Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa

Hiện nay, nổi mề đay khá phổ biến và dễ bắt gặp ở mọi lứa tuổi, mọi thời điểm, đặc biệt là khi giao mùa. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng tình trạng này gây ra nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu bạn chưa hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị mề đay thì nhất định đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của chúng tôi.

Nổi mề đay là gì? Các dạng nổi mề đay

Nổi mề đay là hiện tượng da xuất hiện những nốt màu đỏ hoặc hồng với nhiều hình dạng khác nhau gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Ban đầu, mề đay có thể chỉ có ở một vài vùng da nhỏ sau đó lan rộng sang các vùng lân cận.

Hiện nay, nổi mề đay ngứa được chia thành 2 dạng là cấp tính và mạn tính. Cụ thể:

  • Mề đay cấp tính: Thời gian phát ban kéo dài dưới 6 tuần, xuất hiện đột ngột và có thể tập trung tại 1 vài vùng da hoặc khắp toàn thân. Nếu phát hiện và điều trị đúng cách thì tình trạng này có thể được cải thiện sau 72 giờ.
  • Mề đay mạn tính: Thời gian da bị tổn thương kéo dài hơn 6 tuần với các biểu hiện đặc trưng như phát ban, nổi sẩn ngứa màu đỏ hoặc hồng, có thể kèm nóng rát. Do là mạn tính nên thường xuyên tái phát làm thay đổi sắc tố da ảnh hưởng đến sinh hoạt và ngoại hình khiến người bệnh tự ti.
Nổi mề đay gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu
Nổi mề đay gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu

Nguyên nhân gây nổi mề đay

Nổi mề đay do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và tùy vào cơ địa mỗi người, những tác nhân gây mề đay sẽ khác nhau. Một vào nguyên nhân phổ biến nhất có thể kể đến như:

  • Dị ứng thực phẩm như hải sản, trứng sữa, phục gia thực phẩm, chất bảo quản,….
  • Thời tiết thay đổi đột ngột, chuyển mùa.
  • Bụi bẩn trong nhà, phấn hoa gây kích ứng.
  • Vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng trên vật nuôi trong nhà.
  • Dị ứng với một vài thành phần trong thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc cao huyết áp,….
  • Do sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với da.
  • Mắc một vài bệnh lý như nhiễm virus cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm trùng đường tiết niệu, lupus ban đỏ hệ thống, tiểu đường tuýp 1, bệnh celiac,….
  • Do mặc quần áo quá chật, ngồi lâu,….

Triệu chứng nổi mề đay 

Triệu chứng bị nổi mề đay khá rõ rệt, một số dấu hiệu thường gặp để dễ dàng nhận biết tình trạng này gồm:

  • Các nốt sần màu trắng sữa dạng bọng nước xuất hiện thành từng cụm trên da như vết muỗi đốt và có màu đỏ xung quanh. 
  • Trên cơ thể có nhiều vết ban đỏ sưng phồng với đa dạng hình dáng và kích thước như bầu dục, tròn,….
  • Cảm giác ngứa ngáy dữ dội khiến người bệnh gãi liên tục, không ngừng gây trầy xước da.
  • Vùng da bị nổi mề đay có thể có cảm giác nóng rát, sưng tấy và viêm.
  • Các vết mề đay nổi lên ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể.

LIÊN HỆ NGAY CHUYÊN GIA ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ

Nổi mề đay có nguy hiểm không?

Đa số các trường hợp nổi mề đay đều lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng trừ khi bị phù mao mạch vùng hầu họng. Mề đay cấp tính thường khỏi sau khi điều trị đúng cách tuy nhiên vẫn có không ít ca nghiêm trọng do không phát hiện sớm và chữa kịp thời. Nếu người bệnh nặng kèm sưng mặt, ngứa lưỡi, nôn mửa, sưng môi không được cấp cứu kịp thời sẽ dễ bị tụt huyết áp và ảnh hưởng nghiêm trọng tính mạng.

