Dư axit dạ dày là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý như viêm loét, trào ngược dạ dày, đau dạ dày… Để ngăn ngừa các tình trạng xấu này xảy ra, người bệnh cần thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa tăng lượng axit dạ dày từ điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống đến sử dụng các bài thuốc đặc trị. Dưới đây là một số cách chữa bệnh dư axit dạ dày hiệu quả mà mọi người nên áp dụng.
Điều trị dư axit dạ dày bằng thuốc Tây
Khi đói, tại dạ dày không có thức ăn để trung hòa lượng axit dịch vị tiết ra, từ đó gây viêm đau dạ dày. Để cải thiện tình trạng này, nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc Tây bởi hiệu quả nhanh và tiện lợi.
Việc sử dụng thuốc uống sẽ giúp tạo lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống lại tác hại của axit và sự cọ xát của thức ăn. Tuy nhiên, người dùng cần chú ý bởi việc sử dụng thuốc Tây luôn tiềm ẩn những tác dụng phụ, khả năng nhờn thuốc nếu không được dùng đúng cách.
Một số loại thuốc có tác dụng kiềm chế tiết axit dạ dày thường được kê đơn như:
- Pantoprazole: Có tác dụng ức chế tiết axit và không hồi phục bơm proton, từ đó giúp giảm tiết axit tại dạ dày, làm lành vết loét thành niêm mạc.
- Lansoprazole: Có hiệu quả giảm tiết axit dạ dày, thường được kê đơn trong điều trị bệnh dạ dày do nhiễm khuẩn Hp. Thuốc thường được dùng kết hợp với kháng sinh trong phác đồ để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Omeprazole: Cũng là thuốc giảm tiết axit dạ dày với khả năng ức chế quá trình bơm proton ở niêm mạc dạ dày, giúp hồi phục các vết loét, viêm nhiễm, tổn thương bên trong dạ dày nhanh chóng.
Bên cạnh việc dùng thuốc giảm tiết axit dạ dày, bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm một số loại thuốc đi kèm để nhanh ổn định dạ dày và hệ tiêu hóa như:
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Điển hình là Gastropulgite với khả năng tạo lớp phủ bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh các tác hại từ dịch vị, đồng thời hấp thụ độc chất và hơi để giảm kích dạ dày.
- Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp: Như Clarithromycin, amoxicillin để hỗ trợ điều trị tiêu diệt vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng.
- Thuốc kháng acid: Thường là các loại muối nhôm, muối magnesium, calci carbona,… để trung hòa axit dạ dày và tiêu diệt vi khuẩn có thể gây viêm trong thức ăn.
Cách chữa bệnh dư axit dạ dày với mẹo dân gian
Mặc dù đem lại hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên nhiều thuốc Tây chỉ có thể điều trị cải thiện triệu chứng bên ngoài không điều trị triệt để tận gốc được, dẫn đến tình trạng tái phát thường xuyên. Mặt khác, thuốc Tây có giá thành cao hơn và ẩn chứa nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, những cách chữa bệnh dư axit dạ dày bằng mẹo dân gian vẫn được nhiều người lựa chọn.
Một số mẹo giảm axit dịch vị, bảo vệ dạ dày có hiệu quả cao phải kể đến như:
- Sử dụng nghệ: Nghệ vàng được biết đến với nhóm hoạt chất curcumin có khả năng trung hòa axit và làm lành vết thương tổn hiệu quả. Do đó, người ta thường sử dụng nghệ kết hợp với mật ong (tăng cường đề kháng, chống viêm) để điều trị dư axit trong dạ dày tốt nhất. Người bệnh nên pha bột nghệ, mật ong vào một cốc nước ấm để uống mỗi ngày 2 lần hoặc trộn nghệ mật ong và vo thành các viên nang để uống. Duy trì khoảng 2 tuần sẽ thấy tình trạng bệnh dạ dày cải thiện đáng kể.
- Lá khôi: Trong lá khôi có chứa rất nhiều Tanin – một thành phần có hiệu quả chống viêm tự nhiên, liền sẹo và giảm sự tăng tiết axit trong dạ dày rất tốt. Do đó, lá khôi hiện nay rất thông dụng trong điều trị bệnh dạ dày – tá tràng. Mỗi ngày, người bệnh nên sắc nước lá khôi uống thay nước để có thể giảm ngay các triệu chứng ợ chua, nóng rát thượng vị, đau nhức khó chịu do axit dư thừa gây ra.
- Chè dây: Chè dây rất giàu hoạt chất Flavonoid, một hoạt chất giúp giảm tiết axit dịch vị và giảm nồng độ axit tự do. Ngoài ra, chè dây còn có công dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp gây viêm và làm dịu cơn đau dạ dày nhanh chóng. Do đó người bệnh có thể uống nước chè dây từ 10 – 15 ngày để chấm dứt những triệu chứng bệnh dạ dày khó chịu.
Chữa dư axit dạ dày bằng Đông y
Tương tự như các mẹo điều trị dư axit dạ dày dân gian, những bài thuốc Đông y cũng là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những ai mong muốn tránh xa các tác dụng phụ của thuốc Tây y. Các bài thuốc Đông y sẽ tập trung vào bồi bổ chính khí, đẩy lùi các nguy cơ xâm nhập gây hại và giảm nhanh các triệu chứng của dư thừa axit dạ dày bao gồm ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nóng trong, trào ngược,…
Một số bài thuốc Đông y giúp có hiệu quả giảm nhanh các biểu hiện của dư thừa axit dạ dày được đánh giá cao như:
Bài thuốc số 1:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Bán hạ và chỉ xác mỗi vị 10g, phòng sâm 20g, trần bì và cam thảo khô mỗi vị 12g, hoài sơn , ngưu tất và cát căn mỗi vị 16g.
- Thực hiện: Đem các vị thuốc làm sạch rồi cho vào ấm sắc để dùng 2 lần/ thang/ 1-2 ngày. Chú ý nước thuốc cần dùng hết trong ngày, bã có thể để lại đến ngày hôm sau để đun lại. Mỗi ngày uống 2 bát thuốc vào sau khi ăn sáng và tối để đạt hiệu quả cao nhất.
Bài thuốc số 2:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Rễ cây rau má 20g, bán hạ và bạch truật mỗi vị 10g, râu ngô 13g, bông mã đề, cam thảo và đương quy mỗi vị 15g.
- Cách dùng: Mỗi một thang thuốc sắc uống trong vòng 2 ngày, mỗi ngày chỉ cần uống vào 2 lần và nhớ dùng sau khi ăn.
Bài thuốc số 3:
- Chuẩn bị: Trần bì 10g, bối mẫu 12g, thược dược 20g, trạch tả và chi tử 15g.
- Cách dùng: Đem các vị thuốc làm sạch và sắc chung với khoảng 2 lít nước rồi đun đến lúc cạn còn 500ml thì chia đều làm 5 phần để uống trong ngày.
Chế độ ăn uống cho người bị dư axit dạ dày
Axit dạ dày có vai trò tiêu hóa thức ăn, thế nhưng, quá nhiều axit khiến hệ tiêu hóa gặp vấn đề và xuất hiện các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, nôn, nóng rát, đầy bụng, hoặc các tổn thương ở dạ dày, thực quản. Để làm giảm axit dạ dày, người bệnh thừa axit dạ dày nên ăn gì, cụ thể như sau:
Bổ sung thực phẩm giúp kiểm soát axit dạ dày
Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong kiềm chế lượng axit dịch vị tiết ra và bảo vệ hệ tiêu hóa, dạ dày khỏe mạnh. Do đó, để kiểm soát lượng axit dư thừa, hãy bổ sung các thực phẩm giúp kiểm soát axit dạ dày như:
- Rau xanh: Các loại rau xanh có nhiều vitamin và chất xơ, vừa giúp bổ sung dinh dưỡng vừa dễ tiêu hóa, ổn định lượng axit dạ dày rất tốt. Do đó, mọi người nên tăng cường ăn nhiều rau xanh (khoảng 50% bữa ăn hàng ngày) để cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày. Các loại rau có thể kiểm soát tốt lượng axit dạ dày bao gồm rau bí, dưa chuột, súp lơ, bắp cải, cải bó xôi,…
- Chất béo lành mạnh: Thay vì các loại chất béo động vật, chất béo no không tốt cho sức khỏe, người bị dư axit dịch vị nên thay thế bằng các chất béo có nguồn gốc thực vật để cơ thể dễ chuyển hóa và bão hòa. Từ đó làm giảm đáng kể lượng axit tiêu hóa chất béo trong dạ dày. Các chất béo lành mạnh thường tìm thấy ở các loại hạt như óc chó, hạt lanh, bơ, các loại dầu chiết xuất từ hạt cải, hạt lanh, ôliu, đậu nành,…
- Trái cây tươi: Trái cây tươi rất tốt cho sức khỏe cũng như dạ dày. Tuy nhiên, người bị dư axit dạ dày nên sử dụng hoa quả một cách có chọn lọc. Nên hạn chế các loại trái cây giàu vitamin C, không dùng quả họ cam quýt hay trái cây có vị chát, thay vào đó nên thử dưa hấu, chuối, táo… để bảo vệ dạ dày.
- Thịt nạc: Thịt nạc có nguồn đạm rất phong phú, vừa giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể vừa giúp khắc chế lượng axit dịch vị. Do đó, cần ưu tiên các loại thịt ít béo, màu nhạt như thịt lợn, thịt gà, thịt vịt. Không nên dùng phần mỡ và da để giảm áp lực tiêu hóa cho dạ dày.
- Các loại đậu đỗ, ngũ cốc: Đậu đỗ rất giàu amino acid và chất xơ, có tác dụng trung hòa acid dạ dày rất tốt. Vì vậy, hãy sử dụng các loại đậu xanh, đậu tương, đậu đen,… nấu mềm khi gặp phải tình trạng dư thừa axit trong dạ dày. Ngoài ra, hãy bổ sung thêm các loại ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, hạt kê, bột yến mạch và hạt lanh để chống lại tác hại của axit dạ dày.
Ăn các thực phẩm không kích thích sản sinh axit dạ dày
Ngoài bổ sung các thực phẩm giúp kiểm soát axit dạ dày, người bệnh có thể ăn thêm các loại trung hòa axit như:
- Sữa: Canxi trong sữa là một khoáng chất kiềm có tác dụng trung hòa acid dạ dày khi tiếp xúc. Do đó, uống sữa mỗi ngày được cho là một trong những biện pháp khắc phục vấn đề axit dạ dày đơn giản mà hiệu quả cao.
- Trà thảo dược: Trà thảo dược tính ôn có tác dụng làm dịu và hạn chế tiết acid dạ dày khá tốt. Vì vậy, nhâm nhi vài ngụm trà ấm mỗi ngày được coi là cách chữa bệnh dư axit dạ dày hiệu quả được nhiều người lựa chọn. Một số loại trà thảo mộc tốt cho dạ dày như trà hoa cúc, trà atiso,…
- Kẹo gừng: Thay vì dùng tinh bột gừng như trong các bài thuốc dân gian trị dư axit dạ dày, mọi người có thể mua kẹo gừng về dùng để giảm axit trong dạ dày, giảm đau bụng hoặc các vấn đề tiêu hóa khác mà không cần phải chế biến phức tạp.
- Táo: Táo và giấm táo có khả năng làm giảm axit trong dạ dày rất tốt nhờ có chứa các axit lành tính và các enzym khỏe mạnh có thể trung hòa acid dạ dày. Do đó, người bệnh nên bổ sung táo làm hoa quả tráng miệng sau các bữa ăn hoặc dùng sinh tố táo, giấm táo trong pha chế, nấu ăn hằng ngày.
- Chuối: Chuối có rất nhiều chất dinh dưỡng, nhất là các loại vitamin B5, B6, B12 có tác dụng trung hòa axit dư thừa trong dạ dày. Đồng thời giúp giảm viêm tấy và sưng phồng đường ruột rất tốt. Vì vậy, hãy tăng cường ăn chuối chín hằng ngày để giảm lượng axit dịch vị, ổn định dạ dày.
- Khoai tây, khoai lang và bí đỏ: Với hàm lượng tinh bột rất cao với tác dụng chuyển hóa glucose, khoai tây, khoai lang và bí đỏ giúp bảo vệ dạ dày, trung hòa lượng axit dư thừa rất tốt. Đồng thời, chúng cũng đem đến tác dụng thanh lọc, giải độc và chữa lành vết viêm loét tuyệt vời cho người dùng.
Thực phẩm cần tránh
Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm tốt trong việc trung hòa và giảm tiết axit dạ dày, người dùng nên tránh các đồ ăn kích thích dạ dày như:
- Thực phẩm giàu chất béo: Chất béo sẽ làm tăng áp lực lên cơ vòng thực quản và thành dạ dày khiến axit dạ dày tăng cao và dễ bị trào ngược lên gây hại cho thực quản.
- Thức ăn cay nóng: Các món ăn chứa nhiều ớt, hành tây, tỏi có thể gây giãn cơ vòng thực quản khiến axit dạ dày dễ trào ngược và gây ợ hơi, ợ nóng, nóng rát thượng vị nghiêm trọng hơn.
- Đồ uống có cồn: Sử dụng đồ uống có cồn với lượng vừa phải có thể kích thích tiêu hóa tốt. Tuy nhiên nếu lạm dụng chúng sẽ gây viêm, loét thực quản, dạ dày và gia tăng lượng axit dịch vị.
- Đồ uống có cafein và các chất kích thích khác: Cafein và các chất kích thích trong đồ uống có thể làm tăng tiết axit dạ dày. Do đó, thay vì dùng cà phê, đồ uống có gas, trà bạc hà… mọi người có thể chuyển sang sử dụng các loại thức uống tốt cho sức khỏe.
- Muối và đường: Sử dụng nhiều muối và đường trong nấu ăn sẽ kích thích gia tăng sản xuất dịch dạ dày, làm axit dư thừa nhiều hơn.
- Các gia vị nặng: Hạt tiêu, ớt, , mùi tạt là những gia vị nặng không tốt cho dạ dày, vì vậy, hãy hạn chế dùng trong khi điều trị dưa thừa axit tiêu hóa.
Lưu ý trong quá trình chữa bệnh dư axit dạ dày
Để loại bỏ lượng axit dạ dày dư thừa, ổn định dạ dày cũng như tăng hiệu quả áp dụng các cách chữa bệnh dư axit dạ dày được giới thiệu ở trên, người bệnh nên chú ý đến một số vấn đề quan trọng khác như:
- Loại bỏ rượu bia khỏi chế độ sinh hoạt để bảo vệ dạ dày cũng như sức khỏe toàn cơ thể.
- Giảm căng thẳng, áp lực vì căng thẳng stress quá mức có thể khiến dây thần kinh và hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng gây ra những vấn đề như táo bón, đầy hơi, xuất huyết dạ dày. Do đó, hướng suy nghĩ đến điều tích cực để hạn chế áp lực lên dạ dày.
- Hạn chế hút thuốc lá để ngăn chặn tác động của Nicotin và các chất độc khác khiến dạ dày tăng cường tiết axit.
- Duy trì ngủ đủ giấc và đúng giờ để cho dạ dày được nghỉ ngơi đầy đủ, từ đó ổn định lượng axit dạ dày.
- Lựa chọn tư thế ngủ thích hợp, nên ngủ nghiêng sang bên trái, hạn chế ngủ ngửa hoặc nằm úp sấp để giảm áp lực lên bao tử.
- Nhai kỹ trước khi nuốt để thức ăn được nghiền nát trước khi chuyển đến dạ dày nhằm làm giảm bớt áp lực đối với dạ dày và tăng lượng enzym tiêu hóa giúp trung hòa axit dịch vị hiệu quả.
- Ăn đúng giờ, không để bụng quá no hoặc quá đói, nên ăn tối trước khi đi ngủ ít nhất từ 3 – 4 tiếng.
Trên đây là các cách chữa bệnh dư axit dạ dày thông dụng và đạt hiệu quả cao nhất, được nhiều người áp dụng. Hãy thử áp dụng ngay các phương pháp này để ổn định chức năng tiêu hóa và lấy lại sức khỏe dạ dày nhanh nhất.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM