Danh Sách Những Loại Trái Cây Tốt Cho Người Đau Dạ Dày

Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì là câu hỏi nhiều người bệnh đặt ra bởi trái cây là nguồn dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn hàng ngày. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết được nên ăn và nên tránh loại quả nào nhé.

Lợi ích của trái cây

Không chỉ có hương vị thơm ngon, giúp giải khát, trái cây còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Các chuyên gia khuyên, mỗi người nên ăn từ 200 – 250g hoa quả mỗi ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe dạ dày:

  • Giảm viêm nhiễm: Trong trái cây chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên và kháng viêm, phục hồi niêm mạc dạ dày tổn thương hiệu quả.
  • Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh: Hoa quả chứa nhiều chất xơ, giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón và tăng lợi khuẩn đường ruột.
  • Hỗ trợ bù nước: Hoa quả giúp tăng cường lượng nước cho các tế bào trong cơ thể.
  • Tăng sức đề kháng: Giúp người bệnh hạn chế mệt mỏi, suy nhược cơ thể do các triệu chứng của bệnh dạ dày.

Đau dạ dày nên ăn loại hoa quả nào tốt

Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì?

1. Đu đủ chín

Người đau dạ dày nên ăn đu đủ vì trong quả này chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho dạ dày:

  • Enzym Men papain hỗ trợ tiêu hóa tốt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong dạ dày.
  • Hàm lượng chất xơ cao giúp cải thiện táo bón, khó tiêu.
  • Các loại vitamin A,B,C,… giúp tăng hệ miễn dịch, ngăn ngừa nhiều bệnh tật.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ giúp giảm stress, giải tỏa căng thẳng hiệu quả.

Người bệnh có thể ăn đu đủ chín bằng cách làm salad, xay sinh tố hoặc hầm xương.

Lưu ý: Người đau dạ dày chỉ nên ăn đu đủ chín, tuyệt đối không ăn đu đủ xanh vì nhựa trong đu đủ xanh có thể làm tình trạng đau dạ dày tăng cao hơn.

2. Quả bơ

Đau dạ dày có ăn bơ được không? Câu trả lời là CÓ. Quả bơ có nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho dạ dày như chất xơ, Kali, Vitamin A, B,…

Ăn bơ giúp:

  • Chất xơ giúp hạn chế táo bón, khó tiêu.
  • Chất Folate trong bơ giúp lưu thông khí huyết, giảm co bóp dạ dày và cải thiện triệu chứng đau.
  • Chất chống viêm, chống oxy hóa giúp làm lành các vết loét trong dạ dày.
  • Mẹ bầu bị đau dạ dày ăn bơ giúp giảm buồn nôn, kiểm soát cân nặng tốt hơn và hỗ trợ phát triển trí não cho thai nhi.

3. Chuối chín

Chuối là một trong những loại quả gây tranh cãi nhiều với người đau dạ dày. Nhiều người thắc mắc không biết đau dạ dày ăn chuối được không? 

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, chuối có khả năng hỗ trợ điều trị đau và viêm loét dạ dày vì:

  • Chuối giúp tạo lớp màng nhầy trong dạ dày, cải thiện viêm nhiễm và viêm loét.
  • Chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, phòng chống táo bón, đào thải chất độc,…
  • Vitamin B trong chuối giúp thư giãn tinh thần – một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày.
  • Axit tự nhiên trong chuối chín giúp cải thiện ợ chua, đầy hơi, sôi bụng.

Lưu ý: 

  • Chỉ ăn chuối chín, không ăn chuối xanh.
  • Không ăn chuối khi đói.
  • Không nên ăn quá nhiều chuối trong 1 ngày.
  • ĐẶC BIỆT, người đau thượng vị không nên ăn chuối tiêu.

Gợi ý: Người bệnh có thể kết hợp dùng chuối xanh mật ong chữa đau dạ dày bằng cách trộn bột chuối xanh với mật ong, vo thành viên nhỏ và mỗi ngày dùng khoảng 5 viên trong 2 tuần liên tiếp.

4. Quả lựu đỏ

Lựu đỏ là hoa quả đặc biệt tốt với người đau dạ dày. Y học cổ truyền ví quả này như “thần dược” chữa các bệnh liên quan đến đường ruột như tiêu chảy, viêm loét dạ dày, viêm ruột thừa,… bởi:

  • Khả năng sát trùng, khử khuẩn và cầm máu hiệu quả, giúp ngăn chặn viêm loét dạ dày.
  • Ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn trong dạ dày.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, một quả lựu có thể cung cấp được 45% chất xơ cho một ngày hoạt động.

5. Quả bí đỏ

Bí đỏ chứa nhiều dưỡng chất như antioxidant, vitamin A, vitamin E, vitamin K, vitamin T giúp:

  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa xử lý thức ăn khó tiêu.
  • Kích thích tiết dịch vị giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Bí đỏ có thể chế biến thành nhiều món ăn tốt cho dạ dày như món hầm, sữa, chè,…

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Những triệu chứng ĐAU DẠ DÀY bạn đang gặp phải?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

6. Quả việt quất

Việt quất được biết đến là một trong những loại quả giúp giảm đau dạ dày nhanh và hiệu quả. Một số lợi ích khi ăn việt quất là:

  • Các chất natri, fructose, vitamin giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn để phòng ngừa táo bón, đau dạ dày.
  • Hợp chất Flavonoid giúp ngừa viêm nhiễm đường tiết niệu, tiêu hóa.
  • Giúp ổn định tinh thần, tăng cường hệ miễn dịch.

7. Quả thanh long

Các hợp chất trong thanh long giúp giảm đau dạ dày và tăng cường sức khỏe toàn diện cho người bệnh:

  • Thanh long cung cấp prebiotic giúp phát triển vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa để tăng hiệu quả khi tiêu hóa thức ăn.
  • Chất xơ trong thanh long giúp giảm táo bón.

8. Dưa lưới

Trong danh sách những loại trái cây tốt cho người dạ dày, nhất định không thể bỏ qua dưa lưới vì:

  • Hàm lượng vitamin C dồi dào trong dưa lưới giúp cải thiện viêm loét dạ dày.
  • Chất xơ giúp giảm táo bón.
  • Phytochemical trong quả này giúp kháng viêm hiệu quả.
  • Chất Enzyme Superoxide Dismutase, Beta-caroten giúp giảm căng thẳng, dễ ngủ hơn và tăng cường sức khỏe toàn diện.

Đau dạ dày kiêng ăn quả gì?

1. Dứa

Trong dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzym. Người đau dạ dày ăn dứa có thể khiến tình trạng đau thêm trầm trọng. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế tối đa ăn dứa.

2. Chanh

Đây là loại quả người bệnh dạ dày tuyệt đối không nên ăn. Chanh có vị chua mạnh vì lượng axit cao có thể bào mòn niêm mạc của dạ dày, làm tăng tiết acid nhiều hơn. Khi ăn chanh, người bệnh thường sẽ thấy cơn đau dữ dội hơn.

Tương tự, cam và quýt, bưởi cũng là những loại quả người đau dạ dày nên kiêng.

3. Quả hồng

Người đau dạ dày không nên ăn nhiều hồng hoặc chỉ nên ăn sau khi ăn no. Nhựa hồng khi gặp axit dạ dày lúc dạ dày rỗng có thể gây đau dữ dội.

4. Đu đủ xanh

Nhựa đu đủ xanh có chứa chất papain. Chất này có thể gây mòn niêm mạc dạ dày nên tuyệt đối người bệnh không nên ăn đu đủ còn xanh.

Ngược lại, ăn đu đủ chín rất tốt cho sức khỏe.

5. Quả kiwi

Kiwi có nhiều vitamin C và giúp nhuận tràng. Tuy nhiên, quả này có tính hàn, ăn nhiều có thể gây đau dạ dày, tiêu chảy kèm tăng tiết axit dịch vị, gây áp lực cho dạ dày. Ngoài ra, có các triệu chứng ợ chua đi kèm.

6. Quả đào

Trong đào chứa nhiều canxi, vitamin, photpho, muối vô cơ tốt cho sức khỏe. Nhưng với người bệnh dạ dày, đào lại có thể gây rối loạn tiêu hóa, khiến dạ dày phải co bóp hoạt động nhiều hơn và dẫn đến đau.

7. Cà chua

Ăn nhiều cà chua hoặc ăn vào lúc đói sẽ gây nên ợ nóng, ợ hơi. Trong cà chua có chất làm kích thích dạ dày tiết nhiều acid dịch vị hơn bình thường.

8. Quả cóc

Cóc có vị chua nên dễ làm xót ruột, đau dạ dày. Đặc biệt, quả này còn có chất làm dạ dày nóng lên, khiến cho tình trạng đau trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài các loại quả được nêu tên phía trên, người bệnh nên tránh hoa quả có vị chua và tính lạnh hoặc nóng như sầu riêng, nhãn, vải, xoài, me,…

Giải đáp thắc mắc

Đau dạ dày có ăn được chuối tiêu chín không?

Người mắc bệnh dạ dày không nên ăn chuối tiêu, nhất là lúc đói. Chất pectin trong chuối thường sẽ phản ứng mạnh với acid dạ dày, tạo cảm giác cồn cào, đau xót khó chịu. 

Bạn có thể ăn các loại chuối Tây, chuối Ngự thay cho chuối tiêu vì hàm lượng pectin trong các loại chuối này thấp hơn chuối tiêu.

Đau dạ dày ăn ổi được không?

Người bệnh dạ dày nên ăn ổi. Vì ổi chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C, Kẽm, Kali,… đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.

Ổi có tính kiềm cũng giúp kháng khuẩn rất tốt, ngăn chặn những vi khuẩn có hại trong đường ruột. Qua đó, giúp giảm đau, ngăn ngừa viêm nhiễm dạ dày.

Đau dạ dày ăn khoai lang được không?

Có thể ăn khoai lang trong thời gian mắc bệnh dạ dày với liều lượng vừa phải. Khoai lang chứa nhiều tinh bột, chất xơ, vitamin A, C, B6,… giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn táo bón và tăng nhu động ruột. Đồng thời, kiểm soát nồng độ axit trong dạ dày.

Hạt sang chữa đau dạ dày được không?

Hạt sang còn được gọi với tên khác là hạt sành, hạt dạ dày. Hạt có tác dụng chữa trào ngược dạ dày rất tốt với khả năng:

  • Làm lành các vết loét và tái tạo niêm mạc dạ dày dày mới.
  • Diệt trừ vi khuẩn HP.
  • Điều trị dứt điểm viêm đau dạ dày cấp tính và mãn tính.
  • Giảm triệu chứng ợ hơi, ợ chua,…

Ăn ớt chuông có bị đau dạ dày không?

Ớt chuông là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều ớt chuông, có thể gây tiêu chảy, ợ nóng, đau dạ dày.

Vì vậy, nếu bạn muốn ăn ớt chuông, cần bổ sung lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều.

Ăn quả sung chữa đau dạ dày được không?

Quả sung có vị chát, được dân gian truyền miệng ứng dụng chữa đau dạ dày hiệu quả vì:

  • Chất xơ trong sung giúp nhuận tràng, điều trị táo bón, làm tăng cảm giác thèm ăn.
  • Chất tatin trong sung giúp làm lành các vết loét ở niêm mạc dạ dày.
  • Chất prebiotic giúp tăng lợi khuẩn đường ruột, kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn.

Lưu ý khi sử dụng trái cây cho người đau dạ dày

  • Các loại quả được nêu trên chỉ giúp cải thiện triệu chứng bệnh hoặc hạn chế bệnh tiến triển nặng, không có tác dụng điều trị bệnh.
  • Khi ăn bất kỳ quả nào, chỉ ăn lượng vừa đủ, không nên lạm dụng ăn quá nhiều.
  • Nếu ăn hoa quả xuất hiện triệu chứng khó chịu hoặc dị ứng, cần dừng ngay.
  • Ngoài chú ý bổ sung trái cây, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Nếu đau dạ dày kéo dài, nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị sớm.

Các phương pháp kết hợp giúp giảm đau dạ dày

Chườm ấm

Dùng khăn ấm hoặc túi chườm ấm chườm lên vị trí bụng đau sẽ giúp giảm đau. Hơi ấm giúp làm giãn các mạch máu, giảm co bóp ở dạ dày và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt.

Nên chườm ấm khi đau dạ dày, mỗi lần chườm khoảng 15 – 20 phút.