Ngoài ra, đây không phải bệnh truyền nhiễm nên dù có thể tái phát nhiều lần nhưng không lây truyền từ người này sang người khác. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau:

  • Mề đay nổi nhiều, ngứa ngáy liên tục không thuyên giảm trong vòng 48 tiếng.
  • Khu vực mề đay đau đớn, sưng tấy và trở nặng.
  • Xuất hiện kèm theo nhiều triệu chứng khác.
  • Không đáp ứng các biện pháp điều trị tại nhà.
  • Cơ thể cảm thấy khó thở hoặc tức ngực, choáng váng, sưng họng và khô lưỡi.
Đa số các trường hợp nổi mề đay đều lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng
Đa số các trường hợp nổi mề đay đều lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng

Cách chẩn đoán bị nổi mề đay 

Nổi mề đay có thể được chẩn đoán qua các triệu chứng thông thường hoặc kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm da. Ngoài ra, các bác sĩ còn tiến hành chẩn đoán lâm sàng hoặc cận lâm sàng để xác định người bệnh bị mề đay mạn tính hay cấp tính, đảm bảo tính chính xác cao nhất. Cụ thể:

  • Chẩn đoán lâm sàng: Bác sĩ khám trực tiếp bằng cách đặt câu hỏi liên quan đến sức khỏe, thói quen sinh hoạt, yếu tố gia đình, môi trường sống và làm việc. Đồng thời, quan sát các vết mẩn ngứa trên cơ thể người bệnh, qua đó phát hiện bất thường. Những vị trí như mí mắt, môi, cơ quan sinh dục,… nhạy cảm nên rất dễ bị mề đay. Nếu các vết ban đỏ sưng to cả vùng da thì bạn có thể bị phù mạch và cần được điều trị sớm. 
  • Chẩn đoán cận lâm sàng: Chẩn đoán này giúp tìm ra tác nhân gây ra hiện tượng mề đay. Trường hợp bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân do phấn hoa, mạt bụi,… họ sẽ chỉ định làm xét nghiệm để tìm dị nguyên. Đây là kỹ thuật cơ bản chẩn đoán dị nguyên gây dị ứng bằng tìm IgE đặc hiệu (một trong 5 loại globulin miễn dịch) thông qua phản ứng kháng nguyên kháng thể làm giải phóng tế bào mast.

TRAO ĐỔI TÌNH TRẠNG BỆNH – NHẬN TƯ VẤN NGAY

Kiểm tra sức khỏe của bạn
BẠN ĐANG GẶP NHỮNG TRIỆU CHỨNG MỀ ĐAY NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Các phương pháp điều trị nổi mề đay hiệu quả 

Như đã đề cập ở trên, mề đay không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và tâm sinh lý. Dưới đây là cách trị nổi mề đay nhanh nhất và mang lại hiệu quả tối ưu, bạn có thể tham khảo để lựa chọn thực hiện:

Cách trị nổi mề đay tại nhà

Trị nổi mề đay tại nhà là một trong các cách chữa được nhiều người ưu ái lựa chọn nhất, bởi đơn giản và an toàn:

  • Cách ly với tác nhân gây nổi mề đay: Hầu hết các trường hợp cách ly tuyệt đối với các yếu tố gây nổi mề đay như ánh nắng mặt trời, côn trùng, bụi bẩn, động vật,… triệu chứng giảm dần và biến mất trong khoảng 24 giờ.
  • Chườm lạnh để giảm vết mề đay: Đây là biện pháp được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực với cả nổi mề đay lẫn ngứa dị ứng khác. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng túi nước đá hoặc dùng vải bọc đá và chườm tối đa 10 phút để tránh làm bỏng da. Thực hiện đều đặn mỗi ngày vài lần đến khi triệu chứng thuyên giảm.
  • Sử dụng lô hội: Trong lô hội chứa nhiều dưỡng chất tốt cho da, điển hình là vitamin E giúp giảm ngứa và dịu da. Bạn chỉ cần rửa sạch, loại bỏ phần vỏ, cắt thành miếng rồi đắp hoặc thoa trực tiếp lên vùng da tổn thương. Thực hiện nhiều lần mỗi ngày đến khi triệu chứng mề đay thuyên giảm.
  • Dùng tinh dầu bạc hà: Hoạt chất trong tinh dầu bạc hà có khả năng làm dịu da, giảm ngứa tương đối lành tính nên phù hợp dùng cho người bị nổi mề đay. Khi ngứa ngáy, bạn chỉ cần thoa 1 lớp mỏng cơn ngứa sẽ dịu dần và da thư giãn rất tốt. 
Trong lô hội chứa vitamin E giúp giảm ngứa và dịu da cực tốt
Trong lô hội chứa vitamin E giúp giảm ngứa và dịu da cực tốt

Điều trị bằng Tây y

Trường hợp bị mề đay nặng, không đáp ứng các biện pháp điều trị tại nhà, bạn có thể sử dụng các loại thuốc kháng Histamin như desloratadine, fexofenadine, cetirizine và loratadine. Nhóm thuốc này làm giảm tác động của histamin lên cơ thể bằng cách ngăn chặn sự kích thích của chất này đối với các tế bào dị ứng. Nhờ đó, giảm ngứa, sưng và mẩn đỏ do mề đay nhanh chóng.

Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn loại thuốc và liều lượng phù hợp. Vì thế, trong quá trình sử dụng, người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Lưu ý, thuốc kháng histamin có thể gây ra một vài tác dụng phụ như mệt mỏi, khô mắt, buồn ngủ nên người làm công việc yêu cầu tập trung cao độ nên thận trọng và cân nhắc thật kỹ khi sử dụng.

Biện pháp phòng tránh nổi mề đay

Để phòng ngừa và giảm nguy cơ nổi mề đay tái phát, bạn có thể áp dụng một vào biện pháp sau:

  • Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da lành tính, thành phần từ thiên nhiên và hạn chế tối đa tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh.
  • Người bị mề đay do lạnh cần giữ ấm cơ thể bằng khăn, áo kín khi thời tiết trở lạnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có thể gây nổi mề đay như phấn hoa, côn trùng, bụi bẩn,….
  • Tránh mặc quần áo làm từ chất liệu dễ gây kích ứng da hoặc quá chật cọ xát trực tiếp vào vùng da nhạy cảm.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể thật tốt, hạn chế sinh hoạt trong môi trường nhiệt độ thấp khiến da dễ bị khô và ngứa ngáy.
  • Nên ăn nhiều thực phẩm giải nhiệt cơ thể như củ cải, bí đao, đậu phụ, nước ép trái cây,….
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp ngủ đủ giấc, không nên thức quá khuya và giữ tinh thần thoải mái, tránh stress để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị nổi mề đay, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Mặc dù, tình trạng này không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng người bệnh không nên chủ quan, chữa trị muộn để bệnh kéo dài gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và tâm sinh lý.

XEM NGAY:

Cập nhật lúc: 7:13 AM , 07/12/2023

Tin liên quan

Nổi mề đay là bệnh lý ngoài da thường gặp cho mọi đối tượng

13 Thuốc Chữa Trị Nổi Mề Đay Hiệu Quả An Toàn Nhất Hiện Nay

Sử dụng các loại thuốc trị nổi mề đay đang được nhiều người bệnh quan tâm hơn cả nhờ tác dụng nhanh chóng, đẩy lùi các triệu chứng ngứa ngáy...

Bệnh mề đay cấp tính gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu

Triệu chứng khi bị nổi mề đay cấp tính và hướng điều trị

Bệnh mề đay cấp là giai đoạn đầu của bệnh mề đay, lúc này các triệu chứng ở mức độ nhẹ, chỉ cần điều trị và chăm sóc đúng cách...

TOP 13 Thuốc Trị Mẩn Ngứa Hiệu Quả, Nhanh Khỏi Nhất

TOP 13 Thuốc Trị Mẩn Ngứa Hiệu Quả, Nhanh Khỏi Nhất

Bị nổi mẩn đỏ gây ra khá nhiều khó chịu cho người bệnh, vậy nên việc sử dụng các loại thuốc để xử lý là rất cần thiết. Dưới đây...

Top 5 Cách Trị Nổi Mề Đay Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả

Top 16 Cách Chữa Mề Đay Tại Nhà Bằng Dân Gian Không Dùng Thuốc

Chữa mề đay bằng mẹo dân gian có tác dụng giảm ngứa ngáy, kháng viêm và tăng cường hàng rào bảo vệ da. Dưới đây là TOP 16 cách chữa...

Nổi mày đay gây cảm giác ngứa âm ỉ khiến bệnh nhân phải cào gãi để giảm ngứa

Nổi Mề Đay Mãn Tính: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa

Bệnh nổi mề đay mãn tính là một dạng bệnh dị ứng rất nhiều người mắc phải hiện nay. Bệnh có thể gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh...

Nổi mề đay vào ban đêm là một thể bệnh của chứng mày đay

Nổi mề đay vào ban đêm: Hướng dẫn điều trị bệnh tại nhà ai cũng nên biết

Nổi mề đay vào ban đêm là một bệnh da liễu phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tình trạng này gây cảm giác ngứa ngáy,...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *