Đau dạ dày là một bệnh lý phổ biến mà nhiều người gặp phải. Cũng vì lẽ đó mà không ít người băn khoăn vị trí đau dạ dày ở đâu nhằm kịp thời phát hiện bệnh và có hướng điều trị kịp thời. Để tìm hiểu về vấn đề này, cùng đọc ngay bài viết dưới đây:
Đau dạ dày ở vị trí nào?
Đau dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm loét gây ra ra cảm giác, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Khi đau dạ dày, người bệnh sẽ gặp phải nhiều vị trí khác nhau ở trên vùng bụng. Bao gồm:
Đau vùng thượng vị
Vùng thượng vị tức là vùng bụng nằm ở trên rốn và nằm phía dưới xương ức. Khi các cơn đau dạ dày xảy ra có thể lan rộng ra sau lưng và ngực, gây ra tình trạng đau tức ngực hoặc làm cho người bệnh phải vật lộn với những cơn đau kéo dài âm ỉ liên tục trong nhiều giờ.
Thông thường, vị trí đau dạ dày ở vùng thượng vị sẽ bắt đầu xuất hiện ở 3 thời điểm:
- Đau về buổi đêm và rạng sáng: Cơn đau thường có chu kỳ lặp lại trong khoảng 1 – 2 tiếng. Nguyên nhân được xác định chủ yếu là do sự tăng dịch acid khi cơ quan này bị trống vì đã tiêu hóa hết thức ăn.
- Đau khi đói: Nguyên nhân chính là do dạ dày trống rỗng khiến dịch acid dạ dày tăng tiết gây ra đau. Vì vậy, người bệnh cần chia nhỏ các bữa ăn trong ngày nhằm giảm tình trạng dạ dày rỗng.
- Đau sau ăn: Nguyên nhân là do dạ dày đã có các ổ viêm loét, khiến cho thức ăn khi được nạp vào trong quá trình dạ dày co bóp chà xát lên các ổ viêm loét gây ra tình trạng đau.
Bên cạnh đó, đau vùng thượng vị bệnh nhân cũng có thể đi kèm các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, nóng rát phần bụng trên,…
Đau vùng giữa bụng
Vị trí đau vùng giữa bụng có phải do đau dạ dày thường khó xác định hơn bởi nó có thể bị nhầm lẫn với việc bị bệnh viêm tụy, viêm ở phần hang vị dạ dày, sỏi thận,…
Thông thường, tại vùng giữa bụng khi bị đau do dạ dày, cơn đau thường xuất hiện xung quanh rốn, và ít khi lan về bên phải hay trái của bụng. Bởi vậy người bệnh sẽ trong trạng thái khó chịu bởi cảm giác đầy bụng, buồn nôn, ợ chua và các cơn đau thường quặn thắt, kéo dài.
Đau phía trên bên trái và bên phải
Đau dạ dày phía bên trái và bên phải thường xảy ra ở vùng thượng vị trước, rồi mới lan sang hai bên và cả khu vực sau lưng. Đặc biệt người bệnh sẽ có cảm giác đau nhiều hoặc đôi khi là đau dữ dội tại vùng bụng ở phía trên bên trái. Ngoài ra, trong một số trường hợp người bệnh có thể chỉ đau một hoặc hai bên sườn, đi kèm với đó là triệu chứng đói, xót ruột, nóng bụng,…
Không giống với cơn đau bụng thượng vị, cảm giác đau phía trên bên phải hoặc bên trái thường đỡ dần khi ăn no. Nhưng lúc ăn no người bệnh sẽ thường thấy chướng bụng, đầy hơi, ợ chua.
Riêng với các cơ đau dạ dày bên trái trên rốn kéo dài thường là biểu hiện của bệnh lý. Bởi vậy, người bệnh nên chủ động thăm khám chẩn đoán và điều trị kịp thời. Lý do vùng bụng bên trái trên rốn có chứa một phần ruột nên cơn đau ở vùng bụng này thường là triệu chứng bất thường ở ruột, bao gồm:
- Khó tiêu, trào ngược dạ dày, ợ nóng khiến người bệnh thường xuyên bị đau vùng bụng trên. Ngoài ra, cơn đau xuất hiện nhiều sau khi ăn.
- Viêm loét dạ dày xảy ra nhiều sau khi ăn hoặc buổi tối trước khi ngủ, để giảm đau người bệnh có thể dùng thuốc kháng acid.
- Viêm ruột thừa với triệu chứng điển hình là rối loạn đại tiện, sốt cao.
- Viêm dạ dày ruột là tình trạng đau bụng trái trên rốn khiến người bệnh luôn trong trạng thái khó chịu, nôn ói, tiêu chảy,…
- Hội chứng ruột kích thích là tình trạng đau bụng ngắt quãng, đi kèm là các triệu chứng táo bón, tiêu chảy khiến người bệnh luôn khó chịu do bụng chướng hơi.
Ngoài ra, một bệnh lý khác cũng là nguyên nhân gây ra những cơn đau bụng bên trái và bên phải như: phì đại lá lách, Vỡ lách do chấn thương, sỏi thận, nhiễm trùng thận trái, viêm phổi, viêm màng phổi, viêm màng ngoài tim….
Nguyên nhân gây đau dạ dày
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, cần phải xác định rõ nguyên nhân bác sĩ mới đưa ra hướng điều trị phù hợp. Nhìn chung, đau dạ dày thường là do nhiễm khuẩn đường ruột, do stress, lạm dụng kháng sinh và sử dụng quá nhiều chất kích thích, rượu bia. Ngoài ra, đau dạ dày cũng khởi nguồn bởi một số nguyên nhân khác gồm:
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn uống không lành mạnh ở đây được hiểu là ăn không đúng giờ giấc, hay nhịn đói, ăn quá no, ăn thực phẩm cay nóng, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ,… Lâu dần khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, acid dạ dày sẽ gây ra các vết viêm loét lớn nghiêm trọng gây ra đau dạ dày.
- Do vi khuẩn HP: Vi khuẩn HP khi trú ngụ trong dạ dày sẽ tạo cơ hội cho các vi khuẩn tấn công vào thành bao tử, khiến dạ dày liên tục hình thành các vết loét lớn, nếu không được điều trị kịp thời chúng có thể khiến dạ dày chảy máu, và gây ra ung thư dạ dày.
- Hút thuốc lá: Thuốc lá khi sử dụng thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến hệ đường hô hấp mà còn gây hại niêm mạc dạ dày. Do thuốc lá có chứa nhiều nicotine, chất này ảnh hưởng trực tiếp đến bài tiết acid HCl và pepsin trong dạ dày. Lâu dần khiến cơn đau dạ dày chuyển sang giai đoạn mãn tính và khó điều trị hơn.
- Uống rượu bia, cà phê nhiều: Đây là những thức uống khi sử dụng thường xuyên sẽ khiến lớp nhầy phủ ngoài niêm mạc dạ dày bị bào mòn dần. Tạo cơ hội cho các vi khuẩn và acid tấn công, gây ra tình trạng viêm loét khiến người bệnh đau đớn.
- Áp lực căng thẳng: Dạ dày có hoạt động co bóp thức ăn nhằm chuyển hóa các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Tuy nhiên khi tâm lý con người không ổn định, hay bị stress căng thẳng sẽ khiến cho quá trình co bóp của dạ dày bị ảnh hưởng.
- Không dung nạp gluten: Đây là 1 trong những nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn miễn dịch. Về lâu nó ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của ruột non, khiến nó hoạt động trì trệ, hấp thụ các chất dinh dưỡng chậm. Bệnh có thể khiến dạ dày đau thắt lên, kèm với đó là các triệu chứng như mệt mỏi, đầy bụng,…
- Về tuyến giáp: Đây là cơ quan quan trọng, có sức ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể người, nhất là phần dưới của cơ thể. Theo đó, tuyến giáp có vai trò điều chỉnh hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, vì vậy nếu tuyến giáp có vấn đề sẽ gây ra tình trạng rối loạn chức năng tạo nên các cơn đau dạ dày kéo dài khó chịu.
Đau dạ dày có nguy hiểm không?
Câu trả lời là Không nguy hiểm. Tuy nhiên tình trạng đau dạ dày kéo dài mà không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người như:
- Viêm loét dạ dày tá tràng, viêm loét bờ cong nhỏ, viêm loét tá tràng,…
- Hẹp môn vị: Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhiều khi nằm, thường sẽ bị nôn thức ăn từ ngày hôm trước, lâu dần cơ thể sẽ trở nên xanh xao, mệt mỏi, sút cân,…
- Trào ngược dạ dày kéo theo nhiều biến chứng khác như: hẹp thực quản, viêm đường hô hấp,…
- Xuất huyết dạ dày khiến người bệnh suy nhược cơ thể, ốm yếu, thiếu máu và thậm chí có thể tử vong.
- Thủng dạ dày làm cho thức ăn tràn vào ổ bụng gây viêm phúc mạc, người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội, lúc này không có cách nào khác ngoài việc đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.
- Ung thư dạ dày là bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người.
Khi bị đau dạ dày cần phải làm gì?
Trường hợp bệnh nhân bị đau nhẹ, không quá nghiêm trọng hoặc không bị các triệu chứng nguy hiểm do bệnh lý gây nên thì người bệnh chủ động lựa chọn các phương pháp điều trị giảm đau tại nhà như:
- Ăn chậm, nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn trong ngày
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm được chế biến sẵn
- Không ăn đồ cay nóng, thức ăn chứa chất béo, chứa nhiều dầu mỡ
- Tăng cường bổ sung nhiều nước cho cơ thể
- Hạn chế hoặc tránh tiêu thụ nhiều rượu bia, đồ uống có ga, thuốc lá, nước có gas, các chất kích thích,…
- Tuân theo một chế độ ăn kiêng cụ thể
Nếu cơn đau không quá nghiêm trọng hoặc không đi kèm triệu chứng bệnh lý nguy hiểm thì người bệnh có thể tự giảm đau tại nhà bằng một số cách như: đảm bảo ăn chậm, nhai kỹ; hạn chế sử dụng các loại thực phẩm được chế biến sẵn, đồ cay nóng, thức ăn chứa chất béo, axit, dầu mỡ,… Đồng thời, bổ sung nhiều nước cho cơ thể, tránh tiêu thụ rượu bia, hạn chế nước có gas, từ bỏ thói quen hút thuốc lá;…
Trường hợp khi thăm khám xác định nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc thay vào đó chủ động tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Nếu cơn đau kéo dài, sử dụng các loại thuốc nhưng không thuyên giảm, cũng không rõ nguyên nhân đi kèm với các triệu chứng nguy hiểm như: nôn mửa nhiều, đi đại tiện có máu, ho ra máu, mê sảng, ngất, sụt cân, lạnh run, sốt cao,, khó thở, bị đau bụng đột ngột… Vì vậy người bệnh chủ động đến cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa kịp thời.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí đau dày ở đâu cũng như nguyên nhân gây đau và cách xử lý tình trạng bệnh này.
Cập nhật lúc: 4:02 PM , 11/07/2023