Uống nhiều nước

Nước giúp làm loãng acid và tăng pH trong dạ dày và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Các triệu chứng đau dạ dày, ợ nóng cũng được giảm khi cấp đủ nước.

Mỗi ngày bạn nên uống 1,5 – 2 lít nước. Đặc biệt, khi đau dạ dày nên uống nước ấm.

Dùng nghệ mật ong

Nghệ và mật ong có chứa chất chống viêm tự nhiên, giảm đau và làm lành vết loét hiệu quả. Bạn có thể thực hiện như sau:

  • Hòa mật ong và tinh bột nghệ trong nước ấm theo tỉ lệ 1 – 1.
  • Nên uống vào buổi sáng trước khi ăn.

Thăm khám và nhận phác đồ từ chuyên gia

Nếu áp dụng các cách trên không cho hiệu quả, bạn nên đến bệnh viện gặp bác sĩ để được thăm khám chi tiết và nhận phác đồ điều trị chuyên sâu. Thông thường, các bác sĩ sẽ kê thuốc kháng viêm, giảm đau để khắc phục triệu chứng của bệnh.

Bài viết trên đã đưa ra những loại trái cây tốt cho người đau dạ dày cũng như một số loại không nên ăn. Việc bổ sung hoa quả là rất cần thiết nhưng cần dùng đúng loại và đúng cách. Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn.

Câu hỏi thường gặp

Kiêng các loại hoa quả không tốt cho dạ dày chỉ có tác dụng hạn chế để bệnh tiến triển nặng, không thể chữa bệnh dứt điểm. Bạn nên kết hợp ăn uống điều độ và điều trị bằng các phương pháp chuyên sâu để sớm loại bỏ bệnh.

Nếu đã điều chỉnh chế độ ăn nhưng vẫn không cải thiện tình trạng bệnh, bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế uy tín. Đặc biệt, nếu có các dấu hiệu dưới đây thì không nên chần chừ thêm nữa:

  • Đau dạ dày liên tục, đau dữ dội.
  • Cảm thấy tức ngực, khó thở.
  • Nôn ra máu hoặc chất nôn có màu nâu.
  • Đầy bụng, khó tiêu thời gian dài.
  • Chán ăn, sụt cân.
  • Da dẻ xanh xao.
Cập nhật lúc: 4:50 PM , 22/11/2023

Tin liên quan

Chữa Đau Dạ Dày Bằng Mật Ong: Mẹo Đơn Giản Mà Hiệu Quả

Mật ong từ lâu đã được biết đến là nguyên liệu giúp giảm đau, kháng viêm với người bị đau dạ dày hiệu quả. Có nhiều cách chữa đau dạ...

Đau dạ dày buồn nôn là triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau

Đau Dạ Dày Buồn Nôn: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Đau dạ dày buồn nôn là triệu chứng thường gặp ở người bệnh dạ dày. Nhiều người lo lắng không biết nguyên nhân vì sao gặp hiện tượng này và...

TOP 7 Loại Thuốc Dạ Dày Ấn Độ Tốt Nhất [Được Công Nhận]

Thuốc dạ dày Ấn Độ đã được chứng minh là hiệu quả trong việc giảm triệu chứng và điều trị các vấn đề dạ dày như loét, viêm dạ dày,...

thuốc chữa viêm hang vị dạ dày

Tư vấn Top loại thuốc chữa viêm hang vị dạ dày an toàn

Viêm hang vị dạ dày mặc dù không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những...

Tư thế nằm giảm đau dạ dày chuẩn nhất cho người bệnh

Rất nhiều người bị đau dạ dày không để ý đến tư thế nằm ngủ dẫn đến bệnh mất rất nhiều thời gian để điều trị. Tuy nhiên, Tư thế...

Nửa đêm đau dạu dày phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị

Nửa đêm bị đau dạ dày là tình trạng phổ biến đối với nhiều người, triệu chứng này làm ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ và chất lượng cuộc...

Suốt 4 năm, chú Vương Trí Thuận luôn mệt mỏi, thức trắng vì chịu đựng những cơn đau vùng thượng vị, trào ngược, ợ hơi, ợ chua,… Từ khi biết đến giải pháp Y học cổ truyền hiệu quả chú đã đẩy lùi được bệnh trào ngược và viêm dạ dày HP chỉ sau 2 tháng.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *