh tái phát hiệu quả.Một số bài thuốc mà người bệnh có thể sử dụng như:
- Bài thuốc số 1: 16g rễ cây xấu hổ, 16g nam tục đoạn, 16g rễ cỏ xước, 16g nam hoàng bá, 12g cam thảo, 10g trần bì, 12g liên nhục, 12g bạch truật.
- Bài thuốc số 2: 10g hoàng liên, 18g lá hương nhu, 16g đan sâm, 10g hoàng cầm, 12g cam thảo, 12g đương quy, 24g rau má, 12g chi tử.
- Bài thuốc số 3: 50g rau rệu khô, 30g lá chè xanh, 30g rau má, 30g lá đinh lăng.
Tất cả những bài thuốc trị viêm nha chu trên đều được sử dụng bằng phương pháp sắc lấy nước và uống 3 lần/ngày. Tuy nhiên hiệu quả của chúng thường không nhanh và còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa của người bệnh cũng như thời gian sử dụng thuốc.
Điều trị chuyên sâu tại nha khoa
Để có thể điều trị viêm nha chu cấp dứt điểm thì tới các cơ sở nha khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp là giải pháp tối ưu nhất. Tại đây, bác sĩ sẽ căn cứ vào dấu hiệu và tình trạng của bệnh nhân rồi đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.Quá trình điều trị diễn ra đơn giản hay phức tạp phụ thuộc hoàn toàn vào giai đoạn của bệnh và việc bạn đến nha khoa sớm hay muộn, nhằm hạn chế tối đa những tác hại mà viêm nha chu cấp gây ra.
Giai đoạn 1:
Ở giai đoạn này, việc điều trị bệnh khá đơn giản, các bác sĩ chỉ cần làm sạch cao răng và khử trùng toàn bộ khoang miệng. Đồng thời đưa ra cho bệnh nhân một chế độ vệ sinh răng miệng và ăn uống tại nhà khoa học, nhằm ngăn ngừa cao răng quay trở lại.
Giai đoạn 2:
Tới đây, bác sĩ vẫn tiếp tục điều trị như giai đoạn đầu là lấy cao răng và khử trùng khoang miệng. Sau đó, tuỳ vào mức độ biến chuyển của bệnh lý mà sẽ chỉ định cho bệnh nhân uống kèm một số loại thuốc kháng sinh phù hợp để giúp bệnh nhanh khỏi.Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng thêm phương pháp bào láng gốc răng để làm sạch bề mặt chân răng, loại bỏ các mảng bám cứng đầu tích tụ lâu ngày, làm sạch cao răng, vi khuẩn và các sản phẩm phụ của vi khuẩn gây viêm hoặc trì hoãn quá trình làm lành vết thương.
Giai đoạn 3:
Lúc này các túi nha chu có chứa mủ đã xuất hiện, bác sĩ cần thực hiện các tiểu phẫu nhằm cắt bỏ đi những túi nha chu trên lợi, loại bỏ hoàn toàn mô bệnh rồi khâu lại. Trong trường hợp cấu trúc xương hàm và răng của bệnh nhân gồ ghề, bác sĩ sẽ phải điều chỉnh lại để tạo thuận lợi cho sự tái bám dính của nướu cũng như các mô xương lành sau này.
Giai đoạn 4:
Khi nướu đã bị tụt sâu, mất mô nướu thì người bệnh cần có mô thay thế nhằm giúp răng được cố định và đứng vững chắc trên khung xương hàm. Bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp ghép mô liên kết lấp đầy bằng cách lấy một lượng nhỏ mô tại vòm miệng hoặc các vị trí khác phù hợp của người bệnh để gắn vào vị trí bị mất nướu.Phương pháp này giúp loại bỏ hoàn toàn tình trạng tụt nướu, ngoài ra còn che chắn tốt cho chân răng bị lộ, đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
Giai đoạn 5:
Tới giai đoạn này, bệnh đã chuyển biến thành viêm nha chu mãn tính, phá hủy tới phần xương xung quanh chân răng. Bác sĩ sẽ phải dùng tới kỹ thuật ghép xương, tức là lấy các mảnh ghép từ chính các mảnh xương nhỏ của người bệnh, xương hiến tặng hoặc xương tổng hợp. Mục đích là để ngăn chặn tình trạng mất răng bằng cách giữ cho răng cố định, tạo nền tảng giúp răng tái tạo và nhanh hồi phục.Trong trường hợp nặng hơn, bác sĩ buộc phải nhổ răng sau đó trồng lại răng mới vào vùng răng vừa bị mất để đảm bảo khả năng ăn nhai, thẩm mỹ và tránh các răng khác bị xô lệch, dịch chuyển.
Cách phòng tránh bệnh viêm nha chu
Có thể thấy, viêm nha chu cấp mang đến những tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như cuộc sống thường ngày của người bệnh. Do đó, chúng ta cần nắm rõ cách phòng tránh bệnh lý này để đảm bảo có được sức khỏe răng miệng tốt nhất.
- Tạo thói quen đánh răng đều đặn ít nhất 2 lần/ngày hoặc sau các bữa ăn.
- Sử dụng bàn chải lông mềm, kem đánh răng phù hợp và chải đúng cách theo chiều dọc từ viền nướu tới bờ cắn, chải răng đủ 3 phút.
- Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ cặn thức ăn thừa, mảng bám trên răng.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh khoa học, hại chế nhóm thực phẩm chứa nhiều đường, các loại đồ ăn dai, cứng.
- Không dùng tăm để xỉa răng.
- Chú ý vệ sinh cả bề mặt lưỡi để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê, sử dụng chất kích thích.
- Khi gặp các vấn đề về răng miệng nên chọn địa chỉ nha khoa uy tín để điều trị, tránh trường hợp để lại biến chứng trong tương lai.
- Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để vệ sinh răng miệng chuyên sâu, nắm rõ tình hình sức khỏe, phát hiện kịp thời các mầm bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
Một số địa chỉ điều trị viêm nha chu cấp uy tín
Bên cạnh hiểu rõ về bệnh cũng như tìm được phương pháp điều trị hiệu quả thì việc chọn một địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám cũng vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số cơ sở nha khoa chất lượng mà bạn có thể tham khảo qua, đó là:
- Khoa răng – hàm – mặt bệnh viện 103, địa chỉ tại số 261 mặt đường Phùng Hưng – Hà Đông – Hà Nội, điện thoại liên hệ: 0967.811.616.
- Khoa răng – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, địa chỉ tại số 1 mặt phố Trần Hưng Đạo – Hai Bà Trưng – Hà Nội, số điện thoại liên hệ: 0967.751.616.
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM, địa chỉ tại 263-265 Trần Hưng Đạo – Cô Giang – Quận 1 – TPHCM, số điện thoại liên hệ: 02.838.360.191.
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn, với 8 cơ sở trải khắp TPHCM, 2 cơ sở tại Cần thơ và 1 cơ sở tại thành phố Mỹ Tho, số điện thoại liên hệ: 1800.6836.
Như vậy, chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu qua về bệnh viêm nha chu cấp, nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách điều trị, phòng tránh hiệu quả. Hy vọng rằng với những gì mà bài viết cung cấp có thể giúp bạn hiểu rõ về các tác hại mà căn bệnh này gây ra, tìm được cách chữa phù hợp và không gặp tình trạng này trong tương lai.
Cập nhật lúc: 3:52 PM , 30/05/2023