Trồng răng sứ có đau không là thắc mắc chung của những người đang có nhu cầu làm răng sứ thẩm mỹ. Thậm chí đây còn là một trong các yếu tố để đưa ra quyết định có nên trồng răng sứ hay không của nhiều người. Nếu bạn còn băn khoăn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết vấn đề này trong bài viết dưới đây để có được câu trả lời.
Yếu tố ảnh hưởng tới mức độ và thời gian đau răng khi trồng răng
Dưới đây là những yếu tố quyết định tới mức độ và thời gian đau răng khi trồng răng sứ:Phương pháp trồng răng sứHiện nay, có ba phương pháp trồng răng sứ phổ biến là hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và cấy ghép implant. Mỗi phương pháp sẽ có mức độ và thời gian đau răng khi trồng răng khác nhau.
- Hàm giả tháo lắp: Đây là phương pháp truyền thống, nhưng lại ít gây đau đớn nhất. Bởi khi thực hiện, người bệnh không phải phẫu thuật hay tác động gì đến răng thật. Khi sử dụng, chỉ cần đặt nền hàm giả lên trên nướu rất đơn giản. Tuy nhiên, phương pháp này lại có nhiều nhược điểm, như khả năng ăn nhai kém và chủ yếu được bác sĩ khuyến khích cho đối tượng người già bị mất răng nguyên hàm.
- Cầu răng sứ: Mang lại khả năng ăn nhai tốt hơn hàm giả tháo lắp. Nhưng, trên thực tế phương pháp này gây ê buốt trong quá trình thực hiện, đặc biệt đối với những người có răng nhạy cảm do phải mài răng thật để làm trụ. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ gây tê ở vị trí mài cùi răng giúp người bệnh giảm cảm giác ê buốt hơn. Sau khi trồng răng, thời gian ê buốt, khó chịu có thể kéo dài 2 – 3 ngày.
- Cấy ghép implant: Đây là phương pháp hiện đại nhất và khắc phục được những nhược điểm của hai phương pháp trên. Trồng răng cấy ghép implant, người bệnh sẽ trải qua một ca phẫu thuật nhỏ, mở nướu để tạo khoảng trống sau đó cấy trụ implant vào xương hàm. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lo lắng vì gần như không cảm thấy ê buốt, đau nhức vì đã được bác sĩ gây tê từ trước. Sau khi hết thuốc tê, bạn có thể sẽ cảm thấy hơi đau, sưng khoảng 2 – 3 ngày.
Tay nghề bác sĩĐây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khá nhiều đến mức độ cũng như thời gian đau răng khi trồng răng sứ. Việc mài cùi răng, hay những phẫu thuật nhỏ trong cấy ghép implant hết sức quan trọng phải đảm bảo tỷ lệ chuẩn.Nếu bác sĩ có tay nghề cao, chuyên môn giỏi và nhiều năm kinh nghiệm thực hiện khéo léo, nhẹ nhàng đúng kỹ thuật, nhờ đó không để lại các biến chứng giúp bạn hạn chế tình trạng đau nhức trong quá trình trồng răng.Ngược lại, nếu bác sĩ có tay nghề kém, thiếu kinh nghiệm có thể dễ dẫn đến thực hiện không đúng kỹ thuật, mài cùi răng quá nhiều, lệch vị trí,… sẽ gây đau nhức và ê buốt nhiều hơn cho người bệnh.Tình trạng sức khỏe răng miệngĐối với một số trường hợp mắc các bệnh lý về răng miệng như nha chu, sâu răng, viêm tủy,… nếu không được điều trị triệt để sẽ ảnh hưởng đến kết quả và khiến người bệnh cảm thấy đau nhức khi trồng răng sứ.Vị trí và số lượng răng cần trồngChắc chắn việc cấy ghép một trụ sẽ không gây đau nhức nhiều như cấy ghép nhiều trụ. Vì thế nếu số trồng răng sứ có đau không còn phụ thuộc vào số lượng răng cần thực hiện.Ngoài ra, vị trí trồng răng cũng ảnh hưởng đến mức độ đau nhiều hay ít. Nếu chiếc răng cần trồng ở vị trí có nhiều dây thần kinh như răng hàm sẽ đau hơn so với trồng răng cửa.Trồng răng sứ có đau không phụ thuộc vào máy móc, thiết bịYêu cầu khi trồng răng sứ là cần có các trang thiết bị, máy móc, dụng cụ nha khoa chuyên dụng. Do đó, nếu bạn lựa chọn địa chỉ nha khoa có máy móc, công nghệ hiện đại, đầy đủ hỗ trợ cho bác sĩ trong quá trình trồng răng giúp người bệnh giảm đau nhức tốt hơn và ngược lại.
Vậy trồng răng sứ có gây đau nhức không?
Như đã nói ở trên, trồng răng sứ có đau không phụ thuộc vào nhiều yếu tố và phương pháp thực hiện. Hơn nữa, ở mỗi giai đoạn người bệnh sẽ có những cảm nhận về mức độ đau nhức khau nhau.
Trong quá trình trồng răng sứ
Đối với phương pháp cầu răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng thật của người bệnh để làm trụ. Khá nhiều bệnh nhân lo lắng về công đoạn này, tuy nhiên trước khi thực hiện bác sĩ đã gây tê ở vị trí răng cần mài nên bạn sẽ không cảm thấy ê buốt hay đau nhức.Đối với phương pháp cấy ghép implant, bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật như khoan, vặn, vít để ghép trụ implant vào xương hàm. Việc đưa dụng cụ vào khoan hàm đương nhiên sẽ gây đau nhức và cảm giác khó chịu.Tuy nhiên, cũng giống như phương pháp cầu răng sứ, người bệnh sẽ được tiêm thuốc tê trước khi cấy ghép trụ. Hơn nữa, quá trình ghép trụ implant diễn ra nhanh chóng chỉ mất khoảng 30 phút, cùng với trang thiết bị hiện đại và bác sĩ tay nghề cao sẽ giúp giảm đau tối đa cho người bệnh.
Sau khi trồng răng sứ
Trên thực tế, quá trình trồng răng dù là phương pháp nào cũng thường không gây đau đớn vì có thuốc tê. Nhưng như các bạn đã biết, thuốc tê chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định, vì vậy khi hết thuốc tê bạn có thể sẽ cảm thấy đau nhức nhẹ, ê buốt hoặc sưng đỏ ở vị trí trồng răng.Tuy nhiên, đây cũng là phản ứng hết sức bình thường nên bạn hoàn toàn không phải lo lắng và các cảm giác này cũng chỉ kéo dài 2 – 3 ngày nếu bạn chăm sóc răng miệng đúng cách.Ngoài ra, kết thúc quá trình trồng răng bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, giảm viêm để giảm đau nhức tối đa, nhờ đó bạn có thể yên tâm sinh hoạt và ăn uống một cách bình thường.
Xem thêm:
Cách giảm đau sau khi trồng răng sứ đơn giản tại nhà
Trồng răng sứ có đau không cũng tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, người chịu đau tốt chỉ sau 1 – 2 ngày sẽ không còn cảm thấy đau còn người nào chịu đau kém hơn có thể lâu hơn 2 – 3 ngày. Dưới đây là cách giảm đau đơn giản sau khi trồng răng sứ bạn có thể tham khảo:
Dùng đá để chườm
Đây là cách giảm đau, sưng tạm thời đơn giản hiệu quả cho người bệnh sau khi bọc răng sứ bạn có thể áp dụng tại nhà.Bạn nên dùng một chiếc khăn sạch để bọc đá lạnh lại, rồi chườm vào má nơi mà vị trí răng và lợi bị đau, sưng. Sau khoảng một ngày, bạn dùng khăn ấm chườm giúp giảm đau, lưu thông máu, khi đó tình trạng đau nhức sẽ được thuyên giảm.Lưu ý không chườm trực tiếp lên vị trí trồng răng sứ vì có thẻ làm cho cảm giác đau nhức nghiêm trọng hơn.
Chế độ ăn uống hợp lý
Sau khi trồng răng sứ, bạn nên hạn chế đô ăn quá nóng/lạnh, quá cứng/dai hay thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ đặc biệt trong những ngày đầu tránh tạo áp lực cho răng. Thay vào đó, bạn nên ăn thực phẩm mềm, cháo, súp,… để răng mới không phải hoạt động nhiều, từ đó giảm cảm giác đau nhức, ê buốt.Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm chứa canxi, vitamin, hoa quả, sữa,… vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp răng chắc khỏe hơn.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Ngoài chế độ ăn uống, bạn cũng cần vệ sinh răng miệng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ để bảo vệ răng và giảm đau nhức hiệu quả.
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sau bữa ăn và đặc biệt là trước khi đi ngủ.
- Sử dụng chỉ nha khoa và máy tăm nước để loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám trên răng tránh nhiễm trùng.
- Súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn và làm sạch dịch bẩn quanh răng sứ. Bạn chỉ cần cho một thìa muối vào cốc nước ấm rồi khuấy đều tan muối là có thể sử dụng được.
Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị
Sau khi trồng răng, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân để giảm đau, kháng viêm. Nhờ đó, giúp người bệnh hạn chế tình trạng đau nhức, giảm nguy cơ viêm nhiễm.Lưu ý, bạn nên sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc ngoài về uống khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị. Ngoài ra, bạn cần sử dụng đúng thời gian và liều lượng, không lạm dụng thuốc giảm đau vì có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.Với những thông tin chia sẻ trong bài viết hy vọng giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về việc trồng răng sứ có đau không. Lời khuyên dành cho bạn, nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm để trồng răng sứ.
Cập nhật lúc: 9:11 AM , 16/03/2023Tìm hiểu ngay